Hãy “tạm quên” câu châm ngôn “less is more” sang một bên và dõi theo một phương pháp tiếp cận mới đó là “more is more”
Hãy nghĩ một cách ngông cuồng, còn không thì thôi. Và đó chắc chắn là câu châm ngôn dành cho maximalist design. Vậy nên hãy tạm gác qua những gì bạn biết về modernism (chủ nghĩa đương đại) và minimalism (chủ nghĩa tối giản), phớt lờ lý lẽ của tính logic và sự hợp lý, để những khoảng trắng tinh tế kia ở ngoài bậu cửa, và hôn chào tạm biệt font chữ Helvetica đi nhé.
Khi đến với maximalist design, nó diễn đạt sự phóng đại và ngông cuồng, vậy nên hãy can đảm với những màu sắc, đùa giỡn với những hoa văn và sáng tạo nên các họa tiết quyến rũ. Hãy cùng RGB.vn tham khảo những cách để bạn tạo nên những thiết kế maximalist đầy ấn tượng dưới đây nha.
01. Hãy can đảm với những màu sắc
Thiết kế maximalist không hề e dè trước những sự kết hợp màu sắc; trên thực tế, màu sắc càng mãnh liệt càng tốt. Hãy sử dụng những gam màu đậm, sáng, bão hòa và thử nghiệm những palette đối nghịch nhau. Đỏ nóng, hồng, và cam đã được chứng minh là các màu maximalist được yêu thích.
‘Doodler chuyên nghiệp’ Hattie Stewart nổi tiếng bởi những sáng tạo màu sắc và sự pha trộn đầy mạnh mẽ trên các bìa tạp chí hào nhoáng. Và đây, cô đã sử dụng một cầu vồng cùng những màu sắc bão hòa bao gồm tím, xanh biển, đỏ và xanh lá trên bìa tạp chí i-Dmagazine.
Thiết kế bìa CD này của Gosia Stalinksi mang không khí của thập niên 80 – và một cái tên cũng mang hơi thở đó. Những đường nét màu đỏ tươi được cân bằng bởi sự tương phản của màu xanh mát lạnh (có lẽ đó là dấu hiệu của từ ‘hot’ và ‘wave’ trên bìa đĩa) và một chút vàng quanh những màu sắc chính.
Bìa của Milk Magazine chắc chắn là phong cách đến từ nhân vật Punky Brewster trong một sitcom thập niên 1980. Đó là ấn phẩm đặc biệt kỉ niệm 10 năm mô tả hai người mẫu nữ mặc bộ quần áo tinh nghịch với màu sắc tương phản đang tạo dáng trên một background màu tung tóe. Để tạo nên hiệu ứng tuyệt vời hơn, tên tờ báo lại được tô trắng ở trên đầu của bức ảnh hỗn loạn đầy màu sắc.
02. Chơi với những hoa văn và họa tiết
Những hoa văn và họa tiết có thể táo bạo và mâu thuẫn hệt như màu sắc khi xuất hiện trong thiết kế maximalist. Tuy nhiên, khi xung đột càng nhiều thì hãy nhất quán các palette hoa văn hoặc nguyên tắc phối màu để đảm bảo thiết kế được hài hòa và đồng nhất.
Một studio thiết kế Pháp Atelier Bingo sử dụng nhiều hoa văn thủ công, để sáng tạo ra một series ảnh mang phong cách Caribbean. Trong khi mỗi hình ảnh đều khác nhau, thì palette màu lại được thống nhất với những cách bố trí thất thường.
Hennessy đã kết hợp với graffiti artist ở New York Futura cho phiên bản giới hạn mới này – nhằm đưa vào các biểu tượng của Hennessy V.S trên nhãn hiệu. Một dây nho viền quanh trong khi các vòng tròn biểu tượng của phiên bản xuất hiện một cách nguệch ngoạc trên nền nhãn hiệu đỏ.
