Top 10 phim điện ảnh chuyển thể từ game đáng xem nhất

Ngày nay, những khái niệm như “game ăn theo phim” hay “phim chuyển thể từ game” ngày càng trở nên phổ biến và tạo nên một mối liên kết chặt chẽ giữa hai loại hình văn hóa đại chúng này. Vậy, với kỹ xảo vượt bậc của nền điện ảnh Hollywood ngày nay, đâu là những bộ phim được chuyển thể từ trò chơi điện tử đáng xem nhất?

Xét về phương diện lịch sử, khái niệm điện ảnh xuất hiện vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, tức gần 100 năm trước khi những tựa game đầu tiên được tạo ra. Tuy nhiên, cả hai loại hình văn hóa đại chúng này đều đang xích lại gần nhau trong suốt tiến trình phát triển. Nếu như điện ảnh được định danh là một loại hình nghệ thuật thứ 7, thì sự phát triển nhanh chóng cả về nội dung truyền tải lẫn hình thức thể hiện của những tựa game ngày nay đã giúp cho ngành công nghiệp trò chơi điện tử từng bước tiệm cận với khái niệm nghệ thuật thứ 8.

Trong những năm gần đây, điện ảnh và trò chơi điện tử đang có xu hướng “vay mượn” ý tưởng lẫn nhau, hệt như cách mà những loại hình nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, kiến trúc,… tương tác từ xưa đến nay. Những thương hiệu game ăn theo phim như Star Wars của EA hay loạt game Batman của Rocksteady,… dần trở thành những tượng đài vững chắc trong nền trò chơi điện tử thế giới. Ngược lại, kinh đô điện ảnh Hollywood trong vòng một thập kỷ trở lại đây cũng không hề thiếu sự xuất hiện của những cái tên “máu mặt” bước ra từ màn hình máy tính và các thế hệ console lừng danh.

Trong phần 1 của loạt bài về Cinema vs Video Game này, hãy cùng MAAC điểm qua 10 bộ phim đáng xem nhất được chuyển thể từ những tựa game nổi tiếng.

*Lưu ý, thứ tự sắp xếp trong bài theo thời gian phát hành.

1. RESIDENT EVIL (2002)

Nếu như Resident Evil được xem là cái tên đã khai sinh ra khái niệm game kinh dị sinh tồn thì sự ra đời phiên bản điện ảnh của tựa game này cũng là một thương hiệu phim “ăn theo” game có sức sống mãnh liệt trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể, với 6 phần phim được ra mắt, Resident Evil phiên bản điện ảnh chỉ kém 2 phần so với 8 phần game nguyên tác của Capcom, bao gồm cả Resident Evil 8: Village vừa được trình làng trong năm nay.

Mặc dù chất lượng chuyên môn của 6 phần phim không được đánh giá cao, điển hình là điểm rating của những phần phim đều chỉ đạt mức trung bình, thế nhưng, hành trình sinh tồn của dàn nhân vật chính trong thành phố Racoon City đầy rẫy những con zombie vẫn luôn là một câu chuyện có nhiều khía cạnh để khai thác.

Còn kể được thì còn xem được, còn xem được thì còn có fan, bên cạnh lựa fan trung thành của tựa game gốc, Resident Evil đã phần nào tạo dựng được một cộng đồng hâm mộ hùng hậu cho cả phiên bản điện ảnh. Cụ thể, với hơn 1,2 tỷ USD tổng doanh thu phòng vé cho 6 phần phim và phần 7 dự kiến sẽ được ra mắt vào tháng 11/2021, Resident Evil vẫn là một trong những tượng đài phim “ăn theo” game khó bị xô đổ.

2. HITMAN (2007)

Dựa trên câu chuyện của thương hiệu game cùng tên, tác phẩm điện ảnh Hitman của đạo diễn Xavier Gens là một trong những nước cờ đầu tiên của làn sóng “phim ăn theo game”, theo chân một sát thủ có bí danh Agent 47 trên hành trình thoát khỏi sự truy đuổi của quân đội Nga và Interpol đồng thời truy lùng những kẻ chống lại mình.

