Nhà thiết kế Việt Nam tham dự triển lãm London Design Biennale

Các nhà thiết kế Việt Nam sẽ lần đầu tiên tham dự triển lãm London Design Biennale tổ chức vào ngày 4-23 tháng chin 2018 với sự giúp đỡ của Trường Đại học kinh tế Leicester (ULSB), NashTech và Cộng đồng Việt Nam-Anh Quốc. Triển lãm năm nay có chủ đề ‘Trạng Thái Xúc Cảm’. Trưng bày khắp tòa nhà Somerset House, triển lãm sẽ khám phá những câu hỏi và ý tưởng lớn về tính bền vững, hiện tượng di cư, ô nhiễm, năng lượng, các thành phố và bình đẳng xã hội.

rgb_creative_ideas_design_vietnam_london

Điểm nhấn của triển lãm nằm ở sự đa dạng văn hóa toàn cầu. Triển lãm quy tụ các nhà thiết kế, nhà cấp tiến và người làm việc trong ngành văn hóa tràn đầy hứng thú và tham vọng nhất thế giới. Họ tập trung ở thủ đô của nước Anh để tôn vinh sức mạnh toàn càu của thiết kế và khám phá vai trò của thiết kế đối với tương lai chung của chúng ta. London Design Biennale là một triển lãm độc đáo giới thiệu những thiết kế tốt nhất trên thế giới, đến từ các nhà thiết kế, kiến trúc sư, nhà khoa học, nhà văn và nghệ sĩ có tên tuổi và mới nổi.

Du khách sẽ được tận hưởng các tác phẩm sắp đặt tương tác và hấp dẫn, các cải tiến, các tác phẩm nghệ thuật và các giải pháp thiết kế – tất cả trong một chuyến ‘du lịch vòng quanh thế giới’ phong phú, đầy cảm hứng và thú vị.

rgb_creative_ideas_design_ London-Design-Biennale2018

Tiến sĩ Marta Gasparin, giảng viên về quản lý thiết kế và đổi mới tại ULSB, và các đồng nghiệp tại ULSB đã kết nối các nhà thiết kế, các doanh nghiệp xã hội và sáng tạo với các nghệ nhân nữ và cộng đồng sản xuất thủ công tại Việt Nam, thúc đẩy sự đổi mới xã hội, hợp tác công bằng và đạo đức hành nghề đồng thời tôn vinh di sản văn hóa. Triển lãm này là cơ hội cho các nhà thiết kế đã làm việc với tiến sĩ Marta đến Vương quốc Anh để giới thiệu công trình của họ tại Design Biennale.

ULSB là đơn vị hỗ trợ cho triển lãm liên ngành tiên tiến và độc đáo này, nhằm tái thiết lập khái niệm thiết kế ở một quốc gia mới nổi. Trường đã hỗ trợ nhóm nghiên cứu tham gia dự án (do Tiến sĩ Gasparin dẫn đầu, phối hợp với Tiến sĩ Martin Quinn và Giáo sư Christophe Schinckus) về sáng tạo và đổi mới tại Việt Nam.

Từ năm 2017, Tiến sĩ Gasparin đã thực hiện nhiều nghiên cứu thăm dò tại Việt Nam với sự tài trợ từ Hội đồng Anh về vai trò và tác động của ngành công nghiệp sáng tạo ở đây. Bà hợp tác với VIRI (Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam) để đào tạo các doanh nhân nữ làm việc với thiết kế dân tộc, hợp tác cùng Work Room Four và Kilomet 109. Bà đã nghiên cứu tiềm năng của các tổ chức này trong việc biến đổi đất nước, bảo vệ di sản và xây dựng một tương lai bền vững. Thông qua trải nghiệm này, nhà giám tuyển của Work Room Four cô Claire Driscoll và ULSB tiến đến làm việc về trạng thái cảm xúc của Việt Nam như một quốc gia đang thay đổi.