Dĩ nhiên, không phải mọi hoa văn đều phải cân đối và lặp lại. Có những hoa văn không đều, thiếu sự sắp xếp chỉn chu, cân bằng, và hài hòa, giống như artist Steve “ESPO” Powers’ khi remix lại bìa CD mang phong cách minimalist của Kaynye. Palette màu nhất quán giữ cho những hình ảnh riêng lẻ được hài hòa, cũng như tạo nên một bìa đĩa mang phong cách rất tinh nghịch.
03. Lặp lại, lặp lại, và tiếp tục lặp lại
Không gì có thể ấn tượng bằng việc dùng một chút lặp lại để tạo điểm nhấn, đặc biệt khi được sử dụng trong thiết kế maximalist cho các hiệu ứng thẩm mỹ.
Artist và designer Julie Verhoeven đã tạo ra những label ấn tượng này cho Royal College of Art Wine bằng việc sắp xếp lại các yếu tố sinh động màu sắc trên gương mặt một cách khác nhau và lặp lại trên mỗi lon.
Một con gà trống trượt ván chắc chắn trông có vẻ là một ý tưởng lố bịch (mặc dù nó đã được hoàn thành), nhưng khi chuyển nó thành một họa tiết lặp lại và được hiện tốt, bạn có một con gà với đôi chân chắc chắn. Thiết kế bao bì này của Broll và Pracida có màu đỏ đầy mạnh mẽ, xanh biển, và hồng làm điểm nhất để nổi bật trên hình ảnh trắng đen.
Một loạt các hoa văn trái ngược và lặp lại là đặc điểm của dòng bao bì này. Asketic đã tạo ra một “thư viện của những hoa văn hình họa bắt nguồn từ một nơi độc nhất trên thế giới” và mỗi hộp được kết hợp và tương phản giữa 2 hoa văn khác nhau. Tất cả làm điểm nhấn cho màu sắc và tạo nên cảm giác thủ công.
04. Tạo ra những ảo ảnh thị giác
Những ảo ảnh thị giác là nơi nhận thức thị giác của hình ảnh khác biệt khỏi thực tại. Khi được sử dụng trong thiết kế maximalist, ảo ảnh thị giác đánh lừa đôi mắt và buộc não cần thêm thời gian để xử lý hình ảnh.
Kết quả ư? Người xem sẽ cần phải chìm sâu vào sự lộng lẫy của hình ảnh lâu hơn để có thể hiểu được thông điệp và ý nghĩa.
Homa Delvaray đã thiết kế một typography 3D độc đáo tạo nên hiệu ứng thị giác rất tuyệt vời. Phong cách typography của cô ấy không chỉ xen kẽ giữa những chữ nằm và đứng, mà còn được sắp xếp quanh co và bắt chéo trên trang giấy.
Gần như mọi thứ đều được đưa lên trên tác phẩm này của Royal Studio. Nó có cả màu sắc sặc sỡ, và hoa văn đen trắng của ảo ảnh thị giác.
Thiết kế của Pichet Rujivararat cho bìa ấn phẩm ‘Film’ của tạp chí kult chắc chắn khiến bạn phải mất một giây, nếu không thì cũng phải nhìn đến lần thứ ba, thì mới hiệu được ý nghĩa của nó.
Steve Lawler, biên tập của kult, người luôn khuyến khích thiết kế maximalist giải thích, “chúng tôi rất yêu thích thể loại hỗn độn, điên rồ, tối đa trong thiết kế của các artist vì tôi nghĩ nó rất khó để bắt chước.”
05. Lấp đầy trang giấy
Trong khi khoảng trắng và không gian để thở cho thiết kế là một nguyên tắc cứng rắn của thiết kế modernist (hiện đại) và minimalist (tối giản), thì đó cũng là những điều không hề được mong muốn trong thiết kế maximalist. Thiết kết maximalist lấp đầy gần như toàn bộ từng cm một trong trang giấy – và nếu không phải toàn bộ – thì hãy chỉ nên để lại một tí ti khoảng trống không được lấp đầy.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây không phải vấn đề về việc lấp đi khoảng trống trên trang giấy vì một mục đích nào đó. Mà vì đó là tất cả những gì cần thiết trong việc sáng tạo ra những mảng thiết kế có thể tích hợp đầy đủ mọi thứ.
