Làm thế nào để có thể biết thiết kế đó đẹp hay xấu? Vậy đẹp ở đây được định nghĩa như thế nào?
Việc đánh giá chất lượng thiết kế có thể sẽ chủ quan và các tiêu chuẩn có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hình hoặc mục đích của thiết kế. Nhưng cuối cùng thì các thiết kế đều được tạo ra nhằm truyền tải thông điệp và đạt được kết quả cụ thể. Hình thức đương nhiên là một yếu tố rất quan trọng của thiết kế, tuy nhiên nếu chỉ có một mình nó thì cũng chẳng thể nào tạo ra thiết kế hiệu quả được.
Để biết được liệu rằng thiết kế của bạn đã ổn hay chưa, bạn cần hiểu rõ các thành tố của các phương thức giao tiếp thị giác tốt và đánh giá thiết kế không dựa trên tính trừu tượng hoặc những cảm giác chủ quan. Với suy nghĩ đó, đây chính là một trong những câu hỏi để bạn có thể cân nhắc khi đánh giá chất lượng thiết kế đồ họa.
[quote]1. Thiết kế có đáp ứng được mục đích nó được tạo ra không?[/quote]
Hãy bắt đầu với những nguyên tắc cơ bản như: Thiết kế cần đạt được điều gì? Nếu đó là một thiết kế logo, nó cần là hình ảnh đại diện và kết nối với tên thương hiệu. Nếu đó là một trang landing page, bạn cần cố gắng thuyết phục khách hàng nhấp vào biểu tượng “Mua hàng” hoặc đăng kí email nhận bản tin.
Thiết kế là một tiến trình giải quyết vấn đề với các giải pháp thị giác – đó là lí do tại sao bạn cần đảm bảo chúng đại diện cho tất cả thông tin liên quan nhằm truyền tải thông điệp hoặc buộc đọc giả phải chú tâm đến chúng. Nội dung luôn là mấu chốt, nhưng bạn cũng nên đạt được sự cân bằng giữa việc giúp cho khán giả hiểu được thương hiệu của bạn và không làm cho họ choáng ngợp bởi quá nhiều thông tin trong một thiết kế.
Ví dụ, mục đích thiết kế của trang landing page trên đây là tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng và nhận diện thương hiệu. Nó bao gồm các đường dẫn đến tất cả thông tin liên quan về sản phẩm sắp ra mắt, với điểm nhấn thị giác quan trọng nhất là ô điền email của các khách hàng tiềm năng. Cực kì đơn giản nhưng cũng cực kì hiệu quả, nó lại giải quyết được vấn đề về việc kết nối email của người dùng trước khi ra mắt sản phẩm mới. Do đó, thiết kế cần đạt được mục tiêu cơ bản nhất, sau đó mới nói đến những điều khác.
[quote]2. Thông điệp truyền tải có dễ hiểu không?[/quote]
Một thiết kế đẹp sẽ đảm bảo thông điệp của bạn ngay lập tức được khách hàng nhận diện qua ánh nhìn của họ. Một thiết kế đẹp sẽ có một điểm trọng tâm ví dụ như một tiêu đề lớn, in đậm (giống như tựa sách trên minh họa ở trên) – một thứ gì đó có thể bắt ánh nhìn và sự thu hút của họ.
Hệ thống phân cấp thị giác của thiết kế xác định việc người đọc nên đọc từ hướng nào. Hầu hết trong văn hóa đọc, hệ thống phân cấp thị giác sẽ là từ trên xuống và từ trái qua phải (giống như trang miền Turbo Tax dưới dây).
Trên hết, văn bản cần phải dễ đọc, với các nguyên tắc thiết kế và kiểu chữ được xử lý tốt đảm bảo người xem có thể đọc nó nhanh chóng và dễ dàng. Trong thời đại kỹ thuật số hiện tại, sự chú ý của chúng ta sẽ bị hạn chế rất nhiều, do đó, không có lí do gì chúng ta lại nhìn quá lâu vào một thiết kế mất quá nhiều thời gian để đọc thông tin.
Các lỗi về kiểu chữ như: sử dụng quá nhiều phông chữ hoặc kiểu chữ không đẹp, hệ thống phân cấp thị giác tệ hay không đủ khoảng trắng cần thiết sẽ khiến thiết kế của bạn trông kém chuyên nghiệp và khó hiểu.
