Cùng điểm qua TOP 10 kĩ năng tạo nên giá trị của 1 nhà thiết kế nhé!
Trong suốt năm na, tôi mang theo bên mình nhiều trọng trách mới hơn, trong đó bao gồm cô con gái 9 tháng tuổi của tôi. Đó cũng là lí do tại sao bài viết này lại cách xa bài viết cũ của tôi 1 khoảng thời gian đến thế.
Một trong những trách nhiệm đầu tiên của tôi chính là thuê 1 nhà thiết kế cho nhóm của mình, lần đầu tiên trong sự nghiệp tôi lấn sân sang 1 khía cạnh khác về việc tuyển dụng, điều đó khiến tôi suy nghĩ rất nhiều về việc điều gì sẽ làm nên 1 nhà thiết kế giỏi.
Thật ra thì tôi cũng không nghĩ được gì nhiều, nhưng dạo gần đây tôi lại nghĩ đó có thể là 1 bài tập hay về sự suy ngẫm, cũng có thể có ích cho tương lai và đó có thể là khởi đầu tốt cho 1 bài viết hay có ích, không chỉ cho độc giả ở cùng vị trí với tôi cách đây vài tháng trước, mà còn cho những ai thực sự muốn theo đuổi sự nghiệp thiết kế này.
Tôi viết bài viết này dựa trên kinh nghiệm của tôi – những kĩ năng về cơ bản đã giúp tôi phát triển bản thân cũng như những kĩ năng tôi học hỏi từ những nhà thiết kế tôi ngưỡng mộ và kính trọng. Các bạn có thể thấy được rằng 1 vài ví dụ sẽ nghiên về thiết kế UX (User Experience – Thiết kế trải nghiệm người dùng), bởi vì đó chính là những việc tôi tiếp xúc hằng ngày trong công việc của mình.
Nào, cùng bắt đầu nhé….
10 kỹ năng làm nên một nhà thiết kế / designer giỏi
- 1. Hiểu được những nguyên tắc cơ bản
- 2. “Thưởng ngoạn” thế giới theo nhiều cách nhìn
- 3. Hiện thực hóa các ý tưởng
- 4. Không ngại với những thất bại
- 5. Hợp thức hóa các giả định
- 6. Khả năng truyền đạt tốt
- 7. Có thiện chí tiếp thu phản hồi tiêu cực
- 8. Sẵn sàng giải quyết vấn đề
- 9. Biết cách vượt ra khỏi các giới hạn và nguyên tắc
- 10. Đừng cố tỏ ra mình là nhà thông thái
1. Hiểu được những nguyên tắc cơ bản
Tôi luôn thích việc so sánh các nguyên tắc trong thiết kế với những điều được dạy bảo trong kinh thánh cổ xưa, nếu như bạn tuân thủ theo những nguyên tắc này, bạn sẽ tìm được nơi gọi là thiên đường trong thiết kế (nói cách khác là làm cho khán giả/độc giả cảm thấy vui thích), nếu không làm được điều này, “sự trừng phạt” sẽ đến với bạn ngay lập tức.
Tuy nhiên, không giống như những lời dạy bảo trong kinh thánh, những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế không hiển thị dưới dạng 1 danh sách những điều bạn nên hoặc không nên làm, chúng đơn thuần chỉ là 1 danh sách hướng dẫn với mục tiêu giúp bạn khoanh vùng được những kì vọng và thói quen của người dùng.
Việc hiểu những nguyên tắc này không có nghĩa là bạn phải học thuộc lòng chúng. “Hiểu” ở đây có nghĩa là cho dù bạn không nghĩ đến, chúng vẫn là 1 phần trong bản năng con người bạn, gần như phản xạ không điều kiện trong con người bạn. Khi bạn thật sự hiểu chúng, bạn sẽ bộc lộ và cân nhắc thiết kế của mình theo những nguyên tắc này như 1 bản năng. Chúng sẽ tham gia vào tiến trình thiết kế, như là việc bạn gia tăng kích cỡ phông chữ, di chuyển biểu tượng hoặc tăng tốc độ của phần chuyển tiếp.
Và đến cuối cùng, những nguyên tắc này sẽ khiến bạn cảm thấy thiết kế của mình đúng với những gì mình mong đợi.
