Tại thị trường Việt Nam hiện nay, cái nhìn về ngành Motion Design vẫn còn nhiều bất cập ở cả tư duy, hình thức thể hiện hay nội dung và giá trị thực sự. Trước kia, thuật ngữ này còn bị nhầm lẫn là một phần nhỏ của Animation hoặc của VFX, nhưng với sự phát triển như vũ bão, cho đến nay Motion Design thực sự là một ngành công nghiệp chuyên biệt mà dựa vào đó các Motion Designer có thể thỏa thích sử dụng các kỹ năng của mình ở đa dạng các lĩnh vực của ngành thiết kế sáng tạo. Một Motion Designer được định nghĩa như một nhà thiết kế sử dụng một dạng “ngôn ngữ đặc biệt” bằng hình ảnh để truyền cảm hứng cho người xem thông qua hiệu ứng chuyển động hấp dẫn và mô tả được nội dung thông điệp mà sản phẩm muốn truyền tải.
Để trở thành một “lão làng” trong ngành, đối với một Motion Designer ngoài khả năng xử lí đồ họa không thể thiếu các kiến thức về công nghệ, nghe có vẻ buồn cười, nhưng thật ra đó chính là mấu chốt quan trọng bậc nhất để hỗ trợ công việc của một người người thiết kế đồ họa chuyển động.
Do tiến trình chuyển đổi không ngừng từ kỹ thuật hoạt hình 2D truyền thống sang kỹ thuật đồ họa vi tính 3D, công việc “khó nhằn” của một motion designer không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các hiệu ứng ở các phần mềm có sẵn, mà nó đã chuyển mình lên hướng phát triển hàng tá (thậm chí hàng trăm) khung hình chuyển động cho từng bộ phận khác nhau của một nhân vật, với ti tỉ các công cụ khác nhau mà motion designer có thể sử dụng. Đối với các “newbie” mới tập tễnh bước vào ngành, việc vừa xem hướng dẫn vừa thực hành sẽ cần chuyển đổi qua lại ứng dụng trên cùng một thiết bị khá mất thời gian. Lúc này, việc am hiểu về công nghệ để trang bị và sử dụng một cách chuẩn các công cụ, phần mềm là điều hết sức cần thiết không chỉ đảm bảo công việc được thực hiện một cách mượt mà mà còn hỗ trợ rất nhiều trong việc đơn giản hóa các bước làm việc cũng như các thiết bị phục vụ cho công việc.
— “Siêu phẩm” ZenBook Pro Duo với tính năng hai màn hình độc nhất trên thị trường hiện nay.
Một thói quen thường thấy của các designers là đầu tư quá nhiều các thiết bị hỗ trợ, khiến không gian làm việc chật chội, quá trình xử lí công việc không được tối ưu hóa, nhất là khoảng chi phí bỏ ra để có một workstation ưng ý là không hề nhỏ. Khi trang bị được một workstation tương đối, gần như đó sẽ là vị trí cố định mà các Motion Designers “hành nghề”, vô hình chung điều đó khiến khả năng sáng tạo trong công việc bị kìm hãm rất nhiều do không phải ai cũng thật sự thỏa mãn với với việc làm việc trong một không gian cố định.
Các kỹ năng hoàn toàn có thể dần hoàn thiện qua học tập và rút kinh nghiệm nhưng câu chuyện đằng sau một người làm sáng tạo đều nằm ở tư duy, cảm nhận hình ảnh nhạy bén và sáng tạo, đặc biệt hơn nữa đó chính là nguồn cảm hứng, điều luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố mang tính chất cảm quan. Nếu nhàm chán với chính không gian làm việc của mình, bạn đang tự bào mòn năng lực sáng tạo và trí tưởng tượng để phát triển bản thân.
— Work station “thu bé lại” chỉ bằng một siêu phẩm là ao ước của rất nhiều motion designers
Đã là thói quen làm việc thì đó là đặc thù và không dễ thay đổi do đó những người làm sáng tạo thường có xu hướng tìm những thiết bị và công cụ hỗ trợ thói quen làm việc của mình nhiều hơn là thay đổi nó. Đó cũng chính là định hướng mà các nhãn hàng công nghệ đang theo đuổi, đi đầu chính là nhãn hàng ASUS khi cho ra đời dòng sản phẩm ZenBook Pro Duo UX581 dành riêng cho người làm sáng tạo, sự kết hợp giữa công nghệ tiên phong khi trang bị 2 màn hình trên một chiếc laptop để đem đến trải nghiệm tối ưu cho thói quen làm việc của người làm sáng tạo.
Bằng cách thích nghi với thói quen làm việc của người làm sáng tạo, ZenBook Pro Duo tối ưu không gian làm việc, tích hợp mọi thứ người làm thiết kế cần chỉ trong một thiết bị nhỏ gọn, thuận tiện cho việc di chuyển. Cấu hình khủng với RAM 32GB, đồ họa RTX 2060, bộ nhớ 1T SSD cùng màn hình OLED 4K, chiếc máy này có thể thay thế một workstation cơ bản với tinh linh động vượt bậc, điều mà chưa có dòng máy tính nào trên thị trường có thể làm được . Đây cũng được coi như một sự thích nghi không hề nhỏ của ASUS để phát triển ngành công nghiệp Motion Design tại Việt Nam.
— Motion Designer Leo Đinh là một trong số những người đầu tiên tại Việt Nam trải nghiệm dòng sản phẩm ASUS ZenBook Pro Duo UX581.
Leo Đinh – một trong những Motion Designer đầu tiên tại Việt Nam trải nghiệm sản phẩm Zenbook Pro Duo từng chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện workshop chuyên đề cho giới Motion Designers, Leo rất phấn khởi khi được ưu ái là một trong những người đầu tiên tại Việt Nam được trải nghiệm sản phẩm laptop ZenBook Pro Duo UX581 đến từ ASUS. Đây là dòng sản phẩm laptop 2 màn hình cực kì thích hợp dành cho những người làm sáng tạo như Leo cũng như các bạn designers, creative khác. Leo khá bất ngờ vì đây là bởi cấu hình máy cực mạnh, đi kèm với màn hình thứ hai Screenpad Plus khá độc đáo, một đặc điểm khá đặc biệt mà chưa sản phẩm laptop nào có tại thị trường Việt Nam.”
Ngày nay, thiết kế đồ họa chuyển động đều được làm trên máy tính, vì vậy quan trọng là bạn phải có đủ những kỹ năng cần thiết kèm những thiết bị hỗ trợ tối ưu cho thói quen làm việc của mình. Có rất nhiều phương pháp để một người nghệ nhân đồ họa chuyển động có thể tìm ra lối đi riêng và phong cách cho mình trong ngành công nghiệp này. Một trong số đó chính là thói quen tự do sáng tạo theo sở thích và không giới hạn bản thân mình bởi bất cứ điều gì. Sáng tạo nói chung mà Motion Design nói riêng đang ngày một tăng tốc không ngừng nghỉ, khắc nghiệt nhưng đam mê, chính vì thế hãy cố gắng chọn cho mình “người đồng hành” thích hợp nhất để cùng bạn ghi dấu ấn trên con đường mà mình đã chọn.
Để lại đánh giá