RGB
Nhập hội Sáng tạo cùng RGB
0
  • News
  • Art & Design
  • Advertising
  • Bon Trend
  • Explore
  • Talk
  • Showcase
  • Series
    • Arc Vibes
    • Art Holic
    • Trạm Sáng Tạo FPT – Arena
    • Vũ trụ Animation, VFX & Game
Nhập hội Sáng tạo Creative Vibes
RGB RGB
0
RGB RGB
RGB RGB
  • News
    Nhật Bản tái chế vỏ sò thành xẻng xúc tuyết và khu vui chơi thân thiện với môi trường
    Gen Green – Khuấy động chất xanh
    CEO Meta – Mark Zuckerberg “tuyên chiến” với cả ngành quảng cáo
    Gặp gỡ Huỳnh Khang – từ cựu học viên Arena đến Concept Artist cho phim Địa Đạo
    “What Cake R U”- Bài test nghề nghiệp với 10 triệu người chơi nay đã có phiên bản Pro
    Trước đó Tiếp
  • Art & Design
    Artist Việt hưởng ứng series “Vẽ Lực lượng Vũ trang Việt Nam” nhân dịp Đại Lễ 30/4
    Thương hiệu này sáng chế ra sợi mì dài 3,5 mét để game thủ thoải mái ăn mà không gián đoạn trận đấu
    CORLEO – concept robot 4 chân như báo đốm cho người lái trong phim viễn tưởng
    Instagram cập nhật nhiều tính năng mới cho tin nhắn: Chia sẻ nhạc, hẹn giờ, ghim, dịch tin nhắn 99 ngôn ngữ,…
    MV Tết 2025: Điều Giản Đơn Quý Giá – Chiến dịch quảng cáo Tết Nhà Là Tết Nhất mùa 2 của LG
    Trước đó Tiếp
  • Advertising
    G-Dagron xuất hiện trên Sphere Las Vegas trong chiến dịch quảng cáo của Hana Financial
    Phim quảng cáo xe điện Hyundai với sự góp mặt của Son Suk-ku đạt giải Grand Prix tại Spikes Asia 2025
    Kraft Mac & Cheese ra mắt dây chuyền hình mì ống bằng vàng 14K nhân dịp Ngày Của Mẹ
    Viagra biến chuyện yêu thành nghệ thuật: “Make Love Last” – chiến dịch sáng tạo của Ogilvy Thượng Hải
    Havaianas đi tìm “dấu chân thiên nhiên” giữa đô thị, biến ảnh vệ tinh Manila thành quảng cáo sáng tạo
    Trước đó Tiếp
  • Bon Trend
  • Explore
    5 màu sắc chủ đạo thống trị xu hướng năm 2025 do Pinterest Palette công bố
    Storytelling: Yếu tố quyết định để proposal của bạn được định giá xứng tầm
    Sau suy thoái, điều gì sẽ xảy ra trong giai đoạn tái định hình ngành thiết kế sáng tạo?
    Tâm thế của một người bán thiết kế sáng tạo xịn sò
    Adobe tiết lộ “13 Font hoàng đạo”: đoán tính cách qua phông chữ yêu thích – bạn là font nào?
    Trước đó Tiếp
  • Talk
    Tùng Monkey: khai phá lĩnh vực VJing với sự Nguyên Bản
    Navi Nguyễn: “Mình muốn làm nhiều thứ cùng một lúc về nghệ thuật, vẽ vời, viết lách hay sáng tạo”
    Ziêm – Quan sát cách vận hành của thế giới để bắt đầu vào sáng tạo
    Chên Chên: “Mình luôn giữ nguồn năng lượng dồi dào và đa dạng cảm xúc khi thực hành sáng tạo?”
    Thoải mái và tự do trong màu sắc: Chít và những dự án minh họa sách
    Trước đó Tiếp
  • Showcase
    Biti’s Hunter rebrand – nhìn lại chiến dịch tái định vị của thương hiệu giày quốc dân
    Chiến dịch rebrand của MoMo nhìn qua bộ nhận diện thương hiệu được làm mới bởi M — N Associates
    Bộ nhận diện thương hiệu GHTK Rebrand thiết kế bởi M – N Associates
    Heo Đất: Đằng sau quá trình những sản phẩm sáng tạo & thủ công mang gợi cảm hứng về kỷ niệm tuổi thơ
    Bộ nhận diện thương hiệu Bát Tràng Museum – Rebrand project từ M — N Associates
    Trước đó Tiếp
  • Series
    • Arc Vibes
    • Art Holic
    • Trạm Sáng Tạo FPT – Arena
    • Vũ trụ Animation, VFX & Game
Trending Now

