Tác giả “Thành phố tôi Sài Gòn” lên tiếng xin lỗi Tú Bùi sau lùm xùm bản quyền tác phẩm

Có thể nói, vấn đề bản quyền trong giới sáng tạo Việt Nam đã trở nên rầm rộ trong thời gian gần đây do sự lên tiếng của nhiều nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Điều này cho thấy chúng ta đang quan tâm hơn đến sở hữu trí tuệ và bản quyền tác phẩm – thứ mà ở Việt Nam lâu nay còn chưa được xem trọng.

Xem thêm:
Những điều cần biết về bản quyền tác phẩm
Hiểu biết cơ bản về bản quyền cho designer

Mới đây, sau khi Artbook “Thành phố tôi Sài Gòn” của một tác giả trẻ học trường Kiến trúc được rầm rộ chia sẻ trên cộng đồng mạng, bên cạnh những lời khen và yêu thích thì một số nghệ sĩ đã phát hiện ngay những hình ảnh này được vay mượn từ những artwork của designer Tú Bùi.

Artbook Thành phố tôi Sài Gòn được cộng đồng mạng lan truyền rầm rộ vừa qua:

 

rgb_ban_quyen_artbook_saigon_03

rgb_ban_quyen_artbook_saigon_04

rgb_ban_quyen_artbook_saigon_05

rgb_ban_quyen_artbook_saigon_06

Không khó để nhận ra hình ảnh trong artbook này lại “trùng hợp” với các artwork của Tú Bùi.

Các tác phẩm của designer Tú Bùi – anh có nhiều project ấn tượng về Sài Gòn và Việt Nam (Xem thêm tại Behance/xoyooyox):

rgb_ban_quyen_artbook_saigon_07

rgb_ban_quyen_artbook_saigon_08

rgb_ban_quyen_artbook_saigon_09

Hàng loạt nghệ sĩ đã lên tiếng ngay sau đó.

rgb_ban_quyen_artbook_saigon_01

CEO của Redcat Motion cũng lên tiếng và mong muốn nâng cao hơn suy nghĩ về vấn đề bản quyền:

rgb_ban_quyen_artbook_saigon_02

Sau “làn sóng” của cộng đồng, tác giả artbook “Thành phố tôi Sài Gòn” lên tiếng xin lỗi tác giả Tú Bùi và mọi người trong một status:

“Xin chào a Tú cũng  như tất cả mọi người. Trước hết thành thật xin lỗi a và mọi người vì đã xảy ra những chuyện như vậy. Thành thật xin nhận hoàn toàn lỗi về mình. Đúng như a và mọi người đã thấy, những gì e làm đúng là đã trích từ những clipart từ những thiết kế của a. Nhưng đây không phải là đồ án em làm bài cho trường cũng như là đồ án tốt nghiệp. Em làm theo cảm hứng, ý của e ở đây là muốn xâu chuỗi thành 1 câu chuyện có nội dung. Thật sự e có sử dụng từ “rebuild” “làm lại” khi đăng lên cộng đồng. Thật sự là điều sai xót và thật sai lầm khi kho đăng phần trích nguồn từ a cũng như xin phép a. Lẽ ra phải ghi “làm lại từ 1 dự án cũ nổi tiếng”. e lại sai xót “rebuild old project”. Thật sự ý của em không phải là “old my project”. Thật sự xin lỗi và mong a có thể thông cảm. Em xin nhận hoàn toàn lỗi và trách nhiệm vì những sai xót mình đã làm. Dù gì đi nữa, sai nào cũng là sai, dù lỗi nào thì cũng là lỗi, e không thể có ý kiến với mọi người. Một lần nữa, chân thành xin lỗi a và tất cả mọi người, bao nhiêu gạch đá e xin đứng ra hứng và rút nghiệm. Còn mẫu T-Shirt, e đã giải thích với chủ nhân phần sai xót dẫn đến mọi người suy nghĩ như vậy.”

rgb_ban_quyen_artbook_saigon_010

 

Trong năm nay, những vụ lùm xùm về bản quyền sáng tạo ở Việt Nam có thể kể ra như “Quà tặng cuộc sống” vay mượn tác phẩm “Ba Tôi” của Thăng Fly, báo Mực Tím đăng tải truyện tranh không xin phép của Evacomics,.. và gần đây nhất là Artbook Thành phố tôi Sài Gòn. Trong thế giới phẳng và sự lan truyền mạnh trên mạng xã hội như bây giờ, thiết nghĩ chúng ta phải trang bị cho mình những kiến thức và cách ứng xử đúng đắn về chuyện bản quyền, nhất là trong lĩnh vực sáng tạo. Để không những tự bảo vệ sản phẩm của chính mình mà còn góp phần tạo dựng hình ảnh cộng đồng sáng tạo Việt Nam chuyên nghiệp hơn.

Xem thêm:
Những điều cần biết về bản quyền tác phẩm
Hiểu biết cơ bản về bản quyền cho designer
Thực hiện bài: Cyan | Ban Biên Tập RGB.vn