Mummy Brown: bột nâu rùng rợn được nghiền từ xác ướp Ai Cập, từng được dùng để vẽ nên các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng

Một trong những bức hoạ nổi tiếng nhất sử dụng loại “bột người” này đó chính là bức Liberty Leading The People (1830) của Eugène Delacroix.

Mummy Brown là tên gọi của một loại bột vẽ từng được dùng phổ biến trong giới họa sĩ châu Âu từ thế kỷ 16 nhờ đặc tính trong suốt và linh hoạt độc đáo của nó khi kết hợp với dầu và màu nước để mô tả bóng tối và tông màu da của con người. Thế nhưng, có một sự thật rùng rợn ít ai ngờ tới là nó được làm từ những xác ướp thực sự của mèo và người được nhập khẩu từ Ai Cập. Loại vật liệu rùng rợn này sau đó được nghiền thành bột để hỗ trợ cho việc tạo bóng trong các bức tranh.

Một ống Mummy Brown nằm trong quan tài. Ảnh: Wikimedia Commons

Một trong những bức hoạ nổi tiếng nhất sử dụng loại “bột người” này đó chính là Liberty Leading The People (1830) của Eugène Delacroix. Trong bức tranh, Nữ thần Tự do đang dẫn dắt nhân dân đến bến bờ tự do, thế nhưng trớ trêu thay bức tranh thực sự lại chứa dấu vết của những người đã chết. 

Bức hoạ Liberty Leading The People (1830) của Eugène Delacroix. Ảnh: Wikimedia Commons

Ngoài ra, bức hoạ Interior of a Kitchen (1812) của Martin Drolling cũng được vẽ nên sử dụng Mummy Brown.

Bức hoạ Interior of a Kitchen (1812) của Martin Drolling. Ảnh: Wikimedia Commons

Cả hai tác phẩm đều đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris, trùng hợp thay với thiết kế giống như một kim tự tháp Ai Cập ở nước Pháp.

Jean-Pierre Lescourret/Corbis

Vì các công thức và kỹ thuật vẽ Mummy Brown rất khác nhau nên rất khó để các chuyên gia có thể xác định chắc chắn bức tranh nào có dấu vết của xác người. Trên thực tế, “các phân tử đặc trưng” chỉ ra “nguồn gốc động vật có vú” có thể quá nhỏ để kiểm tra, Alan Phenix, nhà khoa học và trưởng bộ phận Nghiên cứu Điều trị tại Getty Conservation Institute, nói với National Geographic.

Tuy nhiên, các danh hoạ và nghệ sĩ nổi tiếng như Eugène Delacroix, Edward Burne-Jones và William Beechey được biết là đã mua “màu nâu ghê rợn” này — mặc dù không rõ liệu họ có biết về nguồn gốc đen tối của nó hay không. Theo Art UK, khi Burne-Jones biết sự thật kinh khủng của loại bột vẽ này, ông đã trở nên “vô cùng đau khổ” và chôn cất những bức tranh của mình trong một nghi lễ tự tổ chức.

Một bức tranh vẽ lại Edward Burne Jones tại nơi làm việc. Ảnh: Bettman Archive, Getty Images

Đến thế kỷ 20, Mummy Brown giảm mạnh khi công chúng phát hiện ra nguồn gốc của nó và nó cũng dần rơi vào quên lãng.

Ngày nay, chất liệu kinh dị này không còn được sử dụng. Thay vào đó là một loại sơn Mummy Brown hiện đại hóa được tạo ra từ khoáng sét kaolinite, thạch anh, goethite và hematite lấy từ đất.

Theo: National Geographic, IFLScience, DesignTaxi