2. “Thưởng ngoạn” thế giới theo nhiều cách nhìn
Một khi bạn đã hiểu về những nguyên tắc thiết kế, nếu bạn tò mò và muốn biết chi tiết hơn (tôi nghĩ 1 nhà thiết kế nhất thiết phải có 2 đặc điểm này), bạn sẽ nhìn thế giới khác biệt hơn 1 chút, và bạn sẽ chú ý đến những thứ trước đây bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Nếu bạn cũng giống như tôi, bạn có thể tìm thấy niềm vui ở những cửa hiệu cắt tóc mang phong cách Jazz với những chữ viết tuyệt đẹp trên ô cửa sổ. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ hơi khó chịu 1 chút khi nhìn vào biển giới hạn tốc độ và các phông chữ không được sắp xếp ngay ngắn cho lắm.
Tại sao tôi lại cho rằng điều này quan trọng? Dù cho bạn có tin hay không, văn hóa thị giác của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tác phẩm thiết kế đầu ra.
Ý tưởng thiết kế ra một cái gì đó hoàn toàn mới mẻ là điều tuyệt vời nhất trong thiết kế, tuy nhiên 1 thực tế không thể phủ nhận rằng sau 6000 năm của nền văn minh, phần lớn mọi thứ đơn giản chỉ là bản phối lại của một thứ khác. Chỉ khác một điều là chúng ta sáng tạo theo cách như thế nào mà thôi chứ không phải là ăn cắp rập khuôn ý tưởng của người khác.
Vì thế, tôi nghĩ điều quan trọng là những nhà thiết kế cần mở rộng tầm nhìn của mình càng sâu rộng càng tốt. Một khi họ hiểu nhiều hơn, họ sẽ có nhiều góc nhìn hơn khi sáng tạo ra một điều mới mẻ nào đó.
3. Hiện thực hóa các ý tưởng
Nếu đã là 1 nhà thiết kế, bạn phải biết cách thiết kế một cái gì đó. Nếu bạn có những ý tưởng rất hay nhưng lại không thể biểu đạt hoặc hiện thực hóa chúng thì khó mà đạt được tiến trình tiếp theo trong thiết kế. Việc này sẽ giúp các ý tưởng trở nên hữu hình và khách hàng dễ nắm bắt hơn. Có như vậy, họ mới hiểu được những gì bạn đang làm. Đó là lí do vì sao ngạn ngữ vẫn hay nói: Một bức tranh còn đáng giá hơn 1000 lời nói.
Việc bán những ý tưởng thiết kế này không đòi hỏi bạn phải thiết kế ý tưởng đó thật lung linh và hoản hảo, bạn chỉ cần một bản phác thảo đơn giản trên giấy để giúp khách hàng có cái nhìn thoáng qua về ý tưởng bạn muốn trình bày mà thôi.
Bạn có thể tranh cãi với tôi rằng nếu ý tưởng tốt thì hẳn nó sẽ tự nổi bật. Tuy nhiên, nhiều người không thể nhìn thấy được nó. Vậy làm sao có thể tin hoặc hình dung ra nó được. Và theo kinh nghiệm của tôi, một bức tranh càng được bạn vẽ tốt bao nhiêu thì nó sẽ dễ dàng truyền đạt và kể câu chuyện của bạn bấy nhiêu.
Việc vẽ ý tưởng trên bản thảo đơn giản hay phức tạp là tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên, càng làm nó giống với thực tế bao nhiêu thì bạn sẽ càng thành công hơn trong việc truyền tải đến khách hàng bấy nhiêu.
Một lí do nữa các nhà thiết kế nên hiện thực hóa ý tưởng chính là mọi thứ sẽ trở nên dễ hiểu hơn trong bản phác thảo. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách hiện thực hóa nó trên bản vẽ thì đây cũng là con dao 2 lưỡi xé toạc bản ý tưởng này. Ngạn ngữ có câu “Đừng vội đánh giá một quyển sách qua vẻ bề ngoài của nó”, nhưng đối với nghề thiết kế, câu ngạn ngữ này lại vô cùng chính xác.
4. Không ngại với những thất bại
Biết giải pháp của một vấn đề và tìm ra giải pháp của một vấn đề? Bạn có thấy sự khác nhau ở đây không?
Sự khác nhau chính là thay vì giải quyết ngay với một giải pháp vừa tìm được, người thiết kế thành công sẽ đặt ra các câu hỏi, nghiên cứu, nghiền ngẫm và thử nghiệm nó, dù cho có thất bại và phải lặp đi lặp lại tiến trình nhiều lần nhưng họ vẫn không nản chí để quyết tâm tìm 1 giải pháp phù hợp nhất.
Một nhà thiết kế giỏi không bao giờ sợ thử thách thất bại bởi họ hiểu rằng sau thất bại đó họ sẽ tìm thấy con đường dẫn đến thành công. Đừng nghĩ rằng nó khiến cho các nhà sáng tạo phí thời gian vô ích, bởi vì sau chặng đường đó, đích đến của họ sẽ là một giải pháp đúng đắn họ đang tìm kiếm.