Thiết kế bìa của Evergrunge có thể không có màu sắc tươi sáng như những gì chúng ta hay thấy nhưng chắc chắn là có thừa sự phóng đại và nguồn năng lượng mạnh mẽ của thiết kế maximalist. Hình ảnh bìa gần như ba chiều trong từng cm của trang với những hình họa phức tạp và tỉ mỉ.
Tương tự, Marie Denise Laighton cũng có một thiết kế như vậy. Với cái tên “Anything Goes,’ thiết kế của cô là sự kính trọng dành cho thiết kế hậu hiện đại. Nó bao gồm những trích dẫn từ bậc thầy về Grunge David Carson, những vệt sơn bắn tung tóe, những hình ảnh được chụp và chỉnh sửa, cùng các chữ typography gợi ý.
Có một khoảng không gian trắng trong postcard của Will Miller, nó được xem như là khoảng nghỉ chân cho các mảng typography giữa vô số các loại font và cỡ chữ trong thiết kế này.
06. Tạo layer cho những bức ảnh
Đồ họa tạo lớp (Layered graphics) giúp tạo ra vẻ ngoài dồi dào và cảm giác của thiết kế maximalist. Chúng không chỉ thêm chiều sâu vào trong thiết kế, mà còn là cảm giác điêu tàn. Như Charlotte Rivers miêu tả trong cuốn Maximalism: The Graphic Design of Decadence and Excess của cô, “Chủ nghĩa Maximalism tôn vinh sự ngông cuồng và phóng đại của graphic design.”
Bìa tạp chí IdN này là một thiết kế phù hợp dành cho số báo ca ngợi về thiết kế maximalist. Bức graphic này được xếp lớp và thao tác như cái cách mà chúng xuất hiện để đại diện cho hình ảnh thành phố. Tuy nhiên cách hiểu cuối cùng thì lại phụ thuộc vào người xem.
Đây là hình ảnh miêu tả hành trình của chính Kitkat Pecson ở thành phố New York. Nó mang đặc trưng của những biểu tượng nổi bật trong thành phố cũng như sự liên tưởng đến văn hóa pop và kiến trúc bản xứ, trong khi các đường đổ bóng cũng củng cố thêm cho ý nghĩa của những lớp layer dày đặc trong thiết kế.
Thomas Burden của nhóm We Are Grown Up đã thực hiện thiết kế bìa tài tình đáng kinh ngạc này cho tạp chí N –tạp chí dành cho các chuyến bay của Norwegian Airline, anh đã biến nó thành một cỗ máy pinball ở bối cảnh Budapest.
Cái tên ‘N’ được tích hợp vào thiết kế cùng với nhiều yếu tố khác diễn tả những đặc điểm tượng trưng của Budapest: dòng sông Danube, hồ tắm nước nóng, đường xe điện, bảo tàng House of Terror, và cả một vài lỗ đạn từ chiến tranh.
07. Cắt dán hình ảnh
Trong một lưu ý tương tự, việc sáng tạo trong nghệ thuật cắt dán sẽ giúp bạn “cắt” và “dán” được trái tim bạn đến với nội dung thiết kế. Collage cũng chính là đồ họa tạo lớp khi bạn pha trộn những hình ảnh khác nhau để tạo ra một hình ảnh, ý nghĩa, và thông điệp nhất quán.
Tác phẩm cắt dán mang phong cách maximalist của Ayla Meridian này dành cho nhãn hiệu trang sức Von Mazur. Nó được truyền cảm hứng bởi những khu ổ chuột của Brazil nơi mà các ngôi nhà, giống như tác phẩm cắt dán này, được chồng cái này lên trên cái kia. Tuy nhiên hình ảnh thật sự thì nóng bỏng hơn, gợi nhớ đến văn hóa bãi biển đầy sôi nổi của Brazil.