Yêu cầu các nhà thiết kế đáp ứng đầy đủ văn bản và hình ảnh trên thiết kế quả là rất hấp dẫn đấy. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng việc đưa vào nhiều khoảng trắng sẽ làm tăng khả năng đọc và sử dụng. Lưới bố cục, sự tương phản, căn chỉnh và hệ thống phân cấp thị giác mạnh mẽ trong thiết kế menu bên trái giúp thiết kế trở nên bóng bẩy và dễ đọc hơn.
Một khi xác định được thông điệp thiết kế đã dễ hiểu, hãy nhớ chúng cũng cần cân bằng giữa hình thức và chức năng trong thiết kế. Nếu hình thức làm rối thông điệp, thiết kế của bạn cũng vô nghĩa mà thôi.
Rất nhiều thiết kế thành công tuy không quá lộng lẫy trong hình thức nhưng mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Không ai nói trang miền Craigslist là trang miền đẹp nhất trên thế giới, tuy nhiên thiết kế của họ rất hữu dụng và dễ hiểu, và kết quả là họ trở thành một công ty cực kỳ thành công.
[quote]3. Nó có đạt được yếu tố thẩm mỹ hay không?[/quote]
Đây có thể được xem là phần chủ quan nhất trong việc đánh giá thiết kế đồ họa. Có thể thứ này sẽ lôi cuốn đối với người này nhưng lại trở nên nhàm chán, xấu xí đối với người khác. Nhìn chung, bất cứ nhà thiết kế nào cũng muốn tác phẩm của mình trông xinh đẹp bởi vì nó khiến họ chuyên nghiệp hơn và để lại ấn tượng sâu sắc hơn trong mắt khán giả.
Các thiết kế đạt yêu cầu thẩm mỹ luôn luôn có bố cục, kết cấu và bảng màu sắc tuyệt vời (như thiết kế ở trên của Spotify). Đồng hành cùng chiến dịch nổi bật và rực rỡ chính là những hình ảnh xinh đẹp được đính kèm và dễ dàng chia sẻ. Điểm nhấn chính là các hình ảnh của nghệ sĩ, đi cùng là các chỉ số cụ thể, bố cục rõ ràng, màu sắc hài hòa và tươi sáng tạo nên một thiết kế tuyệt đẹp.
Một thiết kế thành công có thể vì những nguyên tắc thiết kế cơ bản đã được vận dụng một cách hiệu quả. Thiết kế poster phim dưới đây thu hút sự chú ý của người xem bởi điểm nhấn là hình ảnh tương phản cao của nhân vật trọng tâm, bố cục và đối xứng cân đối, việc sử dụng tốt khoảng trắng cũng như văn bản và hình ảnh kéo người xem vào vị trí trung tâm.
Thiết kế đẹp không ngại thách thức thời gian, nhưng nó có thể hữu ích hơn khi tận dụng lợi thế vẻ ngoài hợp thời trong các thiết kế mang tính tạm thời như poster hoặc tờ rơi. Còn nếu đó là một thiết kế logo, bạn sẽ mong muốn nó mang hiệu ứng lâu dài, không bị lỗi thời trong một năm.
Cuối cùng, xu hướng thẩm mỹ sẽ đến và đi dù bạn có muốn hay không, nhưng đừng vì vậy mà lạc lối vào một thiết kế bất kì khiến bạn mất tập trung vào việc định vị bản thân và truyền đạt thương hiệu.
[quote]4. Phong cách của bạn đã phù hợp với khán giả chưa?[/quote]
Đa phần thì bạn không được thiết kế cho chính bản thân mình mà là hi vọng tạo ra thiết kế thu hút một lượng khán giả cụ thể. Họ không thể lúc nào cũng giải thích được tại sao thiết kế lại cộng hưởng với họ nhưng họ luôn có những kì vọng cụ thể thiết kế sẽ trông như thế nào.
Cụ thể, một bảng màu cầu vồng sẽ không phù hợp cho một trang miền tài chính bởi vì hầu hết khách hàng đều đang tìm kiếm một nhà tư vấn có thể làm họ an tâm và tin tưởng. Vì thế, một gam màu ôn hòa hoặc giảm tông (như thiết kế ở trên) sẽ phù hợp hơn.
Ngược lại, các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em thích những màu sắc tươi sáng hơn, do đó sẽ có tác dụng hơn khi sử dụng những thiết kế đầy màu sắc.
[quote]5. Thiết kế có mang tính độc quyền hay không?[/quote]
Mọi thứ đều không mang tính độc đáo riêng, tuy nhiên điều quan trọng phải luôn nhớ chính là tránh vi phạm bản quyền, cố gắng hết mình cho sự sáng tạo và giúp thương hiệu đứng vững giữa cuộc chiến cạnh tranh.
