Báo cáo thường niên (BCTN) là một phương tiện truyền tải thông tin về các hoạt động kinh doanh, lợi nhuận và các hoạt động liên quan của Doanh nghiệp trong suốt một năm. Kèm theo đó là những kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận, phát triển mà Doanh Nghiệp đó mong muốn hướng đến trong thời gian sắp tới. Thông qua BCTN, các Doanh Nghiệp sẽ:
· Thể hiện sự minh bạch trong cung cấp thông tin đến Cộng đồng các nhà đầu tư.
· Thể hiện trách nhiệm của mình với Cổ đông và khách hàng hiện hữu.
· Thu hút sự quan tâm của các tổ chức đầu tư, nhà đầu tư, các khách hàng tiềm năng,…
Ngoài nội dung đầy đủ và thông tin minh bạch, việc đầu tư sáng tạo trong thiết kế BCTN sẽ giúp chuyển tải hiệu quả các các thông điệp về phân tích, đánh giá cũng như tạo ấn tượng để thu hút người đọc từ trang đầu đến trang cuối. Nó thể hiện sự tôn trọng, hiểu biết, quan tâm và đầu tư đúng mức của doanh nghiệp trong công tác quan hệ với nhà đầu tư, cổ đông và cả khách hàng của mình. Đây cũng là một hình thức quảng bá thương hiệu vô cùng hiệu quả.
Trong ARA (Annual Report Awards) năm 2017, đã có rất nhiều bản báo cáo ấn tượng, truyền tải đầy đủ thông tin về tổ chức, hoạt động và văn hóa doanh nghiệp.
Dưới đây là những tác phẩm Báo cáo thường niên đẹp mắt, sáng tạo theo quan điểm của thiết kế và người đọc thông tin.
Tập đoàn Bảo Việt
Lấy chủ đề “Sẵn sàng cất cánh” cho một hành trình chiến lược mới 2016-2020, ngay từ trang bìa, Tập đoàn Bảo Việt đã sử dụng hình ảnh đàn chim bay lên trên nền màu thương hiệu.
Với từ khóa “cất cánh”, key visual được nối tiếp từ cánh chim – máy bay giấy – khinh khí cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng các hình ghép 3D, đổ bóng, và chuyển màu… ít nhiều tạo cảm giác “nặng” và lỗi thời. Nếu thay thế bằng hình minh họa 2D, màu đơn sắc,… sẽ tạo cho Bảo Việt hình ảnh trẻ trung hơn, hiện đại hơn,… Đúng với tinh thần “cất cánh” mà tập đoàn bảo hiểm này đang hướng tới.
HSC – CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
So với Bảo Việt, Á quân HSC đột phá hơn với hình ảnh trang bìa mang tâm thế của một vận động viên chuẩn bị nhập cuộc, một “cơ hội” để thể hiện bản thân mình.
Tuy vậy, những hình ảnh được sử dụng phía trong lại khá đơn giản và “xa rời” so với concept hình được sử dụng ở bìa. Nếu đầu tư thêm nhiều về hình ảnh, chẳng hạn như một mức xà cao mà vận động viên cần phải vượt qua, hay một ánh mắt quyết tâm tiến về đích,… Chắc chắn thông điệp sẽ có sức nặng và tạo được cảm xúc nhiều hơn.
The Pan Group – CTCP Tập đoàn PAN
Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, báo cáo thường niên The PAN Group tuy dành vị trí thứ nhưng lại mở ra một không gian sáng tạo ngoài giới hạn và khuôn khổ thiết kế những trang báo cáo: đưa sản phẩm hiện hữu trong số liệu bảng biểu, biến đất nặn dân gian thành khuôn hình kể câu chuyện thương hiệu.
Thông điệp năm 2016 “Dựng xây ước mơ nền nông nghiệp mới” được chuyển tải từ dựng cảnh trang bìa với đến các các trang trong xuyên suốt báo cáo. Cụ thể, thiết kế và dựng hình của báo cáo tái hiện từng khung cảnh lao động quen thuộc trong chuỗi giá trị mà Tập đoàn theo đuổi qua các tạo hình đất nặn: từ đội ngũ lao động dễ thương bằng “clay model” hăng say xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cảnh đồng áng, đầu tư xây dựng nhà máy công nghệ cao, đưa thương hiệu Việt cất cánh, và tận tâm chăm chút từng bữa ăn gia đình Việt.
Mỗi chương của báo cáo được trình bày, như từng mảnh ghép để tạo nên bức tranh tươi sáng, ngọt lành cho nền nông nghiệp – thực phẩm Việt Nam. Các cột biểu số liệu cũng được thể hiện bằng cột gạo, hạt điều, cà chua, hoa, bánh kẹo… của chính tập đoàn này như một minh họa trực về sản phẩm cốt lõi với người xem. Ấn tượng đọng lại ngoài hình ảnh nhận diện thương hiệu được ứng dụng rõ nét là sự say mê của con người, bay bổng của sáng tạo và rất thân thiện dễ hiểu với khối lượng thông tin truyền tải.
