50 cách thiết kế thương hiệu tốt hơn [Phần 1]

(RGB.vn) Tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu này với những thương hiệu khác là một điều không dễ thực hiện. Với loạt bài “50 cách thiết kế thương hiệu tốt hơn” mà RGB giới thiệu dưới đây sẽ là những gợi ý hay giúp cho việc làm nên nét riêng của thương hiệu dễ dàng hơn.


 

1. Suy nghĩ về môi trường ứng dụng

Việc chỉ đảm bảo cho hệ thống nhận diện thương hiệu thể hiện trên các kênh kỹ thuật số đã không còn là một lực chọn khôn ngoan nữa. Peter Knapp, nhân viên sáng tạo toàn cầu tại Landor Associates giải thích rằng “Hệ thống nhận diện thương hiệu phải được ứng dụng trên nhiều phương diện khác nhau, vì kỹ thuật số chỉ là một phần trong cuộc sống của chúng ta mà thôi. Trách nhiệm của những nhà thiết kế là phải thể hiện thật khéo léo nét riêng của thương hiệu trong từng môi trường ứng dụng khác nhau đó. Bạn có nghĩ đến việc làm thế nào để người dùng tương tác với một hình ảnh được lặp đi lặp lại nhiều lần như thế không?


2. Đừng chọn cái sẵn có

Là một nhà thiết kế, nhiều lúc bạn cũng phải đối mặt với sự cám dỗ đi theo những phương thức thiết kế quen thuộc hay dùng . Đừng chọn giải pháp an toàn như thế, thay vào đó, hãy cố gắng giúp khách hàng hiểu được những thách thức họ có thể gặp phải với công nghệ kỹ thuật số mới mẻ này. “Là một đối tác tin cậy, chúng tôi có nhiệm vụ tư vấn và đưa ra những hiểu biết sâu sắc của mình về những khó khăn của khách hàng, chứ không phải chỉ lực chọn cách thức nào dễ thực hiện. Hãy lắng nghe những vấn đề của khách hàng, hiểu được những  mong muốn của họ, rồi đưa ra những giải pháp tương ứng sẽ tốt hơn là chỉ nhắm mắt thiết kế theo những nguyên tắc thông thường vẫn làm.”, ông Knapp chia sẻ.


3. Chơi đùa với các dạng hình khối

Ông Dan Moat (nhà thiết kế và là giám đốc Tahninial) có một mẹo nhỏ dành cho những ai sử dụng Illustrator là hãy dành thơi gian “vọc” các dạng hình học cơ bản và các công cụ. Nhiều người tìm ra cách chính thống để thể hiện ý tưởng và rồi chỉ quen với cách làm đó, nhưng nhiều khi những “con đường tắt” có thể đem lại nhiều bất ngờ. Dan Moat gợi ý là hãy bắt đầu với công Pathfinder, panel và công cụ Shape Builder


4. Logo nhìn rõ ràng ở mọi tỷ lệ

Một trong những thử thách lớn nhất những nhà thiết kế gặp phải khi lần đầu tiếp cận thế giới kỹ thuật số là không thể kiểm soát nó hoàn toàn. Phương tiện truyền thông không còn là một không gian với những chiều kích thước cố định nữa, và các nhà thiết kế phải nhìn nhận và trực tiếp giải quyết vấn đề này. Ông Fadi Shuman, giám đốc điều hành tại công ty quảng cáo kỹ thuật số sáng tạo Pod1, giải thích : Nói đến “kỹ thuật số” nghĩa là nói đến rất nhiều thiết bị, có lớn có nhỏ, nên logo của bạn phải đảm bảo cho dù phóng to, thu nhỏ ở tỷ lệ nào thì cũng không được bị vỡ hình.


5. Sử dụng ít màu và sắc

Phương pháp K.I.S.S (Keep it simple & stupid) được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực thiết kế, và thiết kế logo là môt trong số đó. Ông Shuman đã chia sẻ rằng một logo đơn giản với màu sắc và sắc thái ít hơn là tốt nhất. Vì Thời gian tải hình ảnh trên các thiết bị kỹ thuật số và sai sót do độ phân giải màn hình gây ra có thể ảnh hưởng đến logo của bạn. Cho nên hãy giữ cho logo thật đơn giản. ”

Xem tiếp phần 2

Thiên An biên dịch theo Computerart | RGB.vn


Trong nỗ lực đem đến nhiều hơn nữa những bài viết chất lượng dành cho độc giả, RGB.vn mong muốn sẽ giới thiệu đến các bạn những bài dịch nội dung hay được biên tập kỹ lưỡng và nghiêm túc. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ chúng tôi. Khi trích dẫn lại bài viết xin vui lòng ghi rõ nguồn, link RGB.vn và người biên dịch.

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!