33 bức ảnh tái hiện 21 năm lịch sử của Google

Tháng tới sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2001 vắng bóng Chủ tịch điều hành Eric Schmidt của Google. Sau khi từ chức vào thứ 5 ngày 21/12, ông sẽ lui về làm hậu phương với vai trò Cố vấn kỹ thuật cho công ty mẹ Alphabet và tiếp tục các dự án về khoa học, công nghệ của riêng mình.

Tuy không phải là người sáng lập ra Google nhưng Schmidt lại có vai trò quan trong trong việc đóng góp cho công ty thuở sơ khai, đưa hãng này trở thành “huyền thoại công nghệ” trên toàn cầu. Google.com đang là trang web được truy cập nhiều nhất thế giới, liên kết với hệ điều hành Android phổ biến. Những dự án quảng cáo, kinh doanh dựa trên nền tảng của Google cũng mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ, đóng góp vào tài sản 743 tỷ USD của công ty mẹ Alphabet.

Thế nhưng, ít ai biết rằng Google đã có một khởi đầu rất khiêm tốn, cùng nhìn lại lịch sử 21 năm của công ty qua 34 bức ảnh sau:

Google được thành lập vào năm 1996 nhưng với tên gọi khác

rgb_creative_34bucanhgoogle_1

Công ty được ra đời dựa vào ý tưởng của 2 sinh viên Sergey Brin và Larry Page – là Tiến sĩ trường đại học Stanford. Ban đầu, họ đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là BackRub – một công cụ tìm kiếm cũng như xếp hạng các trang web dựa trên sự liên kết của hàng loạt trang web khác, được tạo ra bởi quá trình có tên gọi PageRank.

Page và Brin đổi tên công cụ tìm kiếm từ BackRub sang Google

rgb_creative_34bucanhgoogle_2

Cái tên BackRub chưa kéo dài được bao lâu thì Sergey Brin và Larry Page đã quyết định đổi thành “googol”- ám chỉ thuật toán có số 1 đầu tiên với 1 trăm số 0 sau đó (10 mũ 100) cũng là số lượng dữ liệu mà họ muốn đạt được. Văn phòng đầu tiên được đặt tại phòng ký túc tại ký túc xá đại học Standford, với cách chơi chữ của riêng mình Page và Brin đã chọn một cái tên quen thuộc và dễ đọc hơn cho công cụ tìm kiếm mới ra đời của họ – Google.

Máy chủ đầu tiên của Google được trang trí với những mảnh xếp hình Lego

rgb_creative_34bucanhgoogle_3

Máy chủ được đặt trong khuôn viên trường Stanford và địa chỉ web ban đầu là google.stanford.edu. Sau đó Brin và Page đã chính thức đăng ký tên miền Google.com vào ngày 15/9/1997.

Thoát khỏi băng tần của Standford, cuối cùng Google và bộ phận CNTT đã khởi động công cụ tìm kiếm của riêng mình

rgb_creative_34bucanhgoogle_4

Page và Brin đã chuyển vị trí của công ty còn non trẻ đến gara để xe của nhà Susan Wojcicki – một nhân viên Google tương lai và Trưởng nhóm YouTube sau này.

Cũng trong khoảng thời gian này, Brin và Page đã nhận được khoản đầu tư 100.000 USD

rgb_creative_34bucanhgoogle_5

Người tài trợ là Andy Bechtolsheim – thành lập ra công ty Sun Microsystems. Bằng số tiền này, Google đánh dấu trụ sở của mình tại nhà để xe vào ngày 4/9/1998.

Trang chủ đầu tiên của Google

rgb_creative_34bucanhgoogle_6

Cả 2 nhà sáng lập Page và Brin đều không có nhiều chuyên môn trong ngôn ngữ lập trình web HTML.

Năm 1999, Google gần như được mua lại bởi Excite – công cụ tìm kiếm hàng đầu tại thời điểm đó

rgb_creative_34bucanhgoogle_7

Excite đã có ý định mua lại Google với giá 750.000 USD tiền mặt bởi Giám đốc điều hành George Bell. Tuy nhiên, thỏa thuận đã thất bại vì các lý do vẫn còn tranh chấp, và Google vẫn tiếp tục con đường của riêng mình.

Vào tháng 3/1999, Google đã chính thức chuyển sang văn phòng tử tế đầu tiên

rgb_creative_34bucanhgoogle_8

Văn phòng được đặt tại đại lộ 165 Đại học ở Palo Alto – cùng tòa nhà với PayPal và Logitech.