Một số thiết kế khác
Tác phẩm “Phát triển từ nội lực” của SSI với ngọn đuốc thế vận hội truyền lửa nội lực nhiệt huyết hiển hiện trên từng trang báo cáo. Layout nhất quán, mạnh mẽ cùng đồ thị số liệu tương tác truyền tải xác đáng thông điệp và tính cách của thương hiệu dẫn đầu thị phần trong thị trường chứng khoán Việt Nam.
—
Tác phẩm với chủ đề “Tiên phong trong cuộc cách mạng số” của FPT với đồ hoạ chòm sao và lưới kết nối toàn cầu, thể hiện tính kết nối và hiện đại, minh hoạ cho mục tiêu tiên phong trong cuộc cánh mạng số cùng các tập đoàn thế giới của FPT. Với phong cách thiết kế này, Báo cáo thường niên của FPT đã 2 năm giành giải về hình thức trong cuộc thi ARA.
[quote]Để sáng tạo trong thiết kế Báo cáo thường niên[/quote]
Để biến một báo cáo thường niên tưởng chừng như khô khan bởi lượng thông tin và số liệu tài chính rất lớn thành một nơi chứa đựng tinh thần sáng tạo là điều không dễ. Tuy vậy bạn có thể tham khao một vài ý sau để áp dụng vào thực tiễn:
Sự Dẫn Dắt
Hình trên đây là mục lục của bản BCTN của The Pan Group. Đầu tiên, bạn hãy thử đặt một câu hỏi nhỏ: Tại sao mục lục luôn xuất hiện trong các ấn phẩm truyền thông và ở đây là BCTN ?
Thông thường, một báo cáo không phải là một thứ gì đó để “ngấu nghiến nghiền ngẫm” từng câu từng chữ như sách được. Vậy nên mục lục sẽ là nơi liệt kê các đề mục chính, cung cấp cho người đọc cái họ cần và hướng họ đến phần cần đọc ngay lập tức.
Từ ví dụ này, người sáng tạo và thiết kế BCTN có thể tạo nên sự khác biệt bằng cách liệt kê, nhấn mạnh những điểm nội bật như cách Bảo Việt làm trong bản BCTN của mình.
Một cách khác để dẫn dắt, đó là kể cho họ nghe những câu chuyện.
Trong năm, đã có những câu chuyện gì về Doanh nghiệp của mình?
Đó có thể là câu chuyện về những thử thách mà Doanh nghiệp đã trải qua trong năm vừa rồi, những thành công gặt hái được và cả những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình hoạt động.
Với chất liệu là những câu chuyện, BCTN sẽ tạo một sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc, cho họ một cái nhìn lạc quan và kỳ vọng hơn về Doanh Nghiệp trong năm sau.
Một điều nhỏ cần lưu ý khi xem xét việc xây dựng câu chuyện là câu chuyện đó phải mang “bản sắc thương hiệu, về ý chí, tính cách và tinh thần và văn hoá của Doanh nghiệp”.
Doanh nghiệp muốn hướng tới phong thái nghiêm túc, vững chãi hay muốn thể hiện sự nhiệt huyết, năng động, trẻ trung hay công nghệ hiện đại?
Mỗi định hướng sẽ có ngôn ngữ thiết kế để thể hiện điều đó.
Yếu Tố Design
Hãy nhớ lại những văn bản Word mà Client hay gửi cho bạn khi sử dụng Times New Roman (hay Arial), 11pt, Regular, không Bold, không Italic, cùng hình ảnh chất lượng thấp,… Sẽ thật buồn cho những người đọc khi một Designer thiết kế một BCTN giống y xì như văn bản nháp đã được giao.
Trên đây là một cách nói vui về Layout bởi Layout không chỉ là nơi tổng hòa của sự sắp xếp ba yếu tố quan trong nhất của thiết kế: Context (văn bản), Image (hình ảnh), Graphic (yếu tố đồ họa). Mà còn có những thành phần quan trọng khác để cấu thành nên một thiết kế.
Lấy ví dụ về BCTN của SSI. Trong thiết kế này, việc nhận biết thông tin là dễ dàng bởi nội dung đã được phân cấp chính phụ. Tỉ lệ giữa các phần Context, Image, Graphic luôn cân bằng, vừa mắt.
Ngoài những điều trên những doanh nghiệp có sẵn phẩm hữu hình luôn có thể “bay bổng” hơn khi đưa sản phẩm của mình thành một phần trong chất liệu báo cáo như ý tưởng tách sản phẩm cốt lõi của công ty Giống cây trồng Trung Ương Vinaseed đưa vào bột giấy, ép thành trang ấn bản đặc biệt vào cuối trang, truyền tải thông điệp “Chung tay gieo mầm xanh cuộc sống” dưới đây.
—
Để BCTN không còn là một tập sách nhám chán với chỉ toàn văn bản và những số liệu khô khan. Bên cạnh sự phối hợp giữa các phòng ban, từ nhiều con người để tạo ra một kết quả như ý nhất. Còn cần thêm những thay đổi nhỏ trong cách trình bày, cách thể hiện ý tưởng, và cả là những nỗ lực để tạo nên một sản phẩm tốt nhất trong tâm trí của cổ đông và khách hàng mà Doanh Nghiệp đã và đang muốn hướng tới.
Để lại đánh giá