Gọi trò chuyện với Salvador Dalí bằng điện thoại: dự án trải nghiệm nhân tuần sinh nhật của hoạ sĩ huyền thoại

2 ngày trước

Biến vé tàu thành vé xổ số để giảm nạn đi “tàu lụi” – chiến dịch sáng tạo của Đường sắt Mumbai

2 ngày trước

Ngày hội toàn Brand hưởng ứng “Concert” Quốc Gia – chào mừng Đại Lễ 30/4

2 tuần trước

Cú bắt tay đình đám năm 2025: Sơn Tùng M-TP chính thức là Đại sứ Thương hiệu của Red Bull Việt Nam

2 tuần trước
RGB RGB
  • News
    Kỷ niệm 20 năm cùng Việt Nam cất cánh tự hào – AirAsia hợp tác cùng Monkey Minh tạo nên chiếc key visual độc đáo, khác biệt, 100% “made in Vietnam”
    Trào lưu “đóng hộp” bản thân thành vỉ đồ chơi figure bằng ChatGPT gây sốt mạng xã hội
    Đạo diễn tập phim ‘One Piece’ Megumi Ishitani lên án trào lưu ảnh AI phong cách Ghibli và kêu gọi hành động pháp lý
    Nhà sáng lập Onlyfans bất ngờ tham gia cuộc chạy đua mua lại TikTok trước giờ chót lệnh cấm tại mỹ
    Google ra mắt trò chơi ẩn cho người dùng bắt 151 Pokémon ngay trên thanh tìm kiếm
    Trước đó Tiếp
  • Art & Design
    Độc lạ Nhật Bản: Nekojita FuFu – chú mèo robot biết thổi “phù phù” làm nguội đồ uống giúp bạn
    Apple công bố những ứng dụng tốt nhất năm với giải thưởng App Store Award 2024
    Casio ra mắt “nhẫn đồng hồ” – tôn vinh di sản kinh điển và cảm hứng từ tẩu thuốc độc đáo
    Pantone công bố Màu của năm 2025: Mocha Mousse (kem nâu mocha) – kết nối tinh tế giữa cảm xúc và sáng tạo
    Meta sử dụng A.I Để “chỉ điểm”người dùng Instagram “khai gian tuổi”
    Trước đó Tiếp
  • Advertising
    Heineken ra mắt plugin giúp xem bóng đá trong giờ làm việc mà không bị phát hiện
    “Đỉnh cao Marketing”: Biến ghế kê bồn cầu thành “siêu phẩm” – quảng cáo triệu view của Squatty Potty làm “rung chuyển ngành bệ xí”
    In logo ngay “vùng cấm địa” quần thi đấu, CLB bóng đá Tây Ban Nha nâng cao nhận thức về ung thư tinh hoàn
    Under Armour ra mắt bộ sưu tập quần áo có thể phân hủy sinh học đầu tiên của thương hiệu
    Khách xếp hàng dài ở cửa hàng đối thủ, Pizza Hut nhanh trí mở quầy pizza di động để “đánh úp”
    Trước đó Tiếp
  • Bon Trend
  • Explore
    CV gây sốt của Elliott Hill: Vào làm intern của Nike, lên chức CEO sau 32 năm
    Adobe dự đoán các xu hướng sáng tạo cho năm 2024
    Adobe tiết lộ những địa điểm truyền cảm hứng nhất thế giới cho người làm sáng tạo
    Depositphotos dự đoán những xu hướng sáng tạo và thẩm mỹ cho năm 2024
    Phân tích chiến dịch re-brand và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk
    Trước đó Tiếp
  • Talk
    Gia Lộc: “Một chút minh họa để mình nhận ra nhiều trải nghiệm thú vị đến từ cuộc sống xung quanh”
    Hiệp Tống: “Mình muốn làm khác đi khi mỗi lần thực hành sáng tạo”
    Purple Taro Cat – “Khi sáng tạo dành cho nhiều người xem, bạn đặt ra những tiêu chí gì?”
    Nhàn Manip & sự phóng khoáng, tự do khi được vẽ, tác phẩm với sự chi tiết hóa trong hình họa và yếu tố lặp tạo điểm nhấn
    Hiền Tâm: Mình ấn tượng bởi “nguyên lý” sáng tạo không phân biệt giữa thương mại và cá nhân
    Trước đó Tiếp
  • Showcase
    Nghe & ngắm Vũ Trụ Cò Bay đậm chất văn học Việt Nam của Phương Mỹ Chi qua bộ illustration thơ mộng từ artist Đình Điệp
    Thực hành sáng tạo hình họa của Pao với chất liệu chì, than, đôi lúc khá nhiễu hạt
    Bộ thiết kế reBranding thương hiệu thực phẩm thú cưng HiRaw! từ M – N Associates
    ORTHO – Bộ nhận diện khơi nguồn cảm hứng “Độc bản từ mọi góc nhìn” sáng tạo bởi CABE Studio
    Hoàn Phan: “Quy trình sáng tạo là không có quy trình cụ thể, chỉ là tập trung vào vẽ”
    Trước đó Tiếp
  • Series
    • Arc Vibes
    • Art Holic
    • Trạm Sáng Tạo FPT – Arena
    • Vũ trụ Animation, VFX & Game
0
Trending Now

