Phối cảnh 3D kiến trúc sân vận động World Cup 2022 ở QTar do HHVISION thể hiện
Dành cho Designer đang muốn làm mới mình và nguy hiểm hơn
Cinema 4D là công cụ tạo hình 3D và hiệu ứng của hãng Maxon Đức tạo ra. Tại thị trường Đức, công cụ này thật sự là một bổ trợ sáng tạo cho rất nhiều studio làm sáng tạo tại đất nước này. Hiên sự phổ biến của Cinema 4D đã rất phổ thông trên toàn thế giới, nó đã được ứng dụng nhiều bao gồm trong cả phim điện ảnh với các khung cảnh dữ dội của phim Game of Throne, hay những đoạn phim quảng cáo đầy ấn tượng với trí tưởng tượng bay bổng vô cùng của các studio tại Anh, Mỹ, Ba Lan, Thuỵ Điển, Nga, Pháp. Gần như công việc dù lớn hay nhỏ đều có sự tham gia của Cinema 4D, đặc biệt trong lĩnh vực thuần thiết kế mỹ thuật. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp nhiều nguồn và chia sẻ với các bạn về câu chuyện thành công trong việc sử dụng Cinema 4D như công cụ làm 3d kiến trúc và các nguồn tư liệu khổng lồ mà các bạn dễ dàng tiếp cận.
Câu Chuyện Thành Công Với 3D Kiến Trúc Cùng Công Cụ Cinema 4D của Studio HHVISION
Năm 2022 Fifa World Cup sẽ tổ chức tại Qatar. Lúc này sự bận rộn vô cùng của các khâu tổ chức, hoạch định, kế hoạch và thiết kế đã không ngừng nghỉ làm việc để cho kịp thời gian đó. Điều này là hoàn toàn đúng với Qatar khi mà việc phát triển đô thị cần phải đi đôi với hạ tầng giao thông, con người xã hội lấy Fifa World Cup làm tiêu biểu. Với việc bù đầu vào những thiết kế, công ty kiến trúc Albert Speer và Đối Tác (AS & P), là công ty đã được chọn để phát triển các bản thiết kế ý tưởng cho sân vận động bậc nhất chuẩn bị cho World Cup tại Qtar.
Tất cả những hình ảnh diễn hoạ phối cảnh 3D kiến trúc cần được render khổ cực lớn để chuẩn bị cho nhiều buổi thuyết trình tại nhiều cơ quan văn phòng tổ chức khác nhau, và dĩ nhiên như mọi dự án, một làm đoạn phim 3d kiến trúc là không thể bỏ sót. AS & P đã yêu cầu HHVISION và những chuyên gia thiết kế tại studio này thiết kế ra những bản phối cảnh 3D kiến trúc.
Bộ tài nguyên gốc từ những file thiết kế đã sử dụng từ công cụ phần mềm Allphan (ở Việt Nam phổ biến nhất là AutoCAD), những file nguồn này rẫt dễ dàng đưa vào Cinema 4D (import) và những khung cảnh đa phức hợp của tổng thể khối liên hiệp dự án công trình bất động sản này. Nó không chỉ có mỗi sân vận động, mà còn có cả những khuôn viên xanh, bãi đậu xe, phương tiện, địa hình xung quanh, phần mép nước và rất nhiều những mô hình khách viếng thăm, đội ngũ chuyên gia đã quyết định sử dụng phương án “proxy” (khái niệm – công cụ dùng bản ngã ánh xạ lên phiên bản phân giải cao của đối tượng mô hình 3D để giảm tiêu hao bộ nhớ khi quản lý một khung cảnh rộng lớn nhiều đối tượng 3D). Điều này tạo ra việc dễ dàng để thao tác trên khung nhìn (OpenGL) thời gian thực. Nó cũng hoàn toàn dễ dàng thao tác với các cảnh ngốn tài nguyên khi thực hiện thao tác render cuối cùng.
