[Tut] Hướng dẫn từng bước vẽ tác phẩm painting art Funfair

Tôi thích những bức tranh của mình mô tả những tình huống hài hước hay kì lạ, ví dụ như trong bức tranh “ Funfair” này. Ý tưởng của tác phẩm Funfair xuất hiện khi tôi đang ngồi tại công viên vào một buổi nghỉ trưa của mình. Tôi và một người bạn ngồi ăn kem, có một con côn trùng nhỏ đã đậu trên chiếc kem của cô ấy … Ngay tức khắc, cô ấy nhăn mặt lại trông rất buồn cười và tôi đã phải lưu giữ lại biểu cảm khuôn mặt của cô bằng cách vẽ nó ra!

Bước 1:

Tạo file mới với kích thước là 3000x3000px và độ phân giải 300dpi. Đầu tiên, tôi vẽ phác họa bằng chương trình Photoshop bằng bàn vẽ wacom, tôi chọn brush có kích thước nhỏ, (hình 1). Phần nền và phần vẽ phác họa tôi đặt nằm trong hai layer riêng biệt. Tiếp theo tôi chọn các màu sắc cơ bản mà tôi sẽ sử dụng cho phần phác họa (hình 2). Tôi cố gắng sử dụng các màu sắc thật sặc sỡ để làm nổi bật trạng thái có thật mà bạn thấy trong bức ảnh của tôi.

Bước 2:

Tôi tạo ra một layer mới nằm bên dưới layer phác họa và tô những màu sắc cơ bản mà tôi đã chọn (hình 3). Tạo thêm một layer mới nữa, đánh sáng và đánh bóng cho bức tranh dựa trên những màu sắc đã chọn ngay trên layer mới tạo đó. (hình 4).

Đối với phần này, tôi đã chọn trạng thái của nhân vật là đang ở trong một ngày hè. Tôi đã sử dụng brush với thiết lập đầu cọ tròn và cứng. Để có được độ chuyển đổi mượt mà giữa những màu sắc, tôi thiết lập thuộc tính Other Dynamics và Pen Pressure.

Bước 3:

Đến đây, tôi đã có khung cơ bản để tiếp tục bắt tay đi vào phần chỉnh sửa các chi tiết. Tạo một layer mới –  phải chú ý đảm bảo layer phác họa không bị thay đổi vị trí. Trên lớp mới, tôi bắt đầu vẽ trên các đường nét phác họa –  không quan tâm tới các nét vẽ trên lớp cũ. Tôi bắt đầu với khuôn mặt vì đây là điểm tập trung chính của bức tranh .

Sau khi tạo ra ý tưởng chung cho khuôn mặt của nhân vật, tiếp sau tôi thực hiện trên những chi tiết như mũi, miệng, mắt, răng, và tất nhiên là cả một số đốm tàn nhang, – chi tiết quan trọng đối với một cô gái tuổi teen tóc đỏ đang nổi cáu, tôi sử dụng cùng một thiết lập  cũ nhưng thực hiện chính xác hơn trong giai đoạn này. Đối với các thành phần chi tiết, ví dụ như lông mi hoặc nét vẽ mảnh khác, bạn có thể sử dụng các thiết lập hữu ích: Shape Dynamics (hình 6 và hình 8).

Thiết lập cọ cứng cho chúng ta một nhân vật đẹp như tranh vẽ, không giống như khi sử dụng Airbrush, vì  tính năng này luôn làm bức tranh trông sắc sảo hơn. Sau khi hoàn thành khuôn mặt của cô gái,  tôi bắt đầu làm việc trên những phần còn lại … Bước tiếp theo là mái tóc. Trước đó, tôi thiết lập các màu cơ bản, trong số đó có màu tóc của cô gái. Tăng cường các sắc thái sáng hơn và sẫm màu hơn của màu đỏ. Tôi không muốn các nhân vật của mình trông nghiêm trang và nhàm chán, và vì lý do này, tôi vẽ thêm những lọn tóc lõa xòa. Bằng cách làm mái tóc của cô gái trông như không được chải kỹ và rối, điều này cũng mang lại cho cô một cái nhìn cá tính hơn. Bạn càng sử dụng kỹ thuật đánh sáng và tạo bóng nhiều thì mái tóc sẽ trông càng sáng và óng mượt hơn. Thời điểm này tôi không muốn sử dụng các hiệu ứng tạo cảm giác mái tóc bồng bềnh hơn (hình số 9).