5. Hợp thức hóa các giả định
Việc thiết kế còn hơn cả một bài tập về sự đồng cảm (đối với khách hàng mục tiêu của bạn) và các trực giác để đưa ra các giả pháp mang tính khả thi đối với một vấn đề nào đó. Tôi cần nhấn mạnh cụm từ “mang tính khả thi” bởi vì đó là bản chất của chúng cho đến khi bạn hợp thức hóa được nó.
Với kinh nghiệm từng trải của mình, tôi đã học được rằng ngay cả khi chúng ta có cảm giác như “đây quả là giải pháp tuyệt vời nhất rồi”, thì luôn có một điều nên làm đó là chia sẻ công việc và tiếp thu ý kiến của người khác. Nó không có nghĩa là phải đi hỏi tất cả mọi người, đơn giản chỉ là chia sẻ với các đồng nghiệp của bạn.
Khi thiết kế, chúng ta sẽ dễ lạc lối trong chính ý tưởng của bản thân. Hãy trở nên thực tế hơn bằng cách đưa mình ra khỏi thiết kế nhằm đạt được mục tiêu bạn đang cố gắng hướng đến. Hãy sử dụng trực giác của một nhà thiết kế, các kinh nghiệm bản thân cùng lịch sử thiết kế và các mô hình thiết kế để hỗ trợ công việc.
Nói về đề mục này, tôi nghĩ rất quan trọng khi đề cập đến những kĩ năng chuyên sâu cần thiết để khiến cho giả định nào đó được hợp thức hóa. Bạn có thể kiểm tra trên các bức ảnh tĩnh, nhưng tôi luôn nghĩ điều tiên quyết nhất chính là càng rõ ràng và chân thật so với giả định càng tốt.
6. Khả năng truyền đạt tốt
Đây là kĩ năng không thể bàn cãi rồi nhưng tôi không thể khồng nói đến nó được. Quan niệm “Một ý tưởng tốt thì không cần thiết phải giải thích” thật là một điều hoang đường. Ý tưởng tốt không thể tự bán chúng được, vì thế bạn cần chứng minh được sức mạnh của nó trước khán giả.
Bạn không cần phải là một người bán hàng, bạn chỉ cần biết cách thuyết trình và giải thích công việc của mình, tìm hiểu khán giả là những ai để có cách truyền đạt thích hợp và cho họ thấy được ý tưởng của bạn phù hợp với mục tiêu ban đầu của họ như thế nào.
Nếu bạn thuộc tuýp người hơi hướng nội (như tôi) thì ý tưởng này nghe có vẻ hơi đáng sợ và không dễ chịu chút nào cả. Nhưng thực ra, nó dễ dàng hơn nói chuyện với người lạ nhiều, vì ít ra tôi đang tự nói cho bản thân mình. Và đối với thiết kế, điều đó thật quan trọng khi khiến người khác có thể hiểu được những ý nghĩ trong đầu mình, và đương nhiên, khi khách hàng hiểu và tin điều bạn nói, chắc chắn họ sẽ mua ý tưởng của bạn.
Ngược lại, khi không thể truyền đạt ý tưởng đến với người khác, đó chắc chắn sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn cho bạn tiến về phía trước, thậm chí nó có thể đóng lại cánh cửa thiết kế mơ ước của bạn.
7. Có thiện chí tiếp thu phản hồi tiêu cực
Đây hẳn là kĩ năng khó khăn nhất đối với hầu hết các nhà thiết kế – những phản hồi, hay nói đúng hơn là những phản ứng tiêu cực đối với ý tưởng.
Thật tốt khi bạn được khen ngợi và cổ vũ, nhưng nếu bị chê bai và xét nét những phần của ý tưởng thì bạn sẽ như thế nào? Đấy chính là lúc bạn chuẩn bị sẵn sàng khiên và phòng thủ tối đa.
Điều này cũng xảy ra tương tự trong thử nghiệm người dùng khi chúng ta thấy phản ứng của họ hoàn toàn không thể hiểu điều chúng ta đã mất nhiều ngày để tinh chỉnh. Đó là lúc chúng ta lại phòng thủ tối ta nhằm che đậy sự thất bại của mình. Bởi vì: không có người dùng im lặng, chỉ có những thiết kế ngu ngốc mà thôi.
Một nhà thiết kế thành công luôn hiểu rằng phê bình tác phẩm không có nghĩa là phê bình tác giả. Họ xem đây là cách nghiêm túc để nhìn lại tác phẩm của mình, xem họ đã đạt được bao nhiêu % so với mục tiêu mong đợi.
