Vừa mới ra mắt được vài ngày, bộ phim Furious 7 đã tạo một sự bất ngờ đến với khán giả qua sự xuất hiện toàn diện của Paul Walker dù rằng nam diễn viên này đã qua đời vào năm 2013. Vậy Paul đã tái xuất lại màn ảnh Fast Furious 7 như thế nào? Hãy cùng RGB tìm hiểu xem cách thức họ tái hiện chân dung nhân vật Brian O’Connor do Paul thủ vai như thế nào nhé!
Vào tháng năm 2013, diễn viên Paul Walker đã qua đời trong một tai nạn xe thảm khốc khi đã đi được nửa chặng đường của tập phim Furious 7 (Fast and Furious 7). Do đó, để hoàn thành xong tập phim này, giám đốc James Wan đã quyết đinh sử dụng công nghệ CGI để tái tạo lại hình ảnh của Paul bằng kỹ thuật số Body Doubles với độ sáng được tinh chỉnh phụ hợp cùng với 3D tracking và camera matchmoving để hoàn thành những đoạn phim còn dở dang.
CGI là viết tắt của cụm từ Computer-generated imagery (tạm dịch: công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) là một ứng dụng của đồ hoạ máy tính nhằm tạo ra hoặc sửa đổi hình ảnh trong nghệ thuật, sản phẩm truyền thông in ấn, trò chơi điện tử,phim, chương trình truyền hình, sản phẩm thương mại trên truyền hình và công nghệ mô phỏng.
Phụ trách chính cho dự án khổng lồ này không ai khác là WETA Digital của đạo diễn Peter Jackson. WETA Digital là studio VFX được đánh giá là một trong những nhà sản xuất tốt nhất được biết đến qua hình tượng thủ lĩnh khỉ Caesar (Dawn of the Planet of the Apes) và nhân vật Gollum (The Lord of the Rings Trilogy). Họ bắt đầu sử dụng những phân cảnh không được sử dụng trong những phần trước của Fast and Furious để hoàn thành tập phim này.
Ngoài việc sử dụng công nghệ Digital Double và CGI, WETA cũng rất cố gắng sử dụng thật nhiều những phân cảnh thật của Paul như một cách để tưởng nhớ đến hình ảnh của anh trên màn bạc.
Đội ngũ Animation và VFX Weta Digital một lần nữa đã khẳng định thương hiệu của mình cũng như cống hiến cho nền điện ảnh những tạo hình hoàn hảo của Paul Walker cũng như nhân vật Brian O’Connor.
Các bước tạo hình của Paul Walker:
- Đối với những cảnh quay hành động, bốn diễn viên có chiều cao cơ thể tương tự như của Paul Walker đã được sử dụng để thực hiện cảnh quay cho nhân vật của anh.
- Anh em nhà Paul – Caleb và Cody – phụ trách đóng những đoạn phim quay cận cảnh
- Chuyển động cơ thể của họ đã được sử dụng thành những lớp layer cơ bản.
- Khuôn mặt của Paul Walker được tạo lập dưới độ sáng phù hợp và trùng khớp với chuyển động trong các cảnh quay.
- Để việc xuất phim được diễn ra liền mạch, họ đã sử dụng nhiều hiệu ứng CGI khác nhau để ghép với những cảnh quay thật của Paul. Bên cạnh đó, những đoạn warp và hiệu ứng bổ sung được sử dụng thêm để tạo được độ sâu và khối lượng cho toàn bộ cơ thể của Paul.
Đây không phải là bộ phim đầu tiên sử dụng công nghệ CGI, trước đó đã có rất nhiều những nhà sản xuất cũng sử dụng công nghệ này để tạo ra những hình ảnh vô cùng bắt mắt và thú vị:
- Đạo diễn Ridley Scott đã tạo ra nhân vật Oliver Reed trong phim Gladiator.
- Cái chết của Nancy Marchand trong phim The Sopranos
- Cái chết của Steve McQueen và Bruce Lee được tái hiện lại trong những đoạn phim quảng cáo trước đây.
- Hiệu ứng sân khấu ba chiều của Tupac Shakur tại Coachella vào năm 2012 trong phần biểu diễn của Snoop Dogg.
- Hình ảnh ba chiều xuất hiện Michael Jackson tại Billboard Music Awards năm 2014.
- The Mill tạo ra hình ảnh của Bruce Lee cho đoạn phim quảng cáo 90 giây của Johnny Walker cho cơ quan BBH ở Trung Quốc.
Để lại đánh giá