Không lâu sau, Google cũng huy động được 25 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm đầu tiên

rgb_creative_34bucanhgoogle_9

Các nhà đầu tư bao gồm Kleiner Perkins Caufield, Byers và Sequoia Capital. Số tiền này có thể giúp các nhà phát triển phần mềm (như những người ở trên) được uống nhiều bia hơn.

Cuối năm 2000, Google ra mắt dịch vụ quảng cáo từ khóa AdWords, trở thành công cụ kiếm tiền khổng lồ

rgb_creative_34bucanhgoogle_10

AdWords (Advertisement keywords) cho phép các doanh nghiệp mua quảng cáo bằng cách liên kết và ưu tiên các cụm từ tìm kiếm. Đến thời điểm này, công cụ tìm kiếm Google trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Vì vậy, AdWords đã mang lại cho công ty một luồng doanh thu ổn định để tiếp tục hiển thị các trang web dưới dạng “.com”, đồng thời ưu tiên cho những start-up muốn được hiển thị tìm kiếm đầu tiên như họ muốn.

Google tiếp tục phát triển mạnh, đưa Brin và Page thành 2 ngôi sao sáng trên bầu trời công nghệ

rgb_creative_34bucanhgoogle_11

Trong khi nhiều công ty công nghệ đã thất bại, Google vẫn tiếp tục đạt được những thành công lớn.

Google tung ra slogan nổi tiếng: “Không làm ác – Don’t be evil”

rgb_creative_34bucanhgoogle_12

Câu khẩu hiệu đầy đủ đã được Google chính thức nêu trong tài liệu đã được kiểm duyệt trước khi công khai đó là: “Đừng làm ác. Chúng tôi tin tưởng về lâu dài, sẽ phục vụ tốt hơn – dưới dạng cổ đông và những hình thức khác. Bởi một công ty có thể làm bất kỳ việc tốt nào cho thế giới, ngay cả khi sẵn sàng bỏ qua lợi ích ngắn hạn của mình”.

Brin và Page mang Eric Schmidt về làm CEO của Google vào năm 2001

rgb_creative_34bucanhgoogle_13

Brin và Page đã tuyển dụng Schmidt, người thay thế vị trí CEO của Page theo sự thúc giục của Sequoia. Việc thuê Schmidt là để tách vai trò của 2 nhà sáng lập ra, với mục đích tập trung vào công nghệ riêng cho Google.

Nhóm các nhà lãnh đạo nới rộng thêm diện tích của Google, ngoài các văn phòng Palo Alto

rgb_creative_34bucanhgoogle_14

Vào năm 2003, Google cho thuê các cơ sở của Silicon Graphics – gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ cũ. Tháng 6 năm 2006, Google đã hoàn toàn mua lại một số thuộc tính của Silicon Graphics, trong đó có Googleplex nổi tiếng của hãng hiện nay tại Mountain View với giá 319 triệu USD.

Googleplex trở thành một biểu tượng của sự thành công tại thung lũng Silicon

rgb_creative_34bucanhgoogle_15

Google đã thiết kế lại Googleplex trở nên kỳ quái hơn với cầu trượt để di chuyển từ tầng này đến tầng khác trong tòa nhà của mình, phá vỡ những không gian làm việc truyền thống.

Công ty công nghệ lớn đầu tiên cung cấp bữa ăn miễn phí cho nhân viên

rgb_creative_34bucanhgoogle_16

Các quán ăn của Google đã trở thành huyền thoại trong văn hóa nơi làm việc của Thung lũng Silicon.

Googleplex xây dựng mô hình khủng long nổi tiếng, được bao phủ bởi những con chim hồng hạc

rgb_creative_34bucanhgoogle_17

Một tin đồn giữa các nhân viên của Google cho biết bức tượng này có ý nghĩa nhắc nhở việc họ sẽ không bị tuyệt chủng.

Google công bố Gmail – một dịch vụ e-mail vào ngày 1/4/2004

rgb_creative_34bucanhgoogle_18

Công ty ban đầu triển khai dịch vụ trong một thử nghiệm beta riêng. Bởi vì thông báo được đưa ra vào ngày Cá tháng tư nên lúc đầu nhiều người vẫn nghĩ đó chỉ là một trò đùa vui.

Google công bố mỗi cổ phần trị giá 85 USD vào ngày 19/8/2004

rgb_creative_34bucanhgoogle_19

Bây giờ, mỗi cổ phần của công ty mẹ Alphabet của Google đã lên tới 1000 USD.

Sau đợt phát hành cổ phiếu (IPO) lần đầu, Google bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh tìm kiếm

rgb_creative_34bucanhgoogle_20

Google lần đầu tung ra các sản phẩm kinh doanh của mình bao gồm Google Docs và Google Maps.