Hereford College of Arts tổ chức một workshop dành cho nghệ thuật maximalist graphic, nơi mà các sinh viên được nghiên cứu các phương pháp đằng sau thiết kế maximalist và làm ra các tác phẩm trải nghiệm của riêng họ. Leva Luka đã thiết kế những tác phẩm cắt dán tuyệt vời này bằng việc kết hợp lớp hình ảnh thời trang trắng đen với những hình ảnh được cắt ra khác để tạo nên một tầng ý nghĩa mới.
Mặc dù tác phẩm này được làm ra với những lớp graphic 3D, nhưng những lớp hình ảnh vẫn được đặt vào nhiều góc độ với mức độ khác nhau để tạo nên hiệu ứng cắt dán. Jade Stickle đã thiết kế nó cho tấm holiday card của cô và nói rằng “nó được truyền cảm hứng bởi thời trang maximalist của Nhật Bản và những thần tượng như Kyary Pamyu Pamyu hay Sebastian Masuda.”
08. Tưởng tượng
Maximalist thiên nhiều về trí tưởng trượng và phá bỏ giới hạn, việc giúp bạn tạo ra những hình ảnh ảo diệu này chính là màu sắc sặc sỡ, hoa văn phô trương, hình ảnh điêu tàn, và thiết kế tráng lệ. Vì vậy bất cứ khi bạn đang muốn tạo ra một thế giới khác hay một hình ảnh thương hiệu thời trang, hãy để trí tưởng tượng kỳ khôi của bạn thống trị.
Alexander McQueen chắc chắn là một designer biết rõ làm thế nào để tạo ra một thế giới tưởng tượng, và Daryl Feril đã tạo ra thiết kế maximalist này để tôn vinh sự tưởng tượng đó. Palette màu đỏ và đen gây hiệu ứng sâu sắc, hình ảnh minh họa tốt gây ấn tượng, và thiết kế tổng thể rất tinh tế.
Poster ca nhạc này của Laprisamata rất chi tiết, tỉ mỉ và lập dị. Hình ảnh minh họa gợi nhớ đến thiên nhiên cũng như lịch sử con người, với cách sắp xếp của đạo Hồi và lớp họa tiết trung cổ ở trên cùng. Hãy xem phần còn lại trong portfolio của Laprisimata với nhiều thiết kế maximalist kỳ ảo hơn nữa.
Những chuyên gia thiết kế bao bì cho hãng đồ uống có cồn Stranger & Stranger biết làm thế nào để tạo nên những label rất tuyệt vời. Mẫu label này được lấy cảm hứng từ phương pháp sản xuất rượu vang của VML, điều này khiến thiết kế trở nên hài hòa với không khí địa phương. Hình ảnh phức tạp và bùng nổ ghi nhận lòng tôn trọng đối với sự nuôi dưỡng của thiên nhiên.
(– Bài viết do RGB thực hiện. Vui lòng liên hệ tác giả và rgb.vn khi có ý định đăng tải lại bản dịch này)
09. Sử dụng phương pháp tiếp cận hậu hiện đại
Thiết kế chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) đối nghịch với chủ nghĩa hiện đại (modernism) và những nguyên tắc cứng nhắc của nó. Một phương pháp tiếp cận hậu hiện đại – giống như thiết kế maximalist – phớt lờ quy ước truyền thống thiên về đồ họa ấn tượng và vui tươi, nó thường tham khảo các thiết kế mang tính lịch sử hay kết hợp các nền văn hóa quý tộc với văn hóa pop.
Poster của Steve Lawler cho triển lãm House of Mojoko là một cuộc diễu hành cắt dán của văn hóa pop và văn hóa truyền thống. Được chia thành 4 phần, mỗi phần được xếp lớp với các hình ảnh tượng trưng cho “văn hóa phim rác B-movie hòa nhịp cùng văn hóa châu Á truyền thống”
*B-movie: là dòng phim thương mại có ngân sách thấp, không phải dòng phim arthouse.