Để có thể thật sự tạo ra kết quả đã định cho thiết kế phù hợp với thời gian giao hàng của dự án (deadline), đội ngũ của HHVISION đã sử dụng rất nhiều những chức năng là lợi thế có sẵn của Cinema 4D, như quá thông dụng là chức năng MoGraph (có chức năng CLONE), quản lý lớp (Layer Manager), quản lý trạng thái đối tượng (State object manager) và plugin Surface Spread.
Điều này đã giúp cho HHVISION có thể dễ dàng vượt qua thử thách thời gian giao hàng và điều quan trọng là khách hàng hoàn toàn thoã mãn.
Nó hoàn toàn là điều biết chắc khi những bản phối cảnh 3D kiến trúc này được sử dụng hiệu quả trong các buổi thuyết trình lưu loát và thuyết phục được hội đồng quyết định.
5 nguồn tài liệu Hướng dẫn học Cinema 4D tốt nhất mà bạn không nên bỏ qua
Greyscalegorilla đã đăng loạt tài liệu chia sẽ này về việc tìm cách nâng cao, hoặc tiếp cận sử dụng công cụ tạo hình 3D Cinema 4D.
1. FXPHD:
Theo như Nick ở Greyscalegorilla cho biết anh ta đang học trên 1 năm ở đây. Đây là nguồn học tập rất thuyết phục, phong phú, có rất nhiều tài liệu phổ quát và nhiều cách tiếp cận Cinema 4D. Tim Clapham đã có rất nhiều chuỗi bài học dễ hiểu, đi từng bước. Cũng như các tài liệu về After Effect ở đây cũng rất ok.
2. HelloLuxx:
Đây có thể được coi là thủ lãnh về kỹ thuật dùng Cinema 4D và ứng dụng vào motion graphics trong thế giới các nhà thiết kế motion graphics. Nếu như các bạn đang nghĩ rằng cần học công cụ này để tung tăng trong thế giới truyền hình, quảng cáo thì đây chính là nơi không thể bỏ qua. Đừng quên HelloLuxx rất kỹ thuật nhưng chuyên về thiết kế.
3. MOGRAPH.NET:
Bất cứ câu hỏi nào về Cinema 4D cũng dễ dàng có thể tiếp cận ở đây. Đây là site thuần mỹ, đa phần các bác thiết kế, hoạ sỹ Mỹ làm trong ngành truyền hình và quảng cáo đêu tập trung ở đây, cũng có nhiều cư dân nước khác tuy nhiên Mỹ là nhiều. Bạn nên cẩn thận khi đặt câu hỏi ở đây vì hiện tại 2013-2014 là rất nhạy cảm vì tình hình kinh tế của nước Mỹ không mấy khả quan, ảnh hưởng khá nặng là ngành hiệu ứng 3D, số nhiều các dự án được đem đi gia công ở các nước xunh quanh Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia nên các hoạ sỹ, thiết kế người Mỹ hiện đang có chương trình phản bác việc đem việc của Mỹ đi Châu Á làm mà người Mỹ không có việc. Nếu bạn đến đây chỉ để tìm và học thì rất ok.
4. Base80:
Ở đây là site khá đơn độc và thuần kỹ thuật. Chủ nhân website này luôn rất bận rộn với nhiều dự án tại các công ty, đối với Cinema 4D anh ta có rất nhiều những kỹ thuật, mẹo, hướng dẫn nhằm giúp cho thời gian của một nhà thiết kế khi tiếp cận Cinema 4D đỡ tổn hao hơn, tuy nhiên bạn cần vốn từ tiếng Anh khá tốt để tiếp cận site này vì lý do anh chủ nhân này rất kỹ thuật nên ngôn từ dùng chủ yếu trong lĩnh vực sâu kỹ thuật công nghệ và các ứng dụng tìm tòi cũng vận dùng nhiều lập trình hoặc tối thiểu cũng dùng cơ bản. Nếu đổi lấy site này tôi sẽ thích C4DCafe hơn, tuy nhiên site này lại không chơi với người Châu Á, có thời gian các IP Châu Á bao gồm 1 đại bộ phận châu lục đều bị cấm cửa truy cập vào webiste, và dĩ nhiên thành viên trong diễn đàn cũng không chào mừng dân Châu Á lắm. Bạn đừng nghĩ rằng họ kỳ thị, không, điều đó chắc chắn không, nhưng vì họ không thích giao du với những người sử dụng phần mềm ăn cắp bản quyền mà việc đó rất phổ biến ở khu vực Châu Á.
