Festival truyện tranh lần thứ 3 tại Việt Nam

Các designer yêu thích đọc hay vẽ minh họa truyện tranh  sẽ thích thú với hai triển lãm đặc sắc “Du hành trong nền nghệ thuật thứ 9: Truyện tranh của Wallonie-Bruxelles” (Wallonie – Bruxelles), và “Từ ý tưởng tới tác phẩm truyện tranh” (Việt Nam) tại Festival truyện tranh lần thứ 3 diễn ra tại Hà Nội.

Phái đoàn Wallonie – Bruxelles tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức Festival Truyện tranh lần thứ 3 tại Việt Nam. Festival diễn ra từ 31/5 đến 8/6/2012 tại Thư viện Hà Nội với nhiều hoạt động triển lãm và hội thảo đặc sắc, ý nghĩa.

Hấp dẫn với Festival truyện tranh lần thứ 3 tại Việt Nam

Tại Wallonie – Bruxelles (Bỉ), truyện tranh vẫn thường được gọi là nghệ thuật thứ 9. Hơn một nửa lượng sách được xuất bản hay sản xuất tại Bỉ đều là những album truyện tranh. Đặc biệt hơn nữa, gần một nghìn họa sĩ vẽ truyện tranh và tác giả kịch bản đã biến Wallonie – Bruxelles trở thành xứ sở của truyện tranh từ gần một thế kỷ nay. Các chủ đề được đề cập tới trong truyện tranh của Wallonie và Bruxelles phản ánh muôn mặt đời sống xã hội, hiện thực của xã hội cũng như những hình dung mong đợi về xã hội đó.


Tác phẩm “Mưa lớn” – Nguyễn Thế Linh

Trong buổi tối khai mạc Festival diễn ra tại Thư viện Hà Nội (1/6) với khoảng 300 bạn đọc; chất lượng hình, màu, bố cục của những bản phác thảo Việt Nam đã khiến người xem ngạc nhiên đến nỗi nó trở thành chủ đề chính trong các cuộc  trò chuyện.Nằm ngoài sự tưởng tượng của nhiều người, 13 bản phác thảo đều chỉnh chu, có cách thể hiện riêng – và đặc biệt – không bị trùng lặp với các phong cách manga (truyện tranh Nhật), manhwa (truyện tranh Hàn Quốc), truyện tranh Trung Quốc hay Âu Mỹ.


Một trang trong truyện “Vương miện sắc đẹp” – tác giả Tạ Huy Long

Tiêu chí để lựa chọn không hề khắt khe, chỉ yêu cầu các tác phẩm có độ dài từ 2 đến 6 trang, trình bày trên khổ A3 với chủ đề tự do.  Đây chỉ xem như một dạng bài tập cho các tác giả Việt Nam chứ không phải là một tác phẩm hoàn chỉnh – bởi loạt tác phẩm này sẽ được ông Jean-Clause góp ý về bố cục, cách xây dựng khung hình, cắt hình, cắt cảnh…. Nhưng các tác phẩm được chọn đều rất có triển vọng và tiềm năng”.

Phóng viên đặt câu hỏi với họa sĩ Vũ Xuân Hoàn về truyện tranh “Bé lợn, lớn bò” của Nguyễn Thành Phong được đông đảo bạn đọc trẻ yêu thích gần đây. Truyện tranh ngắn này được Thành Phong mang đi tham dự Festival nhưng không được lựa chọn trưng bày, gây thắc mắc cho nhiều độc giả. Họa sĩ Vũ Xuân Hoàn khẳng định: “Truyện của Phong không được chọn chỉ vì có độ dài 12 trang, vượt quá quy định của BTC – chứ không phải do có nội dung về người lớn như lời đồn đoán. Ở triển lãm lần này chỉ có 1,2 truyện là truyện thiếu nhi thuần túy, còn lại tác phẩm đều nói về những người trưởng thành”. Họa sĩ nhận xét thêm: “Tôi đánh giá nội dung truyện của Phong rất thú vị, đề cập đến vấn đề xã hội, được nhiều người quan tâm”, nhân đây ông cũng cho biết: “Các phác thảo ở triển lãm dù thể hiện tốt trên nét vẽ nhưng khâu kịch bản còn yếu”.

Có mặt tại triển lãm, họa sĩ Thành Phong nhận định: “Các trưng bày năm nay thực sự khác xa so với mọi năm – có thể coi như một bước nhảy về chất lượng. Không còn là các minh họa như những năm trước nữa; lần này tác phẩm đã thành truyện, có cốt truyện và kịch bản – dù khâu kịch bản chưa mạnh. Cách thể hiện cũng rất đa dạng, ngoài các cách thể hiện truyền thống còn sử dụng các công cụ kĩ thuật số hiện đại. Tôi thích nhất truyện “Vương miện sắc đẹp” của tác giả Tạ Huy Long”.


Một số tác phẩm của Việt Nam


“Bên gốc cây sao” – Nguyễn Kim Duẩn


“Giải thoát” – Lê Mạnh Cương


“Đường rày xe lửa” – Hoàng Nam Việt


“Kẻ gánh vác ước mơ” – Nguyễn Quang Huy


“Vương miện sắc đẹp” – Tạ Huy Long


Egg’s Love – Trần Hương


Từ thiên đàng đến địa ngục – Tô Như Nguyên


Một số tác phẩm của Bỉ


Một khán giả chụp hình truyện “Vương miện sắc đẹp”

Theo VietNamNet & DanTri

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!