Ai cũng có thể thấy rằng những người có cá tính mạnh và nổi bật trên mạng xã hội thì sẽ dễ gây được nhiều sự chú ý, đặc biệt là trong giới thiết kế. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn là một nhà thiết kế introvert (tính cách hướng nội), không thích hoặc ngại việc quảng bá thương hiệu của mình? Bài viết dưới đây chia sẻ kinh nghiệm từ Sabrina Hall, giám đốc nghệ thuật của Scholastic, cũng là một người có tính cách hướng nội.
Tôi là một người ít nói. Hồi còn đi học, rất hiếm khi nào tôi giơ tay phát biểu, không phải vì tôi không biết câu trả lời, mà là tôi không muốn thấy mọi người nhìn vào mình khi tôi nói.
Đối với tôi, là một người hướng nội không tốt hơn cũng chẳng tệ hơn một người hướng ngoại, chỉ khác là tôi tương tác với thế giới theo cách đòi hỏi nhiều năng lượng hơn và cần nhiều thời gian một mình hơn để tự nạp lại năng lượng.
Nếu như có một thứ luôn thách thức chính bản thân tôi thì đó chính là việc tự quảng bá bản thân. Là một nhà thiết kế, tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của sự hiện diện và dễ tiếp cận. Nhưng cái ý tưởng phải làm nổi bật bản thân trên thế giới ảo luôn khiến tôi lo sợ. Làm sao mà tôi có thể nói về những tác phẩm của mình cơ chứ khi tôi không hề muốn mình là tâm điểm của sự chú ý?
Trước khi tôi bắt đầu mọi thứ, giới thiết kế trên mạng xã hội trông như một cuộc thi xem ai là người có được nhiều “likes” nhất vậy. Giờ đây, sau 5 năm kể từ bài đăng đầu tiên của tôi trên Twitter, tôi xem mạng xã hội là một nơi để xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa với nhiều người hơn.
Và đây là những kinh nghiệm mà tôi đút kết được, các bạn có thể tham khảo và lựa chọn để phù hợp với bản thân.
Nghiên cứu về nhiều nền tảng online khác nhau là bước đầu tiên giúp tôi nhận ra cách tôi muốn sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội này. Tôi đã đọc nhiều bài báo, tạo một tài khoản và trải nghiệm nhiều nền tảng khác nhau để xem cái nào phù hợp với tôi nhất.
Tôi đã tạo cho mình một tài khoản Instagram và sau đó 2 tuần, tôi nhận ra mọi việc chẳng đi vào đâu cả. Tôi lúc nào cũng thấy áp lực khi đăng một tấm hình hoàn hảo và bắt đầu cảm thấy stress về những tấm hình đó. Và tôi đã bắt đầu hỏi bản thân là “Tôi bị cạn ý tưởng hay được truyền cảm hứng sau khi sử dụng nền tảng này?” Và nếu câu trả lời là “cạn ý tưởng”, “choáng ngộp” hoặc “lo sợ” thì tôi biết nó không dành cho tôi. Tôi lúc nào cũng suy nghĩ trong đầu “Làm sao cộng đồng tương tác được với nhau?” “Liệu có một mật mã gì đó để thực hiện không?” “Nội dung cần ở định dạng nào?”. Tất cả đều quan trọng với tôi.
“Trong khi tôi vẫn e dè vì nhận được quá nhiều sự chú ý thì tôi cũng biết rằng chia sẻ quan điểm và câu chuyện của mình cũng quan trọng và cũng có thể truyền cảm hứng cho người khác.”
Sau nhiều lần thử và thất bại, tôi quyết định chỉ sử dụng một tài khoản Twitter để kết nối với thế giới của phương tiện truyền thông xã hội. Định dạng ngắn, hình ảnh ít và blog nhỏ đã hấp dẫn tôi. Việc có tài khoản trên mạng xã hội giúp người khác có thể tìm thấy tôi, tôi cũng thích cách tôi có thể “follow” người khác trong và ngoài lĩnh vực thiết kế, tham gia đóng góp ý kiến ở nhiều chủ đề khác nhau.
Tìm kiếm những sự tương tác có ý nghĩa
Tìm kiếm bản thân tôi trong một phần nhỏ của internet thật sự là mò kim đáy bể. Vì vậy tôi đăng bài viết để mọi người có thể hiểu rõ tôi hơn và tôi cũng có thể hiểu mọi người xung quanh hơn. Xuất hiện trên nền tảng online, nhà thiết kế như tôi không chỉ thể hiện tác phẩm mà còn có sở thích, tính cách và nội tâm.