Tiến sĩ Gasparin giải thích tại sao việc chia sẻ tác phẩm của các nhà thiết kế Việt Nam hiện đại lại quan trọng như vậy: “Câu chuyện của Việt Nam từ lâu vẫn luôn bị bó hẹp trong tình hình lịch sử cụ thể và nhìn nhận từ một số điểm thuận lợi có chọn lọc. Cũng như mọi cốt truyện lớn, nó được kết nối bằng những mẩu chuyện nhỏ, các bằng chứng mang tính giai thoại và mang tính khuôn sáo.”

“Để đảo ngược điều đó, ta cần nắm bắt mọi cơ hội để thể hiện tính phức tạp thực sự của một Việt Nam đương đại, sao cho bức tranh lớn dần hoàn thiện. Việt Nam là một quốc gia có di sản thủ công và sáng tạo. Thiết kế theo một nhu cầu xã hội, để sửa những thứ cần sửa chữa, điều này đã diễn ra trong nhiều thế kỷ. Ngày nay thẩm mỹ đang bắt kịp với nhu cầu thực tế và những yếu tố này đang được thể hiện cùng nhau trong sản phẩm sáng tạo đương đại. ”

USLB hợp tác với nhà tài trợ kinh tế NashTech và Mạng lưới Việt Nam-Anh để tài trợ cho tác phẩm sắp đặt tại London Design Biennale.

rgb_creative_ideas_design_ London-Design-Biennale2018-02

Câu chuyện của thiết kế Việt Nam

Nghề thủ công và truyền thống sử dụng đôi bàn tay để làm nên mọi thứ là một di sản đáng giá của Việt Nam – tạo ra kết quả dựa vào các nhà sản xuất cá nhân, chứ không phải máy móc. Thiết kế ở Việt Nam theo truyền thống là một nhu cầu xã hội; mọi người sửa chữa hoặc sửa đổi các đối tượng và sản phẩm vì điều đó là cần thiết, đồng thời cũng xem xét các cải tiến có thể được thực hiện khi tính đến sự cần thiết này. Đó đã là một thông lệ trong hàng thập kỉ. Giờ đây khi Việt Nam đang biến đổi với tư cách một quốc gia, chức năng của thiết kế đang hòa nhập với đòi hỏi về mặt thẩm mỹ.

Sản phẩm sáng tạo hiện đại của Việt Nam là sự kết hợp giữa hàng thủ công truyền thống với tính thẩm mỹ mới, tính bền vững và bản sắc thiết kế mới. Mọi người không còn chỉ thiết kế vì chức năng và nhu cầu, mà còn vì họ muốn thiết kế. Triển lãm London Design Biennale sẽ giúp các nhà thiết kế Việt Nam thể hiện cách các yếu tố này hòa quyện với nhau.

Ngày nay, thiết kế của Việt Nam ngày càng gắn liền với di sản của mình, ngày càng có nhiều nhà thiết kế sử dụng các chất liệu tham khảo từ quá khứ để tạo ra bản sắc riêng của họ – bắt nguồn từ truyền thống nhưng phát triển trong một thế giới hiện đại ngay tại quê nhà, nơi những thiết kế tốt vừa mang tính phổ quát lẫn địa phương.

Gian của Việt Nam ( tại triển lãm) tìm cách giải quyết vấn đề đó là không có sự công nhận toàn cầu hoặc kiến thức nào về diện mạo và cảm xúc của thiết kế Việt Nam  ngày nay. Triển lãm Biennale sẽ giúp giới thiệu cách các nhà thiết kế trẻ nhìn về phía trước thông qua việc khai quật quá khứ của họ song song với những biến đổi ở đất nước họ. Tác phẩm sắp đặt này là lời mời người xem tạm dừng và suy ngẫm về điều đó.

