[BlogDesigner] Đôi điều về Motion Graphics – tricks và tính logic của não bộ

Chắc hẳn các bạn độc giả RGB không còn xa lạ gì với Phong Lương – anh chàng designer tuổi trẻ tài cao, cực kỳ cá tính với những tác phẩm motion graphic xuất sắc của mình. Chắc chắn bạn sẽ tiếp tục có những bất ngờ thú vị khi xem qua những bài chia sẻ của anh chàng này dưới đây!

Tên: Lương Vũ Hoài Phong
Ngày sinh: 01-05-1993
Facebook: https://facebook.com/VdragonEditz
Báo chí nói gì về Phong Lương: RGB/Phongluong
Sở thích: nghe nhạc, chơi game, xem phim, tìm hiểu về những điều bí ẩn của khoa học…

Và đây là bài chia sẻ về nghề Motion Graphic dưới góc nhìn rất cá tính của Phong Lương. RGB nghĩ rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về motion graphic dưới góc nhìn của người đã làm nghề và đã trải qua những kinh nghiệm học tập như Phong Lương.

Đôi điều về Motion Graphics – tricks và tính logic của não bộ

Một ngày đẹp trời như bao ngày khác, trời không nắng, cũng không mưa, lác đác 1 vài đám mây đang bao quanh hào quang tỏa nắng của ánh mặt trời……. Thôi vào đề lẹ lun khỏi lòng vòng mở bài – thân bài  – kết luận.

 

1. Ai đã đọc được cái title rồi click vào xem vì tò mò thì tui khuyên bạn không nên tốn thời gian với nó vì tui không phải người thích chỉ bảo hay dạy người khác, có share thì cũng chỉ share kinh nghiệm mà tui góp nhặt được từ nhiều người bạn mà tui quan hệ (tức là tiếp xúc nói chuyện, đừng hiểu sai vấn đề quan hệ là được =]]]]]]]]]]]) Vấn đề này tui sẽ nói ở gần cuối bài.

2. Ố zè! Chắc mọi người cũng biết sơ qua Motion Graphics (MG) là gì rồi chứ nhỉ?

Tôi chắc chắn rằng một số người sẽ nhờ anh google để search ra câu trả lời, vì đa số học Motion Graphics có kiến thức sách vở về nó đâu ??? Khỏi nói đâu xa, tui cũng thế, cho dù có search và đọc xong cũng quên hết. Nói chung, cái đó xem cho biết để hù người khác là chính. Mặc dù còn có 1 số người họ nắm rõ về những kiến thức cơ bản của MG và lịch sử của nó, nhưng tui dám chắc chắn 1 điều, họ đã và đang có í định đi dạy rồi.

Còn nếu các bạn vẫn tò mò về cái đó là gì. Okay! tui sẽ liệt kê ra những topic nói về MG, coi như là tui trả ơn các bạn đã tối mấy phút để đọc những dòng rườm rà trên. Nói trước là nó dài lắm nghen. Đọc xong mà có buồn ngủ thì đổ thừa tui đấy…

http://leodinh.blogspot.com/2011/11/motion-graphics-la-gi.html

Ai giỏi tiếng anh thì vào wiki coi nhé, bạn thân của chúng mình đấy:

http://en.wikipedia.org/wiki/Motion_graphics

Bạn đã chắc chắn đọc hết chưa? Rồi phải hok?

Wow! Đọc xong các link kia mà bạn vẫn có thể đọc được tới dòng này thì quả thật tui khâm phục tính nhẫn nại và tìm tòi học hỏi của bạn. Sau khi đọc xong 3 cái trên, bạn cảm thấy như thế nào? Buồn ngủ? Chán nản? Hay có ý định từ bỏ? Tui cá chắc 1 điều rằng 80-90%  số người đọc những cái lý thuyết trên sẽ không thể nào nhớ hết. Rồi tự hận mình tại sao lại chậm hiểu đến như vậy.

