Tiếp tục với đề tài bạn có nên làm mới thương hiệu của mình không với kì 1 đăng tại đây. RGB xin mời các bạn tiếp tục theo dõi tiếp kì 2, với 5 câu hỏi còn lại sẽ giúp bạn trả lời xem có cần làm mới lại thương hiệu của mình không.
[quote]6.Đối tượng khách hàng của bạn có thay đổi từ khi bạn tạo ra thương hiệu của mình không?[quote]
Liệu việc đổi mới thương hiệu có giúp bạn liên kết lại với khách hàng mục tiêu hay tiếp cận đối tương khách hàng mới không? Như chúng ta đã biết, xu hướng liên tục thay đổi, nhất là đối với giới trẻ. Khi khách hàng đã trưởng thành, thương hiệu chỉ có thể thay đổi theo họ, hoặc thay đổi để tiếp cận một thế hệ trẻ mới.
Một ví dụ gần đây về thương hiệu thay đổi đối tượng khách hàng là MTV. Doanh nghiệp này đã luôn hướng đến khách hàng trẻ tuổi, nhưng họ đã không còn nổi tiếng như trước khi nhiều đối thủ trực tuyến ra đời như Buzzfeed.
MTV quyết định đổi mới thương hiệu, đổi khẩu hiệu của họ từ “I want my MTV” thành “I am my MTV”, một thông điệp tập trung vào khao khát thể hiện cá tính của giới trẻ qua nhiều nội dung sáng tạo độc nhất vô nhị.
Thương hiệu mới của họ thể hiện hình ảnh hoang dã lộn xộn nhằm nhấn mạnh sở thích của teens là công nghệ và luôn muốn thể hiện bản thân. Trên trang web của họ, teens có thể dùng MTV Bump để tạo ra những video nhỏ và có cơ hội được phát sóng trên MTV.
Đối với MTV, một thương hiệu nhắm vào thế hệ nghiện công nghệ, sự có mặt trên các mạng xã hội là rất quan trọng. Cách MTV đạt được điều này là sử dụng trang Facebook của họ để chia sẻ những nội dung để thu hút sự chú ý của teens và đăng những địa chỉ đến bài viết làm fans hào hứng.
MTV còn dùng sự hiện diện trên Facebook của mình để khuyến khích lập trình bằng cách sử dụng hình cover để quảng cáo cho chương trình TV qua những hình ảnh với thông tin thú vị về lịch phát sóng.
Đây là phương pháp đơn giản mà hiệu quả để truyền tải thông tin đến khách hàng khi họ tương tác với doanh nghiệp của bạn một cách tự nhiên nhất.
[quote]7. Qua một khoảng thời gian, bạn có thay đổi những dịch vụ của mình không?[/quote]
Có lẽ lúc đầu bạn chỉ cung cấp một dịch vụ nhưng sau một thời gian bạn đã mở rộng dịch vụ của mình. Hoặc có thể là ngược lại: bạn bắt đầu với rất nhiều dịch vụ nhưng bây giờ chỉ chuyên về một thứ.
Thương hiệu được rất nhiều người biết đến, Uber, đã đổi mới thương hiệu vào đầu năm 2016 khi họ nhận ra doanh nghiệp này đang phát triển toàn cầu và họ đã mở rộng so với mục đích ban đầu. Tuy ban đầu chỉ là dịch vụ taxi nhưng bây giờ Uber đã có cả hệ thống vận chuyển hàng hoá và thực phẩm.
Uber nhận ra họ có tiềm năng đa dạng hoá hơn nữa và họ muốn thương hiệu này cũng phải trưởng thành với mục tiêu đó.
Vì vậy, Uber đã tạo ra hai ứng dụng khác nhau; một cho tài xế lái xe và một cho người đi xe. Họ làm mới kiểu chữ và tập trung vào sự đa dạng của thị trường, dùng màu và mẫu lặp lại (pattern) để thể hiện cảm giác khác nhau của từng đất nước trong phạm vi Uber hoạt động.
Mặc dù logo mới nhận nhiều ý kiến trái chiều, khi sử dụng bảng màu và họa tiết hoàn toàn mới, Uber sẽ có thể đa dạng hoá nhưng vẫn tiếp tục xây dựng chiến dịch khác nhau ở mỗi nước trên thế giới, và sẽ kết nối với khách hàng một cách sâu sắc hơn.
Hãy thử dùng màu và họa tiết nhất quán trong tất cả những ấn phẩm quảng cáo của bạn để tạo ra cái nhìn đồng nhất mà mọi người sẽ nhận ra ngay lập tức.
[quote]8.Màu sắc, kiểu chữ hay hình ảnh trong thương hiệu của bạn đã lỗi thời chưa?[/quote]
Nếu thế, rất có thể thương hiệu của bạn cần đổi mới để nổi bật trên thị trường. Có rất nhiều trường hợp, một thương hiệu lỗi thời không còn trông chuyên nghiệp nữa, cho dù đó là một doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm.
Khách hàng luôn muốn một thương hiệu có ý thức về xu hướng hiện đại để có thể được biết đến với nhiều uy tín hơn.