Chuyển sang chi tiết của chú ếch, tôi vẽ những điểm màu vàng sáng ở những nơi mà ánh sáng chiếu vào cơ thể của nó. Bằng cách này toàn thân chú ếch trông ẩm ướt và trơn trượt, và bạn cũng thêm vào các mụn nhọt cho da (hình 10).

Sau đó tôi thực hiện tiếp đến phần cây kem ốc quế. Để có được một bề mặt kem đặc trưng, các nét vẽ phải lộn xộn và tôi sử dụng bộ lọc Unsharpen (hình 11 và hình 12, dùng bộ lọc này trên toàn bộ cây kem). Quan sát một cây kem thật cũng sẽ giúp ích cho bạn khi thực hiện công đoạn này!

Tiếp theo tôi tiến hành vẽ hai bàn tay và quần áo. Bạn có thể vẽ chúng cùng nằm trên một layer hay nằm trên hai layer riêng biệt, xếp các layer này nằm trên layer phác họa. Sau khi vẽ xong những layer này, bạn sẽ không thấy layer phác họa nữa, vì thế layer phác họa cần được ẩn đi và các layer khác cần được ghép lại thành một layer để làm giảm dung lượng file. Tuy nhiên, để dự phòng tôi thường lưu thành các bức hình định dạng jpegs cho từng bước – điều này cũng phụ thuộc vào thói quen làm việc của mỗi người.

Bước 4

Nền của bức tranh cần có để làm bức tranh đẹp hơn, nhưng nó không nên trở thành phần tập trung chính. Bạn nên chọn các màu sắc sáng sủa và rõ rệt để tạo nên cảnh sắc mùa hè như tôi đã miêu tả trước đó. Tôi vẽ một vùng màu xanh và nhấp nhô để diễn tả vùng cây và bụi rậm ( xem hình 13 ).

Tôi tô bằng những sắc độ khác nhau của màu xanh, tôi tô màu dễ dàng bằng công cụ Brush với những thông số tự thiết lập của mình ( hình 14 và hình 15 để biết các thông số ).

Sau cùng, tôi xóa đi một vài nét trên phần nhô ra của bụi cây bằng công cụ Brush tương tự. Để tạo ra độ sâu của bụi cây tôi sử dụng bộ lọc Gaussian blur filter trên những bụi cây. Đằng sau những bụi cây, vòng đu quay được phác họa để làm nổi bật tên và hành động của bức tranh. Và dĩ nhiên, bộ lọc Gaussian blur filter cũng được sử dụng cho chiếc đu quay này. Lớp cuối cùng phác họa bầu trời và những đám mây cũng được vẽ mấp mô.

Bước 5:

Tôi không bao giờ thật sự ngừng việc chỉnh sửa nhân vật: luôn có điểm gì đó cần phải cải thiện và thay đổi. Cách làm hiệu quả nhất là tạo ra một lớp “correction-layer”. Ví dụ như, bằng cách này, tôi có thể thay đổi chùm ánh sáng trong khóe mắt của nhân vật  hoặc thay đổi độ rũ của chiếc áo thun. Để bức tranh hoàn thiện đẹp mắt hơn, tôi vẽ thêm chiếc cột tóc hình xúc xắc màu xanh lá, màu sắc này tạo nên sự tương phản với mái tóc đỏ của cô gái. Và hình minh họa dưới đây là kết quả cuối cùng mà chúng ta có được sau khi thực hiện theo 5 bước hướng dẫn của tôi. ( Hình 17 và hình 18 là kết quả cuối cùng ).

Kết quả

Thanh Bình dịch theo 3Dtotal | RGB.vn