[BlogDesigner] Tản mạn về nghề “hot” và con đường trở thành một Designer “tử tế”

RGB mời các bạn cùng chia sẻ với Designer Trịnh Huy Hùng về chuyện nghề qua bài blog rất ngẫu hứng và dí dỏm này. Với lối dẫn dắt rất tự nhiên và gần gũi, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều điều bổ ích cho những ai mới vào nghề hoặc đang có đam mê trở thành một designer.

Tên: Trịnh Huy Hùng
Graphic Designer
Behance: www.behance.net/thesimplethings
Facebook: www.facebook.com/trinhhuyhung.jackie

Tác phẩm của Trịnh Huy Hùng tham gia dự án Infinite Vietnam

 

Hồi chiều này tự dưng thèm bánh bèo, thế là dắt xe đi mua ngay một hộp. Mua về, mở hộp ra thì hụt hẫng khi biết rằng chị gái Bánh Bèo quên bỏ nước dừa vào cho mình. Trong lúc bất mãn về chuyện chị gái Bánh Bèo thì tự nhiên trong đầu sực nhớ tới câu chuyện hôm qua nhậu với thằng bạn về việc:

Tại sao bỗng nhiên dân chúng, già trẻ lớn bé, bánh bèo bánh khọt gì cũng đổ xô đi học thiết kế thế không biết?

Lục đục ngẫm nghĩ thì cũng cho ra được cũng vài cái lý do “nghe có vẻ hợp lý”, trong đó nào là:

1. Rớt. Thua keo này ta bày keo khác, đại học đâu phải con đường duy nhất, thế nên tìm một nơi để trao thân ở tạm, mong chờ một ngày mai tươi sáng

2. Rảnh. Ta nói, “nhàn cư vi bất thiện” là thế.

4. Sang. “Đó là công việc sáng tạo, thú vị, thu nhập cao, được săn đón, không gò bó và hợp với sự năng động của tuổi trẻ” – theo báo Dân Trí

3. Chảnh. Nghe nói làm thiết kế dễ kiếm tiền lắm, bạn bè xung quanh thấy đứa nào cũng chơi suốt ngày mà tiền đầy túi. Ai-bát, ai-phôn đủ cả. Đi du lịch liên tục. Kiểu như đi “buôn lậu công khai” mà chẳng bao giờ phải lo sợ bị bắt.

5. Giỏi. Nhiều anh chị, lớn bé làm trong các ngành nghề CHẢ LIÊN QUAN gì tới “cái đẹp” cũng vẫn thích dấn thân vào thiết kế chỉ vì 1 cái lý do là “Chị đã làm việc với khá nhiều designer, chị chẳng hiểu mấy đứa học gì ở mấy trường thiết kế, mà sao lần nào chị cũng không an tâm để mấy đứa tự sáng tạo. Chắc chị phải học một lớp đồ họa cấp tốc về photoshop quá, chỉ có cắt cắt ghép ghép thôi chứ gì đâu!”

6. Chưa nghĩ ra, khi nào nghĩ ra rồi sẽ bổ sung

Bấy nhiêu lý do thôi cũng đủ để các “trinh nữ” gửi gắm “cái ngàn vàng” của mình để theo một anh đại gia có thể nuôi mình suốt cuộc đời.

 

Viết tới đây thì cũng xin chia sẻ một chút là cái note này chỉ để “đọc cho vui” cũng như chia sẻ chút kinh nghiệm vặt vãnh của một Designer trẻ đang trên con đường tu luyện để trở thành một Designer “tử tế”. Bác nào có thấy vui thì cứ thẳng thắn chia sẻ quan điểm, ta cùng “học mà chơi, chơi mà học” để “sướng” với nhau.

Ok. Xin phép được chia sẻ một chút về một số thứ cần trang bị trong ĐẦU và QUẦN trước khi bước vào cái nghề “hot” của thập kỉ. Mong là sẽ phần nào đó giúp các bạn đang và sẽ lựa chọn ngành thiết kế.

 


 

TRƯỚC HẾT!

Phân biệt rõ ràng giữa DESIGNER và ARTIST. Artist dịch nôm na nghĩa là Nghệ sĩ, Designer dịch nôm na là Nhà thiết kế hoặc Chuyên viên chỉnh sửa đồ họa (2 cái này khác nhau nha!). Ở đây mình chỉ tập trung nói về Designer vì mình nghĩ nó hợp với công việc của mình đang làm hơn. Bạn nên đọc bài viết này trước để biết mình là ai https://rgb.vn/explore/su-khac-biet-giua-design-va-art

 

Designer, họ là ai?

 

Dân tình thường nghĩ Designer là người thiết kế ra một sản phẩm và sản phẩm đó phải ĐẸP (ít nhất là ĐẸP trong mắt khách hàng). Cao cấp hơn chút nữa, Designer được hiểu là một “loài” có khả năng sáng tạo ra những thứ vô cùng kì diệu mà “người thường” không thể có được, và những “người thường” đó sẽ trả tiền để thuê/mướn/dụ Designer tạo ra những sản phẩm đẹp và đầy sáng tạo cho họ.

ĐÚNG! Trên thực tế là công việc của Designer là BÁN Ý TƯỞNG, bán những SẢN PHẨM MANG TÍNH THẨM MỸ CAO để phục vụ cho “xã hội loài người”. Họ thực thi ý tưởng của mình từ não bộ bằng những công cụ hỗ trợ như Photoshop (phần mềm kì diệu có khả năng thiên biến vạn hóa khôn lường), ngoài ra còn có Illustrator, Indesign, bla bla bla… thậm chí có người dùng cả PowerPoint.

Designer, họ có gì?