Cho đến hiện tại, tôi vẫn duy trì việc suy ngẫm về những người tôi “follow” trên mạng xã hội và lí do tại sao. Việc này giúp tôi có thể xây dựng các cuộc trò chuyện xoay quanh chủ đề mà mình thích và tò mò. Nó tạo ra một cộng đồng. Tôi và bạn tôi – Joelle đã gặp nhau như thế,
chúng tôi đã gửi email và gặp gỡ trực tiếp sau khi liên tục thao thao bất tuyệt với nhau về giáo dục và sự thiếu cơ hội cho các nhà thiết kế trẻ từ những nền tảng chưa được trình bày. Nó tựa như mọi việc bắt đầu bằng những cái “like” hoặc bình luận đơn giản, sau đó theo thời gian, cho phép tôi xây dựng tình bạn và cộng đồng xoay quanh những sở thích chung.
Xem tất cả chia sẻ như một cơ hội để truyền đạt hoặc học hỏi
Viết ra những suy nghĩ cá nhân một cách công khai tốn rất nhiều năng lượng – và thậm chí đến bây giờ điều này thật thú vị nhưng cũng đáng sợ với tôi. Trong khi tôi vẫn e dè vì nhận được quá nhiều sự chú ý thì tôi cũng biết rằng chia sẻ quan điểm và câu chuyện của mình cũng quan trọng và cũng có thể truyền cảm hứng cho người khác. Tôi quản lý hai mặt cảm xúc trái ngược nhau này như thế nào?Thật chậm rãi. Tôi ít lo lắng về việc mình được yêu thích trên mạng truyền thông xã hội như thế nào, thay vào đó, tôi tập trung vào những gì có thể học hỏi và chia sẻ. Tôi thể hiện bản thân thông qua các tweet khá hài hước. Tôi nói về âm nhạc và viết lách, kể cả những thứ mà tôi đã từng tham gia vì tôi tự hào về nó và tin vào tác động của nó. Tôi đăng bài về các kiểu chữ đơn giản vì nó khiến tôi vui vẻ. Tôi nghĩ về việc chia sẻ như việc lấy động lực để học hỏi bởi vì tôi đã vượt qua sự nhút nhát của mình để kết nối với mọi người trong khi học hỏi từ những người khác.
Đừng cảm thấy lo lắng khi bạn không nhìn thấy những thứ bạn nghĩ bạn sẽ làm
Quản lý kỳ vọng khi bạn có một tài khoản online rất quan trọng. Phải mất thời gian để người khác tìm hiểu về bạn và tìm thấy những sở thích chung với bạn. Những điều này cũng thay đổi theo thời gian. Ban đầu tôi nghĩ rằng các bài viết của tôi thật nhàm chán vì không ai thích chúng hoặc vì những người khác không theo dõi tôi. Sau đó tôi không quan tâm nữa, tôi vẫn đăng bài để vượt qua sự nhút nhát của mình và chia sẻ nhiều hơn về bản thân.
Sự tương tác rất quan trọng, nhưng không phải xảy ra với mọi bài đăng. Nếu bạn muốn bài của mình trở nên phổ biến và trò chuyện với người khác, hãy tìm một hướng đi hợp với bạn. Có những lúc tôi ở trên Twitter mỗi ngày; lần khác tôi offline hoặc chỉ quan sát. Ý tôi muốn nói rằng bạn có quyền quyết định tất cả. Bạn không muốn trả lời mọi bình luận ngay lập tức? Hãy quay lại khi bạn muốn. Đặt giới hạn cho bản thân và làm theo để thiết lập sự cân bằng một cách lành mạnh.
Như tôi luôn tự nhủ: giọng nói của tôi có thể không to nhất, nhưng nó cũng quan trọng không kém. Nó là một giọng nói hướng nội; giọng nói thích đọc và bị kích thích bởi các kiểu chữ. Tôi vẫn có thể thực sự là người hướng nội online và chia sẻ nhiều hoặc ít như tôi muốn với những người khác trong cộng đồng online mà không phải tranh giành lượt “like”
Viết bởi Sabrina Hall. Minh họa bởi Irena Gajic
Biên dịch: Cici Giang | RGB
Để lại đánh giá