Đừng tự trách mình tại sao, có trách thì trách tại sao nó quá dài 🙁 Đưa nhiên, đã là khái niệm căn bản và nguồn gốc thì chắc chắn nó phải dài rồi, MG bắt đầu từ năm 1800 đến giờ cơ mà, biết bao nhiêu biến cố xảy ra. (Xin lỗi các bạn đọc xong cái khúc này mà nghĩ tui thần thánh, biết được cội nguồn thì xin thưa rằng cái này tui cũng mới google ra chứ chả có phải thuộc làu hay biết trước gì đâu :)) )

Riêng tui, tui cũng có cái lí thuyết riêng của mình, rất ngắn gọn và cũng dễ hiểu, được rút ra từ những kinh nghiệm tui đã tích góp được sau hơn 1 năm bước chân vào nghề:

“Motion Graphics = Graphic + Motion.

Đọc cái tên bạn cũng đã hiểu sơ sơ rồi, còn chưa thì mời bạn học thêm tiếng anh. Còn nếu không thì tui sẽ nói sơ một xíu:

Cốt lõi cơ bản của Motion Graphics chính là Graphic Design. Sự đẹp đẽ của một MG video chính là yếu tố hình ảnh, hình ảnh được phân chia bố cục & màu sắc rõ ràng dễ hiểu, sự chuyển động có liên quan đến nhau của từng hình ảnh mang đến một sự liền mạch từ đầu đến cuối video. Một khi người xem có thể nhẫn nại ngồi xem hết từ đầu đến cuối clip của bạn. Okay! Bạn đã thành công một phần. Phần sau là do cách diễn đạt lời nói của bạn bằng hình ảnh”

Vì vậy hãy học Graphic Design trước khi bạn có ý định trở thành một Motion Graphic (MG) designer chính hiệu!

Đọc xong cái này, sẽ có nhiều bạn tự hỏi:

“Thằng viết bài này như :poop: , mới vào nghề được một năm mà đã chảnh rồi. Hứ! ko xem nữa”

Okay hãy cố gắng đọc lại mục 1. ở trên một lần nữa cho hiểu nhé.

 

3. Oh yeah! Lý thuyết mà không thực hành thì cũng chỉ mãi là lý thuyết. Mà nhìn chung chúng ta học lý thuyết một phần cũng chỉ dùng để bô bô tự hào với người khác, hãnh diện rằng ta đây biết nhiều lắm! Feeling like a Boss. Đọc đến đây sẽ có nhiều bạn nhột và chửi mình như :poop: Nhưng sự thật thì mãi mãi là sự thật.

Nói gì thì nói, ngoài thành phần kể trên, vẫn còn nhiều người nhiệt huyết, sẵn sàng chỉ bảo tận tình về lý thuyết cho các bạn. Nhưng cái này đa phần đã quen biết nhau từ lâu, hoặc đã có thiện cảm từ trước.

À đến đây nhiều bạn sẽ nghĩ đến thầy cô từng dạy các bạn, mình không muốn nói đến họ và các anh chị lớp trên mà mình kính trọng, những người chưa từng dạy hoặc đã và đang dạy mình, họ đã thuộc qua một lĩnh vực khác đó là giáo dục. Họ đã được học tập 1 cách bài bản, tìm hiểu 1 cách tường tận, nghiên cứu nhưng phương pháp dạy hiệu quả nhất. Tất nhiên chúng ta phải trả họ một chi phí rõ ràng với công sức họ bỏ ra biên soạn giáo án để cho bạn hiểu.

Học tập và học hỏi kinh nghiệm là 2 khía cạnh khác nhau.

Học tập đa phần tốn một khoảng phí kha khá nhưng biết được 1 cách chắc chắn và hiểu một cách tường tận, đôi lúc có ngoại lệ được học free :)) Mình thích điều đó, lol.

Còn học hỏi kinh nghiệm đa phần là biết được cách làm việc của họ, một số kiến thức khác ngoài lề, bla bla bla. Ờ có vẻ nhiều hơn đấy, nhưng đâu phải ai cũng hiểu hết và tiếp thu được hết. Học hỏi kinh nghiệm luôn phải biết chọn lọc một cách có khoa học.

