Đem UX Design của hai gã khổng lồ Apple và Google lên bàn cân

Apple và Google đều là những gã khổng lồ công nghệ và luôn tự hào về UX design của mình nhưng như chúng ta có thể thấy sản phẩm của hai hãng này có thiết kế UX rất khác nhau (trừ những lần mà họ copy lẫn nhau). Vậy thì UX design của bên nào là tốt và đỉnh hơn?

1. Ra quyết định

Google: tạo ra những cái mà người dùng nghĩ là họ muốn
Apple: tạo ra những cái mà họ nghĩ người dùng muốn

2. Nghiên cứu và phát triển

Google: coi trọng phát triển nhiều hơn nghiên cứu
Apple: coi trọng nghiên cứu nhiều hơn phát triển

3. Quan điểm về tính nhất quán

Google: tính nhất quán tập trung vào visual
Apple: tính nhất quán tập trung vào trải nghiệm của người dùng

4. Trước khi ra mắt sản phẩm

Google: thông cáo báo chí và teasers
Apple: không thông báo gì cả

5. Sự tiến hóa trong thiết kế

Google: thay đổi thiết kế và nắm bắt xu hướng mới
Apple: thiết kế bền lâu

6. Bảo mật

Google: bảo mật mô phỏng
Apple: bảo mật thực sự

7. Độ phổ cập người dùng

Google: phạm vi bao quát
Apple: phạm vi giới hạn

8. Lãnh đạo

Google: cấu trúc phẳng với quyền lực được phân tán
Apple: cấu trúc phân cấp với quyền lực tập trung

9. Hệ sinh thái

Google: mã nguồn mở
Apple: độc hữu

10. Chiến lược tiếp cận thị trường

Google: điểm nhất và khuyến mãi
Apple: giữ nguyên cấu trúc hiện có


Tóm lại, về Apple

Khi chiếc iPhone đầu tiên vừa ra mắt, có phóng viên đã phàn nàn rất khó để gõ trên một màn hình cảm ứng, Steve Jobs đã trả lời rằng: “Các ngón tay cái của bạn sẽ học được”. Đó là phong cách của Apple.

Apple thường hiểu rõ người dùng hơn chính họ nhờ vào những nghiên cứu lâu dài và cẩn thận, đồng thời tập trung vào việc cung cấp các giải pháp UX tốt và nhất quán. Apple có cấu trúc phân cấp nơi một số designers ưu tú kiểm soát chất lượng của các sản phẩm cuối cùng. Mặc dù điều này có vẻ hiệu quả trong việc tạo ra những sản phẩm hoàn hảo, nhưng nó thường đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn.

Cách tiếp cận “chúng tôi biết bạn muốn gì” này đôi khi cũng có thể bị coi là kém thân thiện hơn với nhiều người, điều này làm hạn chế độ phổ cập của nó và có thể gây khó chịu cho người dùng trong thị trường ngách, những người đang tìm kiếm bàn phím vật lý trên điện thoại chẳng hạn.

Tóm lại, về Google

Google, trái lại với Apple, có xu hướng tiếp nhận và lắng nghe ý kiến đóng góp từ người dùng. Điều này giúp họ tạo ra một danh mục sản phẩm đa dạng một cách hiệu quả và mang lại độ phổ cập người dùng khổng lồ (nơi Google thu thập dữ liệu của mình). Chỉ cần nghĩ về tất cả những điều mà điện thoại Android có thể làm mà iPhone không làm được.

Tuy nhiên, vấn đề là không phải lúc nào người dùng cũng biết họ muốn gì. Bạn có còn nhớ mẫu điện thoại mô-đun Kickstarter nổi như cồn vào năm 2013 và sau đó được Google tiếp quản? Đó là một concept thú vị nhưng nó đã thất bại. Phụ thuộc quá nhiều vào người dùng có những ưu điểm và chắc chắn là nhược điểm của nó.

Mặc dù tiếng nói của người dùng nên được lắng nghe, nhưng thiết kế cho người dùng không có nghĩa là biến họ thành nhà thiết kế. Nó có nghĩa là quan sát người dùng để tìm hiểu những gì họ muốn. Tuy nhiên cũng phải nói thêm là Google đã quen với việc phát triển nhanh chóng và khi có lỗi gì đó họ cũng sửa chữa rất nhanh.

Theo Allen | UX Collective
Biên tập: Lam Tran | RGB.vn