5. GREYSCALEGORILLA:
Thật là thiếu sót nếu không kể về website này. Một nơi hoàn toàn thú vị và rất phù hợp các bạn thích thiết kế hơn việc đau đầu với công cụ. Đối với Nick anh ta có một năng khiếu rất tuyệt vời trong việc mô tả các bài tập thao tác với công cụ Cinema 4D trên nhiều chủ đề, tất cả chủ đề đều được xem xét để đảm bảo nội dung là thú vị tạo cảm giác không qua nhàm chán với người xem. Nick cũng gần như có khả năng sử dụng rất tốt vào bộ lõi của Cinema 4D nên anh ta hiểu rằng các nhà thiết kế sẽ không thích mày mò các công cụ quá nhiều, ngoài những bài tập về tạo các chuyển động Dynamic thú vị thì anh ta cũng được biết tới rất nổi tiếng ở khu vực Châu Á (vì dễ dàng ăn cắp qua Torrent!!??!!) thông qua các sản phẩm cá nhân tự phát triển và tung ra bán là các plugin về vật liệu, tạo sẵn mô hình thành phố, quan trọng là tất cả vật liệu này đều dễ dàng hiệu chỉnh chuyển đổi tất cả giá trị để phù hợp với mục đích sử dụng.
Ngoài ra thì cũng không quá khó để bạn tìm thấy khả năng các tài liệu miễn phí rãi rác khi sử dụng Google. Điểm nổi bật của các nhà thiết kế, hoạ sỹ hoạt hình, các bạn chuyên về phim và lighting thường rất hay tụ tập ở Vimeo.com, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều nguồn tài liệu miễn phí quí giá ở đây cho Cinema 4D.
Cũng lưu ý, qua quá trình kinh nghiệm hoạt động lâu với các công cụ 3D, Rainstorm Film luôn cho rằng việc xác định đường đi vào đúng một chuyên môn và thật sự làm chủ chuyên môn đó sẽ tốt hơn khi bạn mỗi thứ biết một tí. Điều này rất có lợi cho bạn trong tương lai xa, cám dỗ của những ngày đầu khi bạn tự gọi mình là “3D generalist” sẽ rất thú vị nhưng khi những dự án lớn hơn, đòi hỏi kỹ năng hoạt động trên công cụ tốt hơn thì lúc này gần như bạn không biết gì cả. Lấy ví dụ các dự án làm phim quảng cáo 3d hoạt hình, làm phim kiến trúc đòi hỏi thời gian gấp cũng đã gọi là lớn về qui mô kỹ thuật. Công việc trong lĩnh vực sáng tạo sử dụng 3D làm công cụ sản xuất chính luôn đòi hỏi nhiều người tham gia.
Gần đây thì mình nghĩ rằng Blender và Cinema 4D nên là công cụ chính sử dụng trong công việc của thiết kế. Có khá nhiều công cụ mạnh mẽ ngoài thị trường về tạo hình và hiệu ứng 3D, nhưng bạn cần biết rõ mình muốn làm nhà thiết kế chuyên về mỹ thuật hay là một quái nhân về thao tác công cụ 3D.
Để dễ hình thành cho bạn con đường học thuật trong mô hình ngành 3D này, mình ở đây có sẵn 1 cột cho các bạn tự chọn, hy vọng đáp ứng được 1 phần khát thông tin của các bạn khi tiếp cận vào ngành giao duyên của khoa học và mỹ thuật.