Seaside Nook Phan Rí – ngôi nhà cạnh biển giản dị nhưng đầy chất thơ qua thiết kế của HQN Architects

2 tuần trước

HHP – Nhà Long Bình, tổ ấm của ba thế hệ thiết kế bởi Q&A Architects

3 tuần trước

“Into Saigon Market” – đồ án tốt nghiệp của sinh viên RMIT đạt giải thưởng quốc tế

4 tuần trước
Brand NewsBranding

Bộ nhận diện mới của Google: Cạn kiệt sức sáng tạo hay coi thường con mắt người dùng?

Posted by ltdh 5 năm trước
5 Chia sẻ
Xem thêm
Phim quảng cáo xe điện Hyundai với sự góp mặt của Son Suk-ku đạt giải Grand Prix tại Spikes Asia 2025

Không có gì để bình luận về loạt logo ứng dụng mới của Google ngoài 2 chữ: Rất tệ.

Google từ lâu đã chứng tỏ mình là một công ty công nghệ thực sự thích thú với việc thường xuyên thay đổi các biểu trưng logo quen thuộc, dễ nhận biết thành những thứ mới mẻ dị biệt mà họ tự hào gọi là “reimagination” (tạm dịch: tái tưởng tượng).

Google cũng luôn “chém gió” to rõ và dài dòng về ngôn ngữ thiết kế cùng lựa chọn của mình. Nhưng, bộ logo mới với những đốm màu cầu vồng nho nhỏ, thứ mà giờ đây mọi người sẽ khó phân biệt được khi mở các tab trên trình duyệt của mình, lại giống như một liều thuốc độc. Và dưới đây là những lý do tại sao những thứ mới mẻ này lại tệ hại và có lẽ cũng sẽ không thể tồn tại lâu.

  • Bộ logo mới cho các ứng dụng của Google

Trước tiên, vẫn biết rằng mục đích của Google là hợp nhất ngôn ngữ hình ảnh của các ứng dụng khác nhau trong bộ ứng dụng của mình. Điều này có thể quan trọng, đặc biệt là với một công ty khổng lồ với nhiều mảng kinh doanh dịch vụ như Google. Trong những năm qua, chúng ta đã thấy rất nhiều ngôn ngữ biểu tượng của Google, nên thật khó để khiến bản thân quan tâm đến những ngôn ngữ mới.

Nhưng đôi khi như bây giờ, Google lại làm một điều gì đó vô nghĩa. Vô nghĩ đến nỗi bất cứ ai nhìn vào cũng muốn “ném vào mặt” nhà thiết kế một vài lời chửi mắng, chỉ để mong công ty chú ý và đẩy nhanh việc thay thế nó thêm chút nữa. Rõ ràng, vì bạn và tôi, cùng hàng trăm triệu người dùng khác sẽ phải nhìn chằm chằm vào những biểu tượng mới xấu xí này cả ngày cho đến khi Google gỡ bỏ chúng.