Mỹ phẩm MAC là một thương hiệu trang điểm sang trọng và phổ biến hàng đầu. Nhà thiết kế thời trang gốc Thượng Hải Chris Chang đã kết hợp với MAC để tạo ra một thiết kế maximalist kỳ lạ bằng phương pháp tiếp cận hậu hiện đại.
Anh kết hợp những màu sắc mạnh mẽ với niềm cảm hứng đến từ “mỹ thuật truyền thống của các bộ lạc thiểu số và trang phục từ các đất nước khác nhau, cũng như một thế giới nghệ thuật luôn chuyển mình” Chang nói, để tạo ra vẻ ngoài của phụ nữ hiện đại.
Graphic Design, Referenced là một hướng dẫn trực quan và đầy đủ thông tin dành cho mảng graphic design, các khoảnh khắc lịch sử, những dự án và các designer có sức ảnh hưởng. Hoa văn màu sắc ngập tràn trên typography của bìa, được thiết kế bởi UnderConsideration, chính là những dự án, khoảnh khắc, và các designer trong quyển sách.
10. Tạo ra sự hỗn độn có sắp xếp
Một cách thú vị nhất khi nghĩ về thiết kế maximalist chính là ‘hỗn độn có trật tự’. Quả thực, màu sắc, hoa văn, sự lặp lại, hình ảnh và nghệ thuật cắt dán đều có thể cùng được sử dụng đến để nắm bắt sự chú ý, thu hút các giác quan và truyền tải một thông điệp.
Designer chuyên chiến thắng các giải thưởng Paula Scher chính là nữ hoàng của thiết kế typography, với công việc phức tạp nhưng cô không bao giờ đánh mất sự hoàn hảo trong thiết kế. Trong một sự án phụ của cô, Paula Scher: Maps, cô đã tạo ra những bản đồ vẽ tay để biến điều nhàm chán trở nên đẹp đẽ. Và thật vậy, đó chính là một sự hỗn độn có trật tự.
Có một ý nghĩa đặc biệt về sự điên rồ đối với catalogue đầy năng lượng First 2015 của Jacob Barrick. “Nguồn cảm hứng đến từ chính bản thân nó,” Jacob nói. “Năm ngoái, mỗi một bản bao gồm bốn bức ảnh của các nghệ sĩ khác nhau.
“Tôi muốn thiết kế của tôi phản ánh bối cảnh của việc mong muốn tất cả các tác phẩm được kết hợp cùng nhau. Sử dụng phong cách đối lập, màu sắc, và yếu tố thiết kế, tôi xây dựng nên một thiết kế bìa đầy năng lượng như những gì nó chứa bên trong.”
Website của Resn là tổ chức được yêu thích khi nó cho ra đời sự hỗn độn có trật tự. Nó có những lớp hình ảnh mạnh mẽ, hoa văn và ảo ảnh thị giác, hình ảnh ẩn dụ ngẫu nhiên, và nội dung khiến nó thật sự tách biệt khỏi những website khác.
ĐẾN LƯỢT BẠN
Cảm giác như bạn cần phá bỏ xiềng xích của chủ nghĩa hiện đại? Vậy thì hãy tối đa sự sáng tạo tiềm ẩn bằng cách thử nghiệm với thiết kế maximalist. Trong khi bạn cần chắc chắn rằng bạn nên dùng nó cho các thương hiệu thích hợp nào để nó có thể cộng hưởng được với người xem, thì trong một thế giới graphic design bị trị vì bởi chủ nghĩa tối giản, phương pháp maximalist chắc chắn sẽ giúp bạn trở nên nổi bật.
Nguồn: designschool.canva | Việt hóa bởi: Chi | Ban biên tập: RGB.vn
Liên hệ tác giả khi đăng tải lại bài viết
Để lại đánh giá