20 góc máy một Nhà Quay Phim cần biết

(Producer) Hầu hết những người mà làm đạo diễn một thời gian có một cách kết nối nhanh với DP của họ. Ví dụ, bạn sẽ thường nghe thấy một đạo diễn nói “Chúng ta sẽ bắt đầu Wide (toàn cảnh) rồi chuyển sang OTS (qua vai) và rồi CU (cận cảnh)”. Các nhân viên đoàn phim có nhiều khả năng thực hiện các thiết lập hàng trăm lần và biết cách làm việc hiệu quả để tạo ra thiết lập bạn muốn. Hầu hết các công việc trên trường quay đều không phải là sáng tạo mà là thực tế. Giống như một hoạt động quân sự diễn ra bình thường. Thiết lập cần làm một cách nhanh chóng, vì vậy trước khi bạn đến trường quay, bạn cần phải nghĩ ra mỗi cảnh bạn cần có. Trong bài viết này, tôi đã đưa vào những cảnh quay cần thiết mà các nhà làm phim có thể sử dụng để làm việc cùng các thành viên một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1. Establishing Shot (Toàn cảnh giới thiệu không gian)

Thông thường là cảnh đầu tiên khán giả nhìn thấy, establishing shot có rất nhiều dạng. Trong hầu hết các ví dụ trong đoạn video này, chúng ta đang xem cảnh trên không. Chỉ cần nghĩ về số lượng phim bắt đầu với một cảnh trên không đi qua mặt nước, hoặc bay trên một thành phố. Mục đích chính của establishing shot là để cho cảm giác về địa điểm hay tông.

Establishing shot không nhất thiết phải có mặt ở đầu một bộ phim, như chúng ta thấy trong cảnh trên không kinh điển này trong phim Shawshank Redemption.

Một loại establishing shot khác trở nên thịnh hành trong những năm gần đây. Ví dụ như trường đoạn tiêu đề trong Fight Club. Để thấy rằng nó không phải chỉ là đến từ bên ngoài rồi vào trong, cảnh establishing shot này bắt đầu từ trong và chuyển ra khỏi não Edward Norton.

2. Extreme Wide Shot (EWS) (cảnh toàn viễn)

Extreme Wide Shot thường được sử dụng để cho thấy một nhân vật ở trong môi trường của nhân vật đó, thường là rất nhỏ. Có nhiều cách sử dụng khác nhau, nhưng chủ yếu là về bối cảnh. Nhân vật của chúng ta ở đâu? Ví dụ, nó có thể được sử dụng để hiệu ứng hài hước, cho thấy một cảnh đặc tả và sau đó đột nhiên sang canh toàn viễn để cho thấy sự tầm thường một nhân vật. Hay sự yếu đuối của nhân vật. Nó cũng có thể là một cách để cho thấy kích thước, ví dụ như Millenium Falcon bên cạnh Death Star.

rgb_creative_producer_goc_may_nha_quay_phim_can_biet

3. Long Shot (LS) hay Wide Shot (WS) – Cảnh toàn

Một cảnh mà thấy toàn bộ cơ thể của một nhân vật hoặc đối tượng. Gần hơn cảnh establishing shot.

4. Medium Shot (MS) (Trung cảnh)

Ở giữa toàn cảnh và cận cảnh, trung cảnh có lẽ là khung hình phổ biến nhất cho hội thoại.

5. Close-Up (CU) (Cận cảnh)

Cảnh cận của một nhân vật không có thể giấu được bất cứ thứ gì. Chúng ta cảm nhận được cảm xúc của họ. Không giống như trung cảnht, cảnh cận thể hiện nhân vật trong cả khung hình, không có bất cứ thứ gì giữa họ và camera. Một cảnh cận cho phép người xem thực sự tập trung vào hành động và phản ứng của một nhân vật trong một cảnh.

6. Extreme Close Up (ECU) (Đặc tả)

Extreme Close Up là một cách để tạo ra quá trình chuyển đổi hay hay để tập trung vào một thứ gì đó. Jonathan Demme sử dụng cảnh close-up của đèn flash trong The Silence of the Lambs để làm chao đảo người xem. Kỹ thuật này cũng được Edgar Wright và P.T. Anderson để chuyển đổi như bên dưới.

