Bạn có thể được nghe nói rằng màu hồng Millennial đã lỗi thời, nhưng liệu có ai biết được một phiên bản biến đổi của nó đã có nguồn gốc xa xôi hơn?
Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Úc, Nhật và Hoa Kỳ đã phát hiện ra thứ được cho là màu cổ nhất trên thế giới: màu hồng tươi (bright color).
Các sắc tố cổ đại này được khai quật từ những tảng đá có niên đại 1.1 tỷ năm nằm dưới sa mạc Sahara, tại lưu vực Taoudeni của Mauritania, Tây Phi – nơi từng là một đại dương thời tiền sử. Màu hồng này cổ hơn nửa tỷ năm so với những sắc tố được tìm thấy trước đây.
Tiến sĩ Nur Gueneli, người đứng đầu công trình phân tích cho luận văn tiến sĩ của cô ở Đại học Quốc gia Úc, mô tả những sắc tố này là “hóa thạch phân tử” của chất diệp lục được tạo ra bởi các sinh vật biển có khả năng quang hợp đã bị tuyệt chủng rất lâu.
Khi tập hợp lại, những hóa thạch này biến đổi từ màu đỏ tươi đến màu tím thẫm. Nhưng 1 khi được nghiền thành bột, chiết xuất và pha loãng, chúng trở thành màu hồng tươi.
Bên cạnh phương diện thẩm mỹ, các nhà nghiên cứu nói rằng việc phát hiện ra những sắc tố này có thể cho thấy lý do tại sao phải mất hàng triệu năm trước khi Trái Đất nhìn thấy dấu hiệu đầu tiên của sự sống động vật. Nơi những tảng đá mà từ đó màu hồng tươi được chiết xuất từ các sinh vật cổ đại mang tên vi khuẩn lam, vốn đã chi phối phần đáy của chuỗi thức ăn khi đó. Tuy nhiên, chúng quá nhỏ để nuôi dưỡng các sinh vật lớn hơn.
Các đại dương có chứa vi khuẩn lam đã bị xóa sổ chỉ cách đây 650 triệu năm, mở đường cho các loài tảo, vốn lớn hơn gấp 1,000 lần. Loài vi sinh vật mới này đủ lớn để “cung cấp năng lượng cần thiết cho sự tiến hóa của các hệ sinh thái phức hợp, nơi những động vật lớn bao gồm cả con người, có thể phát triển mạnh mẽ trên Trái Đất,” (trích từ nhà nghiên cứu cấp cao, Phó Giáo sư Jochen Brocks.)
Để lại đánh giá