Có đầy đủ các bộ phân cần có trên cơ thể con người. Đặc biệt, 2 bộ phân quan trọng nhất là MẮT và TAY.

Đùa à? Không! Thật đấy! Theo nghĩa đen thì designer phải có MẮT để nhìn, TAY để sờ/nắn/bóp/vẽ/… những nghĩa bóng ý mình nói ở đây là:

MẮT để nhìn nhận được thế nào là đẹp, thế nào là xấu. Để phân biệt được 2 thứ này thì trước hết là do bẩm sinh trời phú cho cái khả năng biết “trym” ngưỡng cái đẹp, đè bẹp cái xấu; thứ 2 là phải có một quá trình rèn luyện, lày lội và rút ra bài học cho mình để nhận thức rõ hơn vì trong “xã hội loài người” chúng mình có khối người nhìn nhận đẹp xấu lẫn lộn, phải cố gắng tách mình ra khỏi cái nhóm nếu có thể (điều này các bác sẽ ngộ ra khi bắt đầu hành nghề)

 

TAY để các bạn cầm nắm, sờ mó, vẽ vời hay làm gì với cái bàn tay cũng được, mình không có biết và cũng ko muốn biết, miễn là biết xài đúng mục đích. Nghĩa bóng ở đây chính là 2 chữ “LAO ĐỘNG”. Làm gì cũng vậy, phải bỏ công sức ra thì mới mong gặt hái được. Bỏ nhiều, gặt nhiều; bỏ ít, gặt ít; có khi bỏ cả đồng mà cũng chả gặt được gì thì nên xem lại mình có đi sai hướng không.

 

Designer, họ cần gì?

TIỀN! Ai chả cần tiền, “không tiền thì cạp đất mà ăn à”.

TÌNH! Có 2 cái “TÌNH”.

1 là “KHEN“, lời ngon ngọt ong bướm. Designer, họ thích được nghe những lời khen, nhất là từ khách hàng. Nhiều người cứ hay mạnh mồm nói là “Tôi sợ lời khen, nó là con dao hai lưỡi với tôi”. Nói phét! Được khen sướng bm ra còn bày đặt

2 là “NGHỀ”, dễ hiểu, nếu bạn là Designer, bạn sẽ yêu Nghề; nếu yêu Nghề, thì bạn là một Designer “tử tế”.

P/s: Theo như một cuộc nghiên cứu trên mạng thì giữa Designer và Cave có rất nhiều điểm chung. Làm Design giống như đi làm Cave vậy.

 


 

Những tố chất cần có của một Designer “tử tế”

LẮNG NGHE! Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng với cái thế giới của người thiết kế thì “cái tôi” của họ cũng khá cao. Hãy học cách điều tiết lại nó, lắng nghe nhiều hơn, nghĩ nhiều hơn.

CHỊU KHÓ! Vầng, như đã nói ở phàn trên. Có bỏ công sức ra mới mong gặt hái được thành công. Nghĩ nhiều hơn, nói ít lại và hãy làm viêc thật chăm chỉ.

HỌC HỎI và CHIA SẺ! Hãy mở rộng quan hệ của bạn, hãy chia sẻ với mọi người xung quanh, những người chung ngành nghề. Và bạn sẽ nhận ra được lợi ích của điều đó.

Ngoài những thứ kể trên ra thì trong thời gian “hành nghề”, bạn sẽ “hấp thụ” được thêm kha khá “chất” khác nữa. Phê lắm!

 

 

 

Cũng xin kèm thêm vài ví dụ về suy nghĩ sai lệch của khá nhiều bạn về cái nghề “hot” của thập kỉ này:

Dễ kiếm tiền! Dễ, những phải đánh đổi nhiều thứ khác, điển hình nhất là sức khỏe, thứ 2 chính là sự “trong trắng” trong tâm hồn non nớt của bạn, thứ 3 là tốn tiền vào những thứ khác. :))

Ngầu! Căn bệnh nhiều Designer mắc phải nhất là bệnh NGỘ NGẦU (ngộ nhận ban thân, cố tỏ ra lạnh lùng, thanh niên cứng, yêu phụ nữ và tôn thờ tình dục) trong khi trong đầu rỗng tuếch, chả bao giờ “rặn” được cái ý tưởng nào ra hồn

“Em làm vì đam mê”! Câu nói đó đồng nghĩa với “Hãy hiếp em đi!”. Tuy nhiên, nhiều người cứng cõi vẫn sẵn sàng bị “hiếp” để được trải nghiệm. Không thoát được thì cứ từ từ mà tận hưởng. Tốt thôi!

Nhiều LGBT! Cái này thì tùy người. Kì thị thì mình xin không ý kiến nhưng xung quanh mình thì rất nhiều người trong ngành đang làm công việc thiết kế sáng tạo, họ thật sự rất giỏi và có niềm đam mê mãnh liệt!

—–

Và điều cuối cùng chỉ tóm gọn lại rằng: Nghề nào cũng thế, chẳng có cái gì dễ dàng mà sung sướng cả. Một khi bắt đầu quyết định cho mình con đường tương lai thì bạn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm những quyết định của đó. Vì thế nên hãy suy nghĩ chính chắn, cuộc đời bạn, tự bạn quyết định, đừng sống theo cuộc sống của người khác.

 

* Bài Blog được đăng tải với sự cho phép của tác giả Trịnh Huy Hùng, xin vui lòng không phát hành lại nếu chưa được sự đồng ý của tác giả.

 

Còn bạn, bạn nghĩ sao? Hãy chia sẻ ý kiến bằng cách coment hoặc gửi câu chuyện của bạn để chia sẻ với mọi người nhé: CHIA SẺ

 

RGB.vn | trích đăng từ Trịnh Huy Hùng

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!