7. Pan (Lia)

Pan cho chúng ta cảm giác chuyển động xung quanh và thu tất cả các thông tin trong một cảnh quay trong thời gian thực. Một cách để sử dụng hiệu quả pan là nếu mọi thứ thay đổi trạng thái khi chúng ta lia xoay tròn. Ví dụ, một cảnh có thể thay đổi từ đêm sang ngày, hoặc một nhân vật hoặc nhiều nhân vật có thể đột nhiên xuất hiện. Pan được sử dụng rất tuyệt trong The Revenant khi, như chúng ta quét xung quanh chúng ta có thể thấy thực là người Mỹ bản địa tấn công từ xa. Sau đó, chúng ta quét xung quanh một lần nữa đến các thuyền bị tấn công bằng mũi tên. Nó cũng tạo ra sự hồi hộp vì không biết chuyện gì đang xảy ra ở đầu kia của phần lia. (Vâng, tôi biết đây là một cảnh Steadicam, nhưng nó cũng là một cảnh pan khi di chuyển qua cảnh)

Trong cảnh này từ blowout, Brian De Palma sử dụng thành thạo pan để thể hiện thời gian trôi qua.

8. Zoom

“Không bao giờ sử dụng zoom!” Đây là một cái gì đó mà giáo viên quay phim đầu tiên của tôi nói với tôi. Tất nhiên, sử dụng zoom vẫn được, nhưng chỉ khi bạn cần. Không thể được sử dụng thay thế cho cảnh dolly. Trông có vẻ rẻ tiền. Nhưng zoom chắn chắn có một tác dụng gì đó. Ý tôi là, nếu nó đủ tố cho Kubrick, tôi có thể nói gì đây. Có rất nhiều cách khác nhau để zoom. Một kỹ thuật mà bạn nhìn thấy rất nhiều thời gian gần đây là zoom trong hiệu ứng hình ảnh. Bạn biết đấy, chương trình về Millenium falcon có camera ảo đột nhiên zoom một chút. Bạn thấy ở rất nhiều nơi và Avatar cũng thực hiện điều đó gần như trong mọi cảnh về con tàu hay sinh vật bay.

Zoom giống như một loại B-Movie, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không hiệu quả. Xem một số cảnh zoom của Stanley Kubrick trong The Shining.

Và dĩ nhiên, việc sử dụng zoom của Francis Ford Coppola mang đến một cảm giác tò mò.

9. Static Shot (cảnh tĩnh)

Cố định một camera và không cho phép nó di chuyển có thể khiến một số nhà làm phim đổ mồ hôi. Một trong những cái bẫy lớn nhất chúng ta có thể rơi vào khi là đạo diễn là ý tưởng mà chúng ta phải thể hiện tất cả các thủ thuật hay chúng ta biết. Nhưng cũng giống như một số các diễn viên giỏi nhất biết khi nào không làm gì lại hiệu quả nhất, các đạo diễn giỏi nhất nhất biết khi nào đặt camera trên tripod là hiệu quả nhất. Static Shot có thể có sức mạnh lớn. Tương tự như cảnh dolly, static shot buộc chúng ta phải thực sự chú ý đến những gì đang xảy ra trong một cảnh. Chúng tôi không còn tham gia vào thế giới. Chúng ta đang xem thông qua một cửa sổ trực tiếp vào một thế giới khác. Các diễn viên có thể đi vào và ra khỏi khung hình, nhưng camera vẫn ở yên. Điều này tạo ra một hiện thực siêu thực tương tự như trong tông so với footage cam an ninh nhìn thấy trong rất nhiều phim. Biết rằng một cái gì đó đáng xem được thu trên băng, bạn làm việc chăm chỉ hơn để tìm ra những gì đang xảy ra trong khung hình, chứ không phải được nói cho.

Yorgos Lanthimos là bậc thầy của cố định camera như trong phim của ông Kynodontas.

10. Crane Shot (cảnh cần cẩu)

Một nơi tôi nhìn thấy cảnh crane shot nhiều là trên các chương trình như The Tonight Show, mà họ muốn tạo ra một cảm giác phấn khích và đầy năng lượng. Sử dụng một cần cẩu hoặc jib là một cách rất nhanh để bộ phim của bạn trông chuyên nghiệp hơn. Jib hiện nay khá phổ biến trên trường quay bởi vì nó cho phép bạn tự do di chuyển máy ảnh mà bạn không cần phải có Dolley. Một cách khác để sử dụng crane shot là bắt đầu một cảnh gần với một chủ thể và sau đó kéo lại để xem phản ứng của họ. Một trong những ví dụ tốt nhất là trong Gone With The Wind. Chúng ta bắt đầu với một cảnh close up của Scarlet, và sau đó di chuyển từ từ đi lên và lùi lại với một cảnh extreme wide shot của hàng ngàn binh sĩ nằm trên mặt đất.

Cần cẩu cũng có thể được sử dụng chỉ để di chuyển camera xung quanh một thiết lập mà không cần cắt như trong Le Plaisir của Max Ophüls.

11. Dutch Angle (góc quay nghiêng)

Dutch Angle là một cách rất độc đáo để cho thấy một thứ gì đó trong cảnh biến mất một chút.