Mặc dù nội dung không được đánh giá cao bởi giới chuyên môn vì motif quen thuộc của Hollywood và có phần dễ đoán, nhưng với nỗ lực tạo ra bầu không khí căng thẳng cùng thế giới tội phạm đầy nham hiểm sát với tựa game cùng tên của IO Interactive đã phần nào tạo nên sức hấp dẫn riêng dành cho Hitman.

3. NEED FOR SPEED (2014)

Need for Speed là một thương hiệu game đua xe nhiều phần của Electronic Arts. Với phong cách gameplay tốc độ cao cùng cơ chế vật lí vô cùng chân thực, đây là dòng trò chơi đua xe thành công nhất mọi thời đại. Tính đến tháng 10 năm 2009, hơn 100 triệu bản bao gồm nhiều phiên bản khác nhau của Need for Speed đã được bán ra trên toàn thế giới.

Và trong thời điểm loạt phim Fast and Furious ngày càng nổi tiếng với sự oanh tạc phòng vé của phần phim thứ 6, các fan trung thành của tựa game này đã được chiều lòng bằng một phần phim hành động tốc độ vô cùng đáng xem vào năm 2014. Khác với nhiều bộ phim về đua xe hành động trước đó, dàn siêu xe đỉnh cao trong Need for Speed cùng một câu chuyện thiên về tốc độ và yếu tố đua xe nhiều hơn. Điều đó tạo nên một sức hút khó cưỡng không chỉ đối với fan của tựa game mà còn dành cho những người đam mê siêu xe.

4. WARCRAFT (2016)

Warcraft là một trong những huyền thoại và là tượng đài bất diệt cho những tựa game có bối cảnh đậm chất sử thi huyền bí của Blizzard Entertainment. Phát hành lần đầu vào năm 1994, tựa game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi này đã liên tiếp mang về cho Blizzard vô vàn thành công và là nền tảng để các nhà làm game ngày càng mở rộng và hoàn thiện nên một thế giới vô cùng đồ sộ.

Câu chuyện về những cuộc chiến sống còn giữa những tộc người như Human, Orc và Elf trong thế giới của Warcraft có thể được ví như một “Chúa Nhẫn” phiên bản game vậy. Tham vọng và tiềm năng trong việc mang thế giới ấy lên màn ảnh rộng đã được cụ thể hóa bằng bộ phim Warcraft vào năm 2016 với hơn 400 triệu USD doanh thu phòng vé.

Mặc dù được ra mắt trong thời điểm những bộ phim “ăn theo game” vẫn còn nhiều hoài nghi và định kiến. Thế nhưng, cuộc chiến đầy mãn nhãn và đậm chất sử thi giữa tộc Orc và tộc Human trong giai đoạn đầu dựa trên nguyên tác game phần nào mở ra những lợi thế và cơ hội to lớn cho những phần phim về sau.

5. THE ANGRY BIRDS MOVIE (2016)

Không chỉ một bộ phim hoạt hình duy nhất trong danh sách này, The Angry Birds Movie còn là một tác phẩm “ăn theo phim” hiếm hoi được phát triển theo phong cách hoạt hình trong nhiều năm trở lại đây.

Khi dự án bắt đầu được sản xuất, bộ phim đón nhận không ít sự hoài nghi bởi tựa Angry Birds đình đám trên nền tảng di động vốn có một phần cốt truyện đơn giản và không mang nhiều điểm nhấn. Thế nhưng, nhà làm phim đã khéo léo sáng tạo những tình tiết hết sức lôi cuốn để tạo nên một câu chuyện hài hước nhưng không kém phần ý nghĩa về sự trưởng thành và sức mạnh tình bạn. Với 2 phần phim lần lượt vào năm 2016 và 2019, thu về gần 500 triệu USD doanh thu phòng vé, tiềm năng của loạt phim The Angry Birds Movie được dự đoán sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.

Chuẩn bị hành trang gia nhập thế giới Game bùng nổ cùng MAAC VIETNAM
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Ngoài điện ảnh và âm nhạc ra, Game là hình thức giải trí khá náo nhiệt trên các nền tảng trực tuyến trong những năm gần đây. Game mang lại những trải nghiệm thú vị và độc đáo. Đặc biệt, mức độ giao tiếp và tương tác trực tuyến trong game gần giống với việc gặp mặt trực tiếp.