Verizon là ví dụ cho thương hiệu có thương hiệu tuy ban đầu nhìn mới mẻ nhưng qua thời gian trở nên lỗi thời. Gần đây Verizon đã làm mới logo và thông điệp của mình một cách đơn giản, đáng tin cậy và như khách hàng mong muốn.” (Theo Kim Ansen, Verizon Press Release)
Logo cũ của Verizon gồm kiểu chữ in nghiêng và hình hoạ kiểu gradient. Chữ Z quá khổ và dấu tick lớn màu nhạt dần không còn có vẻ hiện đại nữa.
Verizon giữ lại kiểu chữ quen thuộc San Serif đậm trong khi tối giản dấu tick đỏ để giúp logo mới hoà nhập vào kỉ nguyên thiết kế phẳng và quảng cáo táo bạo. Logo mới giờ có thể được sử dụng dễ dàng vì nó đơn giản hơn, không còn chồng chất nhiều thứ với nhau và mang đến cảm giác tối giản.
Verizon cam kết sẽ thể hiện điều tuyệt với nhất mà truyền thông có thể mang lại. Cam kết này có thể thấy được trên tường Pinterest của họ. Doanh nghiệp này đã theo sát thông điệp quảng cáo của mình bằng cách cung cấp album quà tặng, các dự án công nghệ tự làm và còn hơn thế nữa.
[quote]9. Mọi người có thể hiểu thông điệp bạn muốn gửi gắm chỉ qua cái nhìn đầu tiên không?[/quote]
Thương hiệu của bạn đem đến thông tin và cảm giác gì qua cái nhìn đầu tiên? Nếu người ta thấy rối về điều bạn muốn truyền tải khi xem qua trang web hay sản phẩm của bạn, họ có thể sẽ không gắn bó với bạn lâu dài.
Điều này rất đúng với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có bao bì. Cho dù chúng ta có thích hay không, khi nói về sản phẩm, bên ngoài cũng quan trọng không kém bên trong.
Sở hữu thiết kế bao bì rẻ tiền hay tẻ nhạt sẽ đem đến thông điệp rằng doanh nghiệp của bạn không quan trọng về hình ảnh thương hiệu, và chẳng ai muốn mua sản phẩm không có tiếng tăm.
Lấy Tesco làm ví dụ nhé. Tesco là một chuỗi cửa hàng tạp hóa da quốc gia đóng trụ sở tại Anh Quốc với dây chuyền sản phẩm mang tên Everyday Value.
Thông thường, những thương hiệu như thế này hay giảm chi phí bao bì để duy trì mức giá thấp cho người mua, và Tesco cũng thế. Nhưng thiết kế bao bì nhàm chán và không thể nhầm lẫn làm cho khách hàng xấu hổ như khi đang cố gắng tiết kiệm một ít tiền và mua sản phẩm rẻ.
Thiết kế bao bì tối giản để giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhưng thông điệp nó mang đến là chất lượng sản phẩm cũng tệ như thiết kế bao bì.
(– Bài viết do RGB thực hiện, vui lòng liên hệ tác giả hoặc rgb.vn khi đăng tải lại bản dịch này)
Bằng cách đổi mới thiết kế bao bì theo phong cách hấp dẫn hơn và thêm nhiều dạng hàng hoá hơn, Tesco đã có thể mang sản phẩm của mình mạnh mẽ trở lại trên thị trường và cạnh tranh với những nhà cung cấp tương tự.
Họ đã thêm nhiều màu tươi sáng và thiết kế icon hiện đại để khuyến khích khách hàng mua một sản phẩm tốt như giá trị doanh nghiệp, điều mà thiết kế bao bì của họ ngày nay đã thể hiện được.
[quote]10. Thương hiệu của bạn có gây ấn tượng để làm khách hàng tiềm năng nhớ đến lâu dài không?[/quote]
Với tư cách là chủ doanh nghiệp, chúng ta muốn khách hàng nhớ đến, giới thiệu chúng ta và quay lại lần sau khi cần dịch dụ chúng ta cung cấp. Nếu thương hiệu của bạn không nổi bật so với đối thủ cạnh tranh, một thương hiệu khác có thể qua mặt bạn vì có tiếng tăm dễ nhớ hơn, hay chỉ vì logo bắt mắt hơn.
Duolingo là một doanh nghiệp có hướng đi mới trong việc dạy ngoại ngữ. Khi đối thủ cạnh tranh cứng nhắc và quá thực tế (không kể là còn quá đắt), Duolingo mới mẻ, vui vẻ và miễn phí!
Họ cung cấp chương trình học ngoại ngữ miễn phí cho hơn 25 thứ tiếng khác nhau qua trò chơi tương tác và đồ hoạ sống động trong những bài học ngắn gọn.
Duolingo mong muốn rằng việc học phải vui, và thông điệp này sáng chói trong logo mới của họ. Bảng màu mới cập nhật nổi bật với màu xanh chanh, và logo vẽ lại chú cú vô cùng dễ thương.
Bằng cách sử dụng đồ hoạ tương tự như thế, Duolingo tạo ra và chia sẻ vô số hình ảnh trên Twitter và Facebook, mang lại cảm hứng cho mọi người để bắt đầu học một ngôn ngữ mới cho vui (và thực tế nữa), như tán tỉnh bằng tiếng nước khác chẳng hạn!
Nguồn: designschool.canva | Việt hóa bởi: Phuong Tam | Ban biên tập: RGB.vn
Vui lòng liên hệ tác giả khi đăng tải lại bản dịch này.
Để lại đánh giá