Các nhà thiết kế

Ba nhà thiết kế, với việc trưng bày sản phẩm tại triển lãm Design Biennale, duy trì nguồn gốc văn hóa của họ trong cách tiếp cận công việc. Các tác phẩm của họ sẽ được sắp xếp theo cách làm nổi bật chủ đề văn hóa quan trọng này và tạo sự thống nhất giữa các tác phẩm – vừa là một phần mở rộng vừa bao trùm vào nhau, thể hiện sự phức tạp của bản sắc Việt Nam ngày nay, một sự thống nhất tạo nên sự đa dạng. Gian Việt Nam sẽ trưng bày các tác phẩm của:

Nhà thiết kế thời trang Thảo Vũ của Kilomet 109 , người nâng cấp quy trình làm vải truyền thống để tạo ra dòng sản phẩm thời trang cao cấp đương đại; Nhà thiết kế đa ngành Giang Nguyễn , người rà soát trong suốt các thập kỷ qua để khai quật các mẫu, phông chữ và màu sắc mà càng có giá trị cùng với thời gian và thách thức đương đại; Nghệ sĩ thị giác và VJ Lê Thanh Tùng (Crazy Monkey) ,người đã đưa biểu tượng ‘yesteryears’ (những ngày xưa cũ) vào thể loại đa phương tiện.

Sắp xếp tác phẩm của các nhà thiết kế là nhà thiết kế và giám tuyển Claire Driscoll, người cộng tác với các nghệ sĩ và nhà thiết kế đương đại Việt Nam và quảng bá tác phẩm của mình tại không gian thiết kế và nghệ thuật Work Room Four mà cô đồng sáng lập tại Hà Nội vào năm 2013.

rgb_creative_ideas_design_ London-Design-Biennale2018-03

Không gian của Việt Nam

Phòng đầu tiên sẽ là Phòng thí nghiệm về kỹ thuật nhuộm tự nhiên và tạo nên một biểu hiện trực quan hấp dẫn của cuộc đối thoại giữa các cộng đồng thủ công truyền thống Việt Nam, thực hành bền vững về môi trường và văn hóa, và thiết kế dệt hiện đại. Cuộc đối thoại này phản ánh một cách suy nghĩ mới về các phong tục truyền thống, qua đó khám phá sự căng thẳng giữa thử nghiệm và văn hoá truyền nghề.

Với việc Việt Nam đang đấu tranh để duy trì lịch sử phong phú của các cộng đồng thủ công, Phòng thí nghiệm tìm cách chứng minh nhu cầu đổi mới và sáng tạo nhằm phục vụ bảo tồn văn hóa và đảm bảo tính bền vững. Dự án sẽ trình bày chu trình sáng tạo đầy đủ các kỹ thuật dệt của Thảo Vũ, được chia nhỏ thành các bộ phận cấu thành, trước khi chúng tái hợp lại thành các chất liệu vải dệt bền vững mới.

Phòng thứ hai sẽ là một sắp đặt video tương tác giới thiệu các quy trình liên quan đến phòng thí nghiệm sợi. Với việc thiết kế đang tiến xa hơn vào thế giới kỹ thuật số và đôi khi thực hành trở nên vô trùng, phòng xử lý này công khai thu hút người xem bằng các yếu tố tác động mạnh đến xúc giác có liên quan trong  quy trình thiết kế bền vững.

Vải nhuộm tự nhiên được treo thành các lớp xung quanh phòng, bản đồ video chiếu quy trình nhuộm tự nhiên để tạo ra vải được chiếu khắp căn phòng này. Các hình ảnh này chồng lên các nghiên cứu về tiếng Việt về ngôn ngữ và kiểu chữ, tập trung vào hệ thống dấu và âm điệu. Âm thanh của quy trình nhuộm màu được đặt khớp với hình ảnh.

Người xem sẽ có thể thay đổi hình ảnh được chiếu thông qua một thiết bị tương tác, màn hình sẽ sử dụng kiểu chữ, màu sắc và kết cấu của các quy trình và ngôn ngữ bản địa của Việt Nam để xác định trạng thái cảm xúc và để người xem đắm mình trong nhận thức của chúng ta về trạng thái cảm xúc này qua kết cấu, màu sắc, quy trình và kiểu chữ hay ngôn ngữ không xác định. Phản ánh sự phức tạp của cảm xúc con người thông qua các yếu tố của quá trình sản xuất vải và ngôn ngữ dưới dạng danh tính cảm xúc.