Trong bối cảnh phong tỏa và hạn chế tập trung đông người bởi đại dịch Covid, hành vi người dùng đã làm dịch chuyển nhiều lĩnh vực. Số người chơi game, xem phim livestream tăng mạnh. Thị trường game càng gia tăng thì nguồn nhân lực càng hiếm hoi, ngành thiết kế game trở thành cơ hội cho những bạn trẻ yêu thích game và mong muốn có thể sống bằng đam mê của mình.

Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng phù hợp để có thể đi con đường dài cùng ngành. Việc học hỏi ở một môi trường chuyên nghiệp với khóa học chuyên biệt dành cho các Game Artist tương lai là điều cần thiết mà bạn nên xem xét nếu muốn phát triển bản thân một cách nghiêm túc ở lĩnh vực Thiết kế Game.

Tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC, bạn không chỉ được học tập những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao mà còn được tiếp cận sớm với thị trường màu mỡ này thông qua các buổi workshop, sự kiện do MAAC phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành tổ chức. Bên cạnh đó, Học viện còn có sự kết nối với các Studio hàng đầu Việt Nam, đem đến nguồn cơ hội việc làm dồi dào cho các học viên.

Khóa đào tạo Thiết kế Game tại Học viện MAAC mang đến cho bạn:

  • Lộ trình học tập bài bản, từng bước từ cơ bản đến chuyên sâu.
  • Bằng cấp quốc tế sau khi ra trường.
  • Xây dựng Portfolio chuyên nghiệp với những dự án chất lượng giúp nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các studio game hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế.

Theo dõi fanpage MAAC Vietnam và website maac.edu.vn để trở thành người đầu tiên được nhận thông tin về các khóa học từ MAAC Vietnam bạn nhé!

6. ASSASSIN’S CREED (2017)

Có lẽ, bất kì game thủ nào cũng đều ít nhất một lần nghe đến cái tên Assassin’s Creed, loạt game hành động nhập vai nổi tiếng của Ubisoft. Kể từ khi phần đầu tiên được ra mắt vào năm 2017, tất cả 14 phần của loạt game này đều ít nhiều tạo nên sức ảnh hưởng cho ngành công nghiệp game.

Thế giới mở có quy mô cùng bối cảnh câu chuyện ngày càng mở rộng chính là yếu tố giúp Assassin’s Creed dễ dàng bước lên màn ảnh rộng với tác phẩm cùng tên vào năm 2012. Mặc dù tên tuổi của tựa game gốc đã đẩy kỳ vọng của khán giả về bộ phim lên một mức khá cao khiến nhiều người không thực sự hài lòng với tác phẩm. Thế nhưng, bộ phim vẫn rất thành công trong việc mang bầu không khí Châu Âu trung cổ cùng tạo hình nhân vật Callum Lynch (do Michael Fassbender thủ vai) rất sát với nguyên tác.

7. DETECTIVE PIKACHU (2019)

Detective Pikachu là tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ tựa game cùng tên phát hành vào tháng 3 năm 2016 trên hệ máy Nintendo 3DS. Cuộc phiêu lưu hấp dẫn của Pikachu, chú Pokemon nổi tiếng nhất trong loạt truyện tranh cùng tên từ Nhật Bản trên nền đồ họa 3D đã tạo cơ hội cho những hướng tiếp cận mới mẻ cho thương hiệu này, và đó là lý do Warner Bros quyết định thực hiện ngay một tác phẩm điện ảnh chuyển thể vào năm 2019.

Ngay từ đoạn phim đầu tiên được công bố trên trailer, tạo hình 3D “nét” đến từng cọng lông của Pikachu (do Ryan Reynolds lồng tiếng) ngay lập tức đã đốn tim hàng triệu fan trên toàn thế giới. Hài hước, châm biếm nhưng cũng không kém phần kịch tính, Detective Pikachu xuất sắc thu về 427.5 triệu USD doanh thu phòng vé, thành tích đáng nể cho một bộ phim “ăn theo” game.

8. THE WITCHER (2019 TV Series – Nay)

The Witcher là thương hiệu game đầy thành công của studio đến từ Ba Lan – CD Projekt Red. Chuỗi 3 tựa game với phần cuối cùng mang tựa đề Wild Hunt đã xuất sắc giành lấy giải thưởng Game of the Year trong lễ trao giải The Game Awards danh giá vào năm 2015.