 

4. Bây giờ hãy đặt câu hỏi tại sao mục 1. tui lại nói như vậy.

Thứ nhất, không phải ai cũng có thời gian nhiều để chỉ bạn hết từ A-Z, họ cũng có việc làm của họ, họ chỉ có thể dẫn dắt bạn những lối đi để bạn tự tìm hiểu kĩ về nó. Nói nôm na là họ đưa cho bạn một cái cuốc, bạn sẽ phải tự thân dùng cái cuốc họ đưa để đào đất lên lấy kho báu.

Nếu nó như thế thì học hỏi kinh nghiệm là gì cho mệt, đúng ko?

Hoàn toàn sai lầm, việc dùng những kiến thức sơ sài, nói chung là bề nổi của kiến thức mà người khác chia sẻ là cốt lõi của sự nỗ lực tìm hiểu và thực hành tìm ra phương pháp, có tìm thì sẽ hiểu, có làm thì sẽ biết lối.

Hơn nữa việc tự tìm tòi và học hỏi sẽ ăn sâu vào tâm trí chúng ta, mai mốt lỡ có đụng lại kiến thức này thì còn biết đường mà làm, tạo cho ta có khả năng tự vạch ra kết hoạch giải quyết vấn đề khó khăn.

À một cái nữa mình cũng nói qua sơ :”>

“Đừng bao giờ mong đợi người khác chỉ hết những tricks của họ.”

Tricks (thủ thuật, bí quyết) trong MG ở đây là thói quen làm việc của 1 người, dùng kỹ thuật để đánh lừa thị giác của người khác. Ngoài ra đó cũng là đường tắt để chúng ta cỏ thể đạt được kết quả như í mà không cần phải tốn nhiều thời gian. Chắc chắn 1 điều, nó sẽ giúp bạn phát triển tư duy và tính logic của mình, không sợ sệt khi giải quyết 1 vấn đề khó khăn.

“Tôi luôn chọn người lười biếng cho những việc khó khăn…

Bởi vì họ luôn biết tìm con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó.”

–Bill Gates

Hãy nhớ điều trên bạn nhé, tui không khuyến khích bạn lười biếng nhưng nhờ có sự lười biếng, tui mới nghĩ ra những cách để làm cho xong sản phẩm. Kiểu như qua mặt client một cách hợp pháp vậy đó.

À mà đừng nghĩ đến chuyện xài template cũng là 1 cách làm nhanh nhé, đó chỉ là 1 biện pháp cấp bách nếu thời gian không cho phép. Xài template cũng như việc mặc cái áo của người khác, nó không tôn lên được giá trị và tính cách riêng của bạn, càng ngày nó sẽ khiến bạn lội trong vũng sình mà chính bạn tạo ra, không thể khá hơn được.

Vậy Tricks là gì và nó như thế nào?

Chắc hẳn khi vào đọc topic này, bạn cũng hiểu sơ mình là ai, và mình làm những gì, có thể bạn thấy hay và choáng (nói thì có hơi quá =]] nhưng cũng đúng với những người mới bắt đầu) , thực ra, những chuyển động trong các clip của mình cũng chỉ là những cái basic đơn giản, vâng, hết sức đơn giản, gồm 3 option chính của layer: Position/Scale/Rotation =]]]]]]]]]]]]]]]]] animate 1 layer duy nhất và cóp cho toàn bộ layer khác, sau đó del bớt keyframe để cho ra nhiều chuyển động khác nhau -> nhanh hơn nhiều chưa :)).

À đừng có khinh thường những cái cơ bản đó, vì chúng có thể làm được hàng tá hiệu ứng mà chúng ta không ngờ tới -> Đó là một phần của trick. Nói nôm na, trick là cái để cho những người lười biếng như tui và các bạn sử dụng để làm nhanh sản phẩm.

Ồ, bạn thấy nó thần kì chưa? Thần kì thật đấy, nhưng sai lầm khi bạn học hỏi tricks của người khác. Như đã nói ở trên, đó cũng chính là thói quen làm việc của họ, bạn đâu thể tự gượng ép mình như vậy? Mỗi người có tricks khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh và thói quen làm việc của họ.

Những cái đó, họ cũng mất 1 khoảng thời gian khá lâu để có thể tìm tòi được, đâu phải lúc nào họ tốn thời gian mò tricks để share free chon bạn đâu nhỉ, phải không? Thường thì người ta cũng share cho bạn những cái tricks của họ, nhưng có share thì đó cũng chỉ là bề nổi. Bắt buộc bạn phải tự tìm hiểu.