Ý nghĩa của tính độc quyền phụ thuộc vào loại hình thiết kế bạn đang làm việc. Nếu đó là một thiết kế logo, tốt hơn là bạn nên chắc chắn nó càng độc nhất càng tốt bởi vì bạn cần đăng kí nhãn hiệu này và tức nhiên nó sẽ bị từ chối nếu bạn sử dụng thiết kế sao chép hoặc trông giống nhãn hiệu đang có. Ngay cả những công ty lớn như Airbnb cũng từng trải qua việc giải quyết nhãn hiệu tương tự như thế.
Thật khó khăn khi tạo ra một thiết kế logo đơn giản nhưng nổi bật và độc đáo không giống với bất kì thiết kế logo đang có bởi vì rất nhiều ý tưởng đã được thực hiện và đăng kí nhãn hiệu độc quyền. Nếu một nhà thiết kế tạo ra logo trông giống thiết kế hiện có, cũng không hẳn là họ sao chép nó mà bởi vì có một số ý tưởng rất phổ biến. Đó là lí do tại sao bạn cần nghiên cứu kĩ các thiết kế khác trên thị trường và tránh các thiết kế mang tính chung chung.
Tính độc quyền cũng bao hàm việc bạn truyền một chút nguồn sáng tạo vào thiết kế, như việc một ý tưởng thông minh khơi gợi lên dịch vụ của thương hiệu.
Những loại hình khác của thiết kế như banner hay brochure cũng có thể kèm theo hình ảnh, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể thuê thiếp ảnh gia chụp những bức ảnh theo ý mình. Đó là lúc bạn nên nghĩ đến việc sử dụng kho lưu trữ nhiếp ảnh (stock photography) – tuy không độc quyền nhưng có thể làm nổi bật thiết kế của bạn, chỉ cần đảm bảo rằng bạn mua bản quyền đầy đủ để tránh các rắc rối về sau.
Sẽ thật tuyệt vời khi có sự tự do sáng tạo và nguồn tài nguyên kỹ thuật tuyệt đối để tạo ra các thiết kế độc đáo nhất, tuy nhiên điều quan trọng nên nhớ là có rất nhiều quy ước quan trọng về thiết kế trang miền mà người dùng hi vọng trải nghiệm trực giác đối với một thiết kế.
Một số người sẽ tranh luận rằng tính độc quyền không tồn tại bởi tất cả mọi thứ đều là sự pha trộn của những thứ khác, nhưng quan trọng nhất là hãy cố gắng sáng tạo hết mức có thể để tạo được sự thích thú đối với khán giả so với những tác phẩm khác.
[quote]6. Chất lượng thiết kế là sự nỗ lực cộng hưởng[/quote]
Thiết kế tuyệt vời có thể tạo ra giá trị tuyệt vời cho doanh nghiệp, nhưng nó không tạo ra được phép màu. Thiết kế dù tốt như thế nào cũng trở thành vô nghĩa nếu bạn gửi tờ rơi sai đối tượng khách hàng hoặc dùng thông điệp không phù hợp. Một thiết kế đẹp sẽ không hiệu quả nếu sản phẩm bị lỗi hoặc thông điệp bị sai. Tương tự như thế, hiệu suất bán hàng kém không phải lúc nào cũng phản ánh lí do từ chất lượng thiết kế.
Trong thực tế, có rất nhiều phương pháp đo lường hiệu suất của một thiết kế, như các trang miền thử nghiệm A/B, các nhóm tập trung sản phẩm, sự tương tác đối với phương tiện truyền thông và doanh số bán hàng. Tuy nhiên, không phải mọi người đều có thể trải nghiệm sản phẩm trước khi quyết định sử dụng nó.
Đây chính là lúc bạn tận dụng tối đa sự hiểu biết của nhà thiết kế bạn cộng tác cùng, bởi vì rất nhiều người trong số họ có kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và chiến lược thương hiệu cũng như thiết kế. Một nhà thiết kế tài ba sẽ giải thích về những quyết định thiết kế của họ và tận dụng tốt nhất các thành tố. Nếu bạn làm việc cùng một nhà thiết kế như thế nhằm tạo ra sản phẩm độc đáo, xinh đẹp, hãy nhớ tận dụng hiệu quả sự cộng tác này nhé.
Để lại đánh giá