Sở hữu một thế giới trung cổ huyền bí và rộng lớn, có thể sánh ngang với những tác phẩm truyền hình giả tưởng đình đám như Game Of Thrones hay Vikings,… Netflix đã nắm bắt được thời cơ vào tạo nên một show truyền hình ăn khách vào năm 2019. Theo chân nhân vật Geralt xứ Rivia (do Henry Cavill thủ vai), người xem sẽ được tận mắt chứng kiến hành trình trở thành thợ săn quái vật lừng danh theo một cách “vừa lạ, vừa quen” với phần kỹ xảo được đầu tư vô cùng kỹ lưỡng.

9. SONIC THE HEDGEHOG (2019)

Cùng với Pikachu thì Sonic cũng là một nhân vật game mang tính biểu tượng cao trong văn hóa Nhật Bản. Những tựa game chú sóc xanh siêu tốc độ luôn mang lại cảm giác phấn khích bằng một gameplay tốc độ cùng một cốt truyện rất dễ để theo dõi và tiếp cận.

Quá trình thai nghén một bộ phim điện ảnh về nhân vật Sonic bắt đầu từ những năm 1990, tuy nhiên mọi thứ vẫn chỉ ở khâu lập kế hoạch cho đến khi Sony Pictures mua lại quyền thương mại phim vào năm 2013 và mang tên Sonic the Hedgehog. Thậm chí, ngay khi trailer đầu tiên của bộ phim ra mắt, nhiều người đã chê bai tạo hình 3D của nhân vật Sonic và nghi ngờ về khả năng thành công của tác phẩm.

Tuy nhiên, Paramount Pictures và đạo diễn Jeff Fowler đã đón nhận những ý kiến từ công chúng và sẵn sàng bỏ ra kinh phí để sửa lại tạo hình sao cho sát với thực tế nhất có thể. Kết quả, với một câu chuyện hài hước cùng phần hành động mãn nhãn Bộ phim thu về hơn 300 triệu USD doanh thu phòng vé, một có số không hề nhỏ dành cho một tác phẩm “ăn theo game” vốn đã phải “trầy trật” suốt một khoảng thời gian dài trước đó.

10. MORTAL KOMBAT (2021)

Mortal Kombat là một tựa game đối kháng đa người chơi gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều game thủ trên toàn thế giới. Câu chuyện đậm chất võ thuật cùng một thiết kế bối cảnh mang nhiều màu sắc Á Đông là lý do khiến cho tựa game của NetherRealm Studios trở nên khác biệt so với những tựa game đối kháng ra mắt vào những năm 90.

Việc Mortal Kombat được chuyển thể thành thành phim điện ảnh đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của khán giả cũng như những kỳ vọng tác phẩm sẽ kế thừa tinh thần “máu chảy, đầu rơi” của tựa game gốc. Sau nhiều lần trì hoãn vì Covid-19, bộ phim cuối cùng cũng được ra mắt cả trên nền tảng trực tuyến lẫn một số hệ thống rạp trên toàn thế giới.

Mặc dù giới chuyên môn nhận xét là có một cốt truyện không ấn tượng, nhưng với bối cảnh được thiết kế như mang từ game ra cùng phong cách chỉ đạo võ thuật tuyệt vời và điêu luyện, bộ phim đã phần nào giải tỏa cơn khát về một tác phẩm võ thuật máu me với phần hành động vô cùng mãn nhãn.

HỎI ĐÁP & TƯ VẤN NGÀNH HỌC KỸ XẢO ĐIỆN ẢNH, VFX, GAME CÙNG HỌC VIỆN MAAC

Bài viết mang đến bởi Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí (Media & Entertainment) của tập đoàn Aptech. MAAC có mạng lưới 160 trung tâm trên toàn thế giới, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề bài bản, chuyên sâu, chất lượng cao trong các lĩnh vực:
· Hoạt hình 3D (3D Animation) – 24 tháng
· Kỹ xảo Điện ảnh (VFX – Visual Effects) – 24 tháng
· Thiết kế Truyền hình (Broadcast Design) – 18 tháng

Địa chỉ: 24-26 Phan Liêm, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline: 1900 2096
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Youtube | Instagram

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!