Năm 2005, Google đã mua Android, một start-up nhỏ mà tạo nên hệ điều hành cho máy ảnh kỹ thuật số

rgb_creative_34bucanhgoogle_2q

Phần mềm của start-up này là nền tảng để xây dựng nên hệ điều hành Android, dưới sự dẫn dắt của cha đẻ Andy Rubin.

Năm 2006, công ty mua lại trang video lớn nhất YouTube với giá 1,65 tỷ USD

rgb_creative_34bucanhgoogle_21

Tuy nhiên vào thời điểm này, YouTube chỉ là một trang web chia sẻ video hoàn toàn mới được thành lập bởi một loạt các nhân viên của PayPal trước đây.

YouTube có trung tâm dữ liệu nằm ở Dalles, bên bờ Sông Columbia thuộc tiểu bang Oregon, Mỹ

rgb_creative_34bucanhgoogle_22

Tại cơ sở Oregon, Google trang trí các trung tâm dữ liệu thật bắt mắt, với mục đích giảm căng thẳng lúc làm việc cho các nhân viên

rgb_creative_34bucanhgoogle_23

Google trở thành một cụm từ phổ biến nhất

rgb_creative_34bucanhgoogle_24

Thậm chí, mọi người đã dùng “googling” như một động từ thay vì nói “tìm kiếm trên internet”. Tháng 6/2006, Merriam Webster chính thức thêm động từ “Google” vào từ điển.

Năm 2008, điện thoại thông minh Android đầu tiên đã được bán ra

rgb_creative_34bucanhgoogle_25

Điện thoại HTC Dream là sự khởi đầu của một làn sóng smartphone của Google. Để có ngày hôm nay, Android là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới.

Cùng năm, Google giới thiệu trình duyệt web Chrome

rgb_creative_34bucanhgoogle_26

Thiết kế Chrome đã tăng số lượng người sử dụng Google trông thấy, công ty muốn đảm bảo rằng mọi người sẽ tiếp tục sử dụng các sản phẩm cũng như xem quảng cáo của mình trên mọi thiết bị.

Schmidt đã từ chức CEO Google vào năm 2011 nhưng vẫn giữ vị trí điều hành của mình trong nhóm 3 người

rgb_creative_34bucanhgoogle_27

Schmidt trên cương vị là là Chủ tịch điều hành của Google, để tư vấn cho Page và Brin. Sau đó, Page lại tiếp tục tiếp nhận là giám đốc điều hành của Google.

Dưới sự tiếp quản của Page, những ý tưởng xa vời lại nảy ra

rgb_creative_34bucanhgoogle_28

Đáng chú ý nhất, vào năm 2010 Google công bố công nghệ xe hơi tự lái lần đầu tiên.

Kính mắt thông minh Glass của Google tiếp tục ra đời vào năm 2012

rgb_creative_34bucanhgoogle_29

Google Glass được coi là một máy tính thu nhỏ có thể đeo để hiển thị thông tin trong tầm nhìn của bạn, tuy nhiên nó lại không đạt được những thành quả mà công ty hy vọng hy vọng.

Google tiếp tục những thí nghiệm mới trong các dự án trên tất cả các lĩnh vực

rgb_creative_34bucanhgoogle_30

Ví dụ như loại kính áp tròng có thể đo mức độ đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường.

Năm 2015 Google đã cải tổ lại cơ cấu tổ chức, hình thành công ty mẹ Alphabet

rgb_creative_34bucanhgoogle_31

Brin, Page, và Schmidt thành lập Alphabet như là một công ty cổ phần và biến Google thành một trong những công ty con mà tập đoàn sở hữu, Page lại trở thành CEO của Alphabet.

Sundar Pichai – người đứng đầu Google Chrome trở thành CEO của Google

rgb_creative_34bucanhgoogle_32

Bắt đầu từ đây, Pichai đã phụ trách những mảng kinh doanh quan trọng trong tương lai và đưa lại lợi nhuận lớn cho Alphabet. Dưới thời, Google cũng có những bước tiến lớn vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Và giờ đây, Schmidt đang bước ra khỏi chiếc ghế Chủ tịch điều hành của Alphabet

rgb_creative_34bucanhgoogle_33

Schmidt vẫn là “cố vấn kỹ thuật” và là cổ đông chính của Alphabet, những năm qua ông dường như đã chứng kiến tất cả những biến cố lịch sử của Google, kể từ khi chỉ mới có vài trăm nhân viên đến một huyền thoại công nghệ như ngày nay.

Theo: ICT News

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!