Quan trọng hơn, họ lắng nghe và tiếp thu phản hồi để giúp tác phẩm sau đó được hoàn thiện hơn.
8. Sẵn sàng giải quyết vấn đề
Để đạt được thành công thực sự, các nhà thiết kế cần quan tâm đến khách hàng hoặc khán giả của họ nhiều hơn là cái tôi của mình. Tại sao ư? Bởi vì giải pháp dành cho 1 người nào đó không hẳn sẽ giống với những người còn lại.
Một nhà thiết kế thành công không chỉ tìm một giải pháp tốt mà họ còn nỗ lực tìm kiếm những điều đáng để học hỏi và nâng cao, những thứ sẽ là mục tiêu trong tương lai hoặc những vấn đề có thể phát sinh sau đó. Trên hết, họ không quên tất cả mọi thứ họ giải quyết đều nhắm đến mục đích thiết kế.
Thông thường chúng ta sẽ thấy được 2 hình thái giải quyết vấn đề của các nhà thiết kế: Một là cách mà đa số hay biểu hiện, như các thiết kế trên instagram và tweet, chỉ cần một ít kiến thức về thiết kế cũng có thể sửa lại được; Hai là cách mà một bộ phận nhỏ các nhà sáng tạo hay biểu hiện, họ muốn nâng cấp nó chứ không chỉ than phiền hay chỉ ra lỗi sai của thiết kế. Đó là cách nhà thiết kế thành công luôn làm.
9. Biết cách vượt ra khỏi các giới hạn và nguyên tắc
Làm việc trong thế giới thực nhiều hạn chế chắc chắn sẽ luôn cám dỗ bạn đi theo con đường dễ dàng và cơ bản. Nhưng nên nhớ rằng, một nhà thiết kế thành công luôn vượt ra khỏi các giới hạn, không hừng đặt câu hỏi và tự thúc đẩy bản than tìm đến các giải pháp ưu việt nhất có thể.
Điều này không có nghĩa là bạn không cân nhắc đến các giới hạn, chỉ là bạn cố gắng hết sức và đầu tư thêm thời gian để tìm ra “con át chủ bài” khác bên cạnh 1 giải pháp “cơ bản”. Theo kinh nghiệm của tôi, việc có thêm “con át chủ bài” này khiến cho 1 số giới hạn được đánh giá lại. Trong 1 số trường hợp khác nó không thể làm các giới hạn thay đổi, tuy nhiên nó có thể truyền cảm hứng cho 1 người nào đó suy nghĩ theo và hoàn thành trong các giới hạn. Nên nhớ rằng, công việc của nhà thiết kế không phải là đưa ra các giải pháp mà là tìm kiếm nó. Nếu bạn có thể truyền cảm hứng cho người khác thì bạn đã thành công rồi đấy.
10. Đừng cố tỏ ra mình là nhà thông thái
Điều cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, sự khiêm tốn luôn được tôi xem là một trong những phẩm chất quan trọng nhất ở nhà thiết kế thành công, không kể thâm niên của họ ra sao, vị trí chuyên môn như thế nào thì họ cũng cần lắng nghe người khác.
Là một chuyên gia về thiết kế không có nghĩa là chúng ta luôn tỏ ra mình biết mọi thứ, điều này là nên, tuy nhiên lại không nên khi bác bỏ phản hồi của người khác vì cho đó là ý kiến cá nhân của 1 cá thể hoặc vì người đó không hề có chuyên môn hay am hiểu gì về thiết kế.
Ngược lại, bạn cũng không nên sử dụng ý kiến của người khác vô tội vạ chỉ bởi họ có nhiều kinh nghiệm hơn bạn hay đơn giản vì họ là sếp của bạn. Điều cần làm chính là cân đo đong đếm các phản hồi, đối chiếu với mục tiêu thiết kế của bạn để rút ra những điều cần thay đổi hay không nên thay đổi.
Sự khiêm tốn cũng bao hàm việc dám hỏi khi bạn không biết về 1 kiến thức nào đó. Là một nhà thiết kế, luôn đặt ra các câu hỏi nên trở thành bản năng vốn có trong người bạn và điều này không có gì đáng xấu hổ cả.
Ngược lại, việc không hỏi mới chính là chướng ngại vật đối với thành công của bạn. Nhà thiết kế không để trả tiền để biết các câu trả lời, mà họ được trả tiền để tìm ra các câu trả lời.
Theo 9UDesign
Để lại đánh giá