Lưu ý:

Các trang web

 

Đại học kinh tế Leicester (ULSB)

ULSB hướng tới mục đích thúc đẩy trách nhiệm xã hội và sự tham gia xã hội. Trường muốn tạo ra sự khác biệt trên thế giới, thông qua những cam kết tham gia, tiếp cận sáng tạo và có trách nhiệm xã hội đối với kinh doanh, quản lý và kinh tế. ULSB mong muốn cung cấp một môi trường hợp tác, thách thức các giả định và đổi mới cho một tương lai sáng sủa hơn, toàn diện hơn và bền vững hơn.

Tiến sĩ Marta Gasparin hiện đang tiến hành nghiên cứu về sáng tạo và đổi mới tại Việt Nam với tư cách là một học giả thỉnh giảng tại RMIT và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tiến sĩ Gasparin đã làm việc với Hội đồng Anh để trao quyền cho phụ nữ Việt Nam thông qua một thử thách về Thiết kế và Thủ công, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp xã hội sáng tạo và kỹ năng thiết kế cho nữ nghệ nhân và nhà thiết kế.

Tiến sĩ Christophe Schinckus và Tiến sĩ Quinn cũng là đại diện của đại học Leicester, những người đang hỗ trợ triển lãm đa ngành này với ý muốn định nghĩa lại thiết kế ở một đất nước đang phát triển. Song song với đó là Tiến sĩ William Green: phó giáo sư ngành Cải tiến, Vận hành và Quản lý tri thức. Nghiên cứu của ông về công thái học tập trung vào nhu cầu của chúng ta trong tương tác giữa con người, công nghệ và môi trường; với mục tiêu tạo ra thiết kế vì con người. Và không thể không nhắc đến Giáo sư Mike Saren – Giáo sư ngành Marketing, người đã thực hiện rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về văn hoá, di sản marketing, mối quan hệ con người – vật chất, tính bền vững và công nghệ marketing.

Nhà tài trợ kinh tế

– NashTech

Trực thuộc Tập đoàn Harvey Nash, NashTech là công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu, tư vấn và dịch vụ thuê ngoài. Các dịch vụ NashTech cung cấp bao gồm: tư vấn chiến lược kỹ thuật số, giải pháp phần mềm và chuẩn hoá quy trình làm việc trong doanh nghiệp. Với chi nhánh hoạt động tại Anh, Ai-len, Châu Âu, Mỹ, Úc, Sing-ga-po, Việt Nam và Nhật, NashTech luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ công nghệ họ cần để phát triển doanh nghiệp một cách có chiến lược.

– Vietnam-Uk network

VIETNAM – UK NETWORK là liên đoàn kết nối những cá nhân, tổ chức cùng quan tâm tới Việt Nam nhằm thúc đẩy sự hợp tác song phương giữa Việt Nam và Anh (bao gồm các lĩnh vực thương mại, giáo dục, công đoàn và các chương trình về văn hoá, học thuật) , từ đó nâng cao hiểu biết, thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân và chính phủ của hai quốc gia.

– Vietnam Airlines

Vietnam Airlines www.vietnamairlines.com vận hành dịch vụ bay thẳng duy nhất từ Anh đến Việt Nam, với các chuyến bay hàng ngày từ Heathrow T4 đến Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh. Các chuyến bay được điều hành bởi chiếc Boeing 787-9 Dreamliner mới nhất với hạng ghế phổ thông; phổ thông đặc biệt – với dịch vụ check in riêng, ưu tiên lên máy bay, 10kg hành lý ký gửi bổ sung và chỗ ngồi 42 inch; và các khoang hạng Thương gia có giường nằm ngang hoàn toàn và phòng chờ riêng. Vietnam Airlines chào đón quý khách với dịch vụ khách sạn 4 sao của SkyTrax được đánh giá cao ở mọi giai đoạn của hành trình.