Để tìm hiểu xem liệu đây là dấu hiệu cạn kiệt sức sáng tạo của bộ phận thiết kế, hay thái độ coi thường con mắt người dùng của những người đã ký duyệt bộ logo mới này của Google, chúng ta sẽ thử tập trung thảo luận về cách các biểu tượng này đã đi sai hướng như thế nào, trong ba phạm trù: màu sắc, hình dạng và thương hiệu.

Màu sắc

Màu sắc là một trong những điều đầu tiên bạn nhìn thấy một thứ gì đó. Bạn có thể dễ dàng nhận ra màu sắc ngay cả trong tầm nhìn ngoại vi của mình. Vì vậy, có một màu sắc riêng biệt là điều quan trọng để tạo mẫu và thiết kế theo nhiều cách. Thử nghĩ xem nếu tất cả các công ty đều muốn sử dụng logo màu lam, thảm họa này sẽ khủng khiếp đến mức nào?

Đó là một phần lý do tại sao các biểu tượng của các ứng dụng Google phổ biến nhất lại rất dễ phân biệt. Màu đỏ của Gmail đã có từ một thập kỷ trở lại đây và màu xanh lam của ứng dụng Calendar cũng khá lâu đời. Màu xanh mòng két của ứng dụng Meet hay màu vàng cam của ứng dụng ghi chú Keep (nếu bạn còn nhớ?). Ngoài trừ ứng dụng Maps sở hữu biểu tượng với nhiều màu sắc nhưng nó vẫn khá đẹp, trước khi bị thay thế.

Có hai vấn đề với màu sắc của bộ nhận diện mới. Đầu tiên là chúng… không thực sự có màu sắc.

Tất cả chúng đều có đủ tất cả các màu, mà chỉ cần nhìn thoáng qua cũng khiến bạn khó phân biệt trong nháy mắt. Hãy nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy những biểu tượng này ở kích thước siêu lớn như trong hình ảnh ở trên. Thường thì chúng sẽ có kích thước rất bé trên trình duyệt hay màn hình, như hình dưới đây:

Thậm chí chúng có thể nhỏ hơn. Và không bao giờ đặt gần nhau. Chẳng phải vậy là Google đã tự đem đá đập vào chân mình khi muốn người dùng không thể phân biệt được các ứng dụng khi nhìn trực tiếp?

Chính xác thì các nhà thiết kế của Google đang tìm kiếm điều gì khi sáng tạo ra bộ logo này? Tất cả chúng đều có mọi màu, và thậm chí không theo cùng một thứ tự hoặc hướng. Một số màu đỏ, vàng, lục, lam và một số có màu đỏ, vàng, lam, lục. Ba biểu tượng có màu sắc lần lượt theo chiều kim đồng hồ và hai cái ngược chiều kim đồng hồ. Nghe có vẻ không quan trọng nhưng mắt của con người được tiến hóa để chú ý đến những vấn đề tiểu tiết như vậy, và chúng đơn giản sẽ chỉ làm bạn bối rối hơn.

Dường như nhà thiết kế đã sắp xếp thứ tự các màu trong bộ nhận diện của Google một cách ngẫu nhiên. Hay nói cách khác thì những đốm màu nhỏ này chỉ giống như đám đồ chơi lổn nhổn hoặc một gói kẹo vụn.

Ban đầu, bạn có thể chú ý đến các tab hình tam giác nhỏ màu đỏ, như một chỉ báo trực quan và đẹp mắt. Nhưng bằng cách nào đó chúng cũng bị làm rối tung lên, khi mỗi biểu tượng lại có thể có tab màu đỏ này ở một góc khác nhau.

Chưa hết, bạn cũng sẽ nhận thấy rằng các biểu tượng mang lại cảm giác lệch lạc về khối lượng. Vâng, chính là “khối lượng”. Đó là bởi vì trên nền sáng, các màu khác nhau có khả năng thu hút thị giác khác nhau. