Chủ Nghĩa Tối Giản (Minimalism) đang ngày càng được rất nhiều người quan tâm, chú ý, ứng dụng rất nhiều không chỉ trong cuộc sống thường ngày, không gian làm việc mà cả không gian sống.
Phong trào này có lẽ là nổi bật và dễ nhận thấy tại đất nước Nhật Bản hơn cả bởi ảnh hưởng của triết lý Thiền Phật đã thấm nhuần vào trong văn hóa, đời sống cũng như tư tưởng của người dân đất nước mặt trời mọc từ ngàn xưa.
Mặt khác, việc đất nước Nhật Bản hàng năm phải hứng chịu những trận động đất hay công ăn việc làm đang ngày càng trở nên khó khăn hơn cũng là một phần khiến nhiều người lựa chọn phong cách sống này. Vì một lẽ khi con người không có quá nhiều đồ đạc to lớn và đắt tiền, họ sẽ ít lo nghĩ hơn và chỉ tập trung vào những điều đáng phải bận tâm khác (như tiền thuê nhà, công việc, tiền học phí cho con,…)
Rgb.vn xin giới thiệu đến các bạn những góc nhìn và các ghi chú thú vị (có chỉnh sửa theo văn phong tiếng Việt và vốn từ vựng của người biên tập) về Chủ Nghĩa Tối Giản qua cách sắp xếp, bài trí vật dụng của những gia đình người Nhật do Thomas Peter, phóng viên ảnh của hãng thông tấn REUTERS thực hiện.
Tại Nhật Bản, một số phòng ngủ được “đơn giản hóa” bằng việc không có một cái giường to bự, cồng kềnh.
Ngăn trữ thức ăn trong tủ lạnh cũng không quá nhiều đồ.
Họ quan niệm rằng không nên có bất cứ sản phẩm tiêu dùng nào xuất hiện trong tầm mắt khi họ vừa mở cửa bước vào phòng tắm.
Kể cả đó là những vật dụng nhỏ như bàn chải đánh răng.
Bục (gờ) ở cửa sổ là nơi “hữu ích” trong nhà tắm để chứa những sản phẩm thông dụng này.
Mọi thứ đều có một không gian của riêng mình.
Họ chỉ giữ lại những vật dụng thực sự cần thiết. Nếu như sống độc thân, những vật dụng có khi chỉ có duy nhất một chiếc.
“Out of sight, out of mind” – Cái gì càng cách xa khỏi tầm mắt chúng ta thì càng có ít cơ hội để xuất hiện trong tâm trí. Vậy nên ta sẽ thấy tủ đồ của cô Saeko Kushibiki trông vô cùng đơn giản khi chỉ chứa chăn nệm, túi xách,…
Phòng khách (hay còn gọi là phòng sinh hoạt chung của gia đình) không có chỗ cho sự bừa bộn. Các đồ nội thất duy nhất tại căn phòng này chỉ bao gồm bàn và ghế.
Và có khi còn chẳng có một chiếc ghế nào.
Đồ vật thoáng nhìn qua có thể trông rất đơn giản…
…Nhưng chúng đều ẩn chứa một vẻ đẹp riêng.
Việc không có nhiều đồ nội thất đồng nghĩa với việc không gian sẽ “thoáng” và “nhiều” hơn.
Bàn bếp sẽ luôn sạch và dễ lau chùi hơn vì chẳng có bếp trên này.
Đèn trần là một vòng tròn màu trắng trong vô cùng đơn giản.
Những đồ vật sẽ luôn luôn được tìm thấy bởi chúng được xếp rất gọn gàng như thế này.
Bạn luôn có thể lấy thứ bạn cần một cách nhanh chóng và đơn giản.
Treo các đồ vật cần thiết trên móc và ở nơi dễ thấy nhất là đặc điểm của lối bài trí nhà cửa của Chủ Nghĩa Tối Giản.
Một phần triết lý của Chủ Nghĩa Tối Giản là đề cao tính liên kết của các đồ vật có cùng công năng trong một việc nào đó nhất định.
Một cách xếp gọn lại sự lộn xộn, bộn bề của cuộc sống, công việc…
…Và cả tâm trí nữa khi chẳng cần phải suy nghĩ trong việc chọn lựa xem hôm nay mặc gì.
Mỗi đồ vật có nơi chốn riêng phù hợp với công năng của nó.
Bạn sẽ cảm thấy không cần một cái cây lau nhà cho lắm vì chỉ cần một chiếc khăn là đã lau rất sạch rồi. Ngoài ra thì khăn cũng tốn ít diện tích hơn nữa.
Mọi thứ, mọi nơi đều có một vẻ đẹp nhất định của riêng mình.
Bạn sẽ không cần phải bối rối…
…Hay suy nghĩ về sự lựa chọn.
Cửa sổ và đồ trang trí xung quanh nó ư? Không!!!
Bạn sẽ luôn có những khung ảnh hoàn hảo, tuyệt đẹp để mà “sống ảo”…
…Ngay cả đối với những điều không-bình-thường như thế này.h2>
Trí tưởng tượng và cảm hứng sẽ luôn căng tràn trong mỗi đồ vật mà bạn sở hữu.
Và điều cuối cùng là khoảng trống cũng có ngữ điệu và thanh âm của riêng mình.
Đơn giản hoá cuộc sống nhưng không làm nó đơn điệu. Từ bỏ những đồ vật không thực sự cần thiết và dư thừa. Cao hơn nữa là loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, thói quen phung phí, hay những mối quan hệ không mang lại giá trị… là điều chúng ta có thể học tập và áp dụng từ Chủ Nghĩa Tối Giản vào trong cuộc sống và công việc riêng của chúng ta, phải không ?!
Nguồn: thisisinsider.com | Người dịch: Hải Nam
Để lại đánh giá