Học Thuật : Learning Path
- Motion Graphics Designer: các bạn này sẽ tạo ra các sản phẩm từ video giải thích – explainer video, hiệu ứng quảng cáo thương mại – TVC, hoặc những hình ảnh hoạt hình tiêu đề, lower third (phần chữ chạy tiêu đề 2/3 màn hình, khi chạy bản tin), cần sử dụng nhiều Cinema 4D và After Effect. Ở các studio chuyên sản xuất cho ngành quảng cáo và truyền hình ở US gọi các bạn này là animator.
- 3D modeler, 3D Animator: hoạ sỹ tạo hình và diễn xuất, hai công việc này thông thường không đi chung với nhau lắm, tuy nhiên mình thiên về việc mỹ thuật hơn nên dĩ nhiên tạo một sản phẩm đẹp thì phải sống động chứ chỉ là tượng sứ thì chán chết. Công việc có thể dễ dàng tìm kiếm trong ngành quảng cáo truyền hình. Xưởng phim hoạt hình, đối với công việc này thì hoàn toàn không dựa trên công cụ nhiều, vì khi làm diễn xuất yêu cầu bạn nhiều mỹ thuật, đối với dựng hình đòi hỏi bạn có khả năng tỉ mỉ, ngồi lâu trên ghế, phân tích hình khối. Công cụ 3D nào cũng thế, chỉ cần biết một công cụ, và chuyển đổi sang công cụ khác làm quen tuỳ thời gian lâu mau ở các bạn.
- 3D rigging: để một nhân vật chuyển động thì cần 3D animator, nhưng 3D animator cần nhân vật đó có những điều khiển như một con rối để thao tác trên những điều khiển đó, ngay cả máy móc, thiết bị cũng thế trong môi trường 3D. Việc này thì không thể gọi là hoạ sỹ hay thiết kế, đây là một công việc đúng nghĩ áp dụng từ “engineer” – thuần tuý kỹ thuật. Bạn sẽ cần làm việc với rất nhiều những nút bấm, tạo ra những điều khiển để sau đó các bạn 3D animator sử dụng. Và bởi vì thuần tuý kỹ thuật nên cũng đòi hỏi khả năng sắp xếp công việc của bạn được tối ưu, tránh cho việc các bạn 3D animator cảm thấy như cơn ác mộng khi sử dụng các thông tin bạn đã làm. Đây là loại công việc rất phức tạp nên mức lương cũng khá tốt cho người biết chuyên sâu, vì 3D animator luôn đòi hỏi công việc phải dễ, nên bạn càng phải có những phương pháp thông minh đáp ứng để số lượng điều khiển nhiều nhưng vẫn dễ thao tác. Bản thân tôi khi làm ở Rainstorm Film cũng đã từng chống chọi với thử thách khi sự cố xảy ra ở bộ rigg trong một dự án nghiêm túc mà điều này đã gần như gây ra rũi ro cho dự án – điều này cho các bạn thấy làm những công việc nghiêm túc chuyên sâu thì công việc này lại càng phức tạp.
- 3D Lighting Artist: đây có thể nói là một công việc mắc tiền. Vì toàn bộ tinh tuý của frame hình khi chuẩn bị ra bản cuối cùng trước khi qua giai đoạn hoàn thiện, hiệu ứng, giàn dựng là ở đây. Các lighting artist được biết đến nhiều với con mắt mỹ thuật hơn là thiết kế, cái cách các bạn hiểu về cảm giác của người xem, mạch truyện, cảm xúc và những gì cần lột tả về mặt hình ảnh không gian ở đây sẽ miêu tả lên kỹ năng của bạn khi nhìn khung hình đó.
Chuyên mục hợp tác của RGB | RainstormFilm dịch
Để lại đánh giá