Vì công đoạn tìm hiểu thêm, bạn có thể tự tạo ra tricks cho riêng mình. Ngoài ra, nếu bạn để ý kĩ, việc tự tìm tòi tricks cho riêng mình, nó cũng tạo thêm cho bạn một kỹ năng khác, đó là kỹ năng search google.

Sau 1 khoảng thời gian tìm tòi, bạn sẽ biết được:

À cái muốn tìm là gì? Keywords ra sao, cần tìm ở đâu? Định hướng Style như thế nào?

Vì thế, bạn sẽ không phải chùn bước bất cứ điều gì.

Nếu trick được bày sẵn cho bạn làm thì đó cũng chỉ như 1 tờ giấy viết được photo copy ra. Nếu muốn xài lại, bắt buôc bạn phải lấy tờ giấy đó copy lại 1 lần nữa.

Và đúng như thế thì chúc mừng bạn! bạn đã trở thành một người học vẹt chính hiệu.

Dĩ nhiên, cuộc đời không có gì là hoàn hảo, một khi bạn không thể tìm được cái mình muốn, hay không giải quyết được vấn đề mình đang làm, hãy tìm những người anh chị đi trước & có kinh nghiệm, họ sẵn sàng chỉ cho bạn nếu bạn quá bí và bế tắc.

Sau đó việc tiếp theo là của bộ não của bạn, nó sẽ thu thập lại hết những gì bạn đã tìm tòi được, loại bỏ những phần thừa, nó sẽ giúp bạn đưa ra cách làm ra i chang cách của họ bày ra.

Khi đó bạn sẽ nhớ dai hơn là lúc chưa tìm tòi mà đã muốn có trick liền

Đó là tricks và tính logic của não bộ.

À, đừng có đánh đồng tính logic của não bộ với việc sử dụng hoàn toàn bán cầu não trái nhé, nghe đồn người có tính logic nhiều thì sẽ không thể sáng tạo.

Điều đó là sai lầm, vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đối với 1 con người, không có chuyện sử dụng bán cầu nào nhiều hơn cái nào, mà đó là sự chọn lọc hoặc kết hợp giữa tính logic, thẩm mĩ và sáng tạo trong từng vấn đề mà người đó đang gặp phải.

 

5. Sau khi nghiền ngẫm những cái trên, chắc bạn cũng đã khái quát được thế nào là tìm tòi & học hỏi MG thế nào rồi nhé. Hãy bắt đầu tập đi với những kiến thức cơ bản, 1 khi đã vững thì ban có thể tung hoành giang hồ thêm về advance rồi đấy. Đừng nóng vội, hãy bình tĩnh và tìm tòi, lấy nhu thắng cương, dục tốc thì bất đạt.

Việc học tập và tìm tòi Motion graphics là rất đáng quí. Nhưng hầu như, phần lớn nhiều người vẫn chưa hiểu ra cái cốt lõi của motion là gì?  Họ chỉ muốn làm ra i chang những gì người khác đã làm được, tìm mọi cách, mọi phương pháp, kể cả xài template mà quên đi rằng “BASIC DESIGN” là cái cốt lõi quan trọng nhất đối với một người designer nói chung và MG designer nói riêng.

 

-> Nói chung thì tui cũng không giỏi văn lắm.

Những cái tui ghi ở trên, nó mang tính chất chủ quan hơn, vì đó là những cảm nhận của tui sau 1 quá trình học tập và làm việc theo tấm gương thanh niên nghiêm túc =]]] Nếu có sai trái gì mong các bạn bỏ qua.

Hôm nay hứng lên viết 1 bài dài ngoằn như zầy cho mọi người đọc và hiểu, thấy chán thì Feedback dùm nhe :”>

Nếu mọi người hưởng ứng típ, bài sau tui sẽ nói về “Sự khác nhau giữa Keyframe Animation và Expression Animation” qua đó biết cách để ứng dụng chúng 1 cách có hiệu quả.

 

RGB.vn | Blog Phong Lương

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!