12. Point of View (POV) (cảnh hướng nhìn)

Điển hình cho thấy hướng nhìn chính xác của một nhân vật. Trong trường hợp trong Halloween, nhìn từ hướng nhìn của kẻ giết người tạo nên sự căng thẳng trong cảnh đó. Điều này cũng được sử dụng trong Terminator để cho thấy cách bộ não cơ khí của nhân vật xử lý thông tin.

Như các bạn đã biết, bộ phim Hardcore Henry được quay hoàn toàn như là một cảnh POV. Dưới đây là đoạn trailer. Cảnh báo có một chút bạo lực trong phim.

13. Tracking Shots and Long Takes (cảnh theo nhân vật và cú máy dài)

Loại cảnh này có nhiều dạng. Yếu tố liên kết là camera thu các sự kiện trong thời gian thực mà không cần cắt bất cứ thứ gì. Điều này thường là dưới hình thức một tracking shot, nhưng thường có nhiều dạng khác nhau. Một trong những bộ phim nổi tiếng nhất trong thời gian gần đây là Birdman, toàn bộ bộ phim toàn bộ diễn ra trông có vẻ là một long take.

– Quảng cáo –

14. Whip Pan

15. Low Angle Shot (cảnh góc thấp)

Citizen Kane thực sự như là một trường học về phim, nhưng một trong những điều ấn tượng là về việc sử dụng góc quay camera của Welles: những góc quay thấp tuyệt vời. Trong nhiều trường hợp, ông sẽ phải đào xuống sàn đặt camera đủ thấp. Vì vậy, câu hỏi lớn đặt ra là tại sao? Tại sao nó lại những cảnh quay nhìn lên diễn viên lại quan trọng như vậy. Nhiều người đã suy đoán rằng là để cho người xem có một cảm giác sợ nơi chật hẹp. Mặc dù bạn sẽ nghĩ trần nhà sẽ làm cho nhân vật trông to hơn, trong cảnh này chắc chắn cảm thấy như trần nhà chạm gần hai diễn viên.

Mặt khác, rõ ràng trong Star Wars, góc thấp luôn dành cho Darth Vader có nghĩa là để cho thấy sức mạnh của hắn trong cảnh đó. Trong hầu hết các cảnh hắn được quay từ bên dưới khiến khung hìn 6’4 trông đáng sợ hơn.

16. High Angle Shot (cảnh góc cao)

Ngược lại với cảnh góc thấp. Không cần phải nói thì cũng biết loại cảnh này khiến diễn viên nhỏ đi rất nhiều.

17. Over the Shoulder (OTS) (cảnh qua vai)

18. Cutaway Shots (cảnh chèn)

Cutaway Shots được sử dụng để cho thấy các phần khác nhau của một cảnh 360 độ. Những cảnh này được sử dụng bởi các nhà dựng phim vì một số lý do. Một phần cắt có thể được sử dụng để cho thấy nhân vật đang phản ứng lại điều gì. Hoặc đơn giản là để hướng mắt về các khía cạnh khác nhau trong một cảnh. Cutaway shots cũng là một cách hay để giấu phần chỉnh sửa. Dov Simens thường đùa rằng, trong mỗi bộ phim có một cảnh cutaway shot của một chú chó để giấu phần cắt. Vì vậy, luôn luôn có một chú chó dễ thương ở đâu đó trong cảnh mà bạn có thể che đi một phần tệ trong phim.

19. Aerial Shot (cảnh trên không)

Một vài năm trước, quay một cảnh trên không tốn rất nhiều chi phí. Nhưng bây giờ, với sự ra đời của drone, bạn có thể có kết quả cực kỳ chuyên nghiệp. Chỉ một vài ngàn đô la bạn có thể quay hình ảnh trên không tuyệt vời có thể đối đầu với những bộ phim bom tấn mới nhất. Tất nhiên, nếu bạn cần phải làm bất cứ thứ gì đó phức tạp hơn là chỉ bay trên không, có thể bạn sẽ cần phải tìm một nhà điều khiển drone có kinh nghiệm.

20. Floating Dolly Shot

Tôi biết cảnh này không được phát minh bởi Spike Lee, nhưng ông chắc chắn là người khiến nó nổi tiếng. Xem video dưới đây. Trong cảnh này, một nhân vật trên cùng dolly với camera và xuất hiện di chuyển qua cảnh. Đó là một cách rất hiệu quả để thu một khoảnh khắc trong phim nơi mà các nhân vật mơ mộng hoặc di chuyển qua một thời điểm. Tôi luôn nhớ khoảnh khắc trong Malcolm X khi ông đang từ từ đi qua đường phố với camera, nhận thức được số phận của mình đến gần hơn.

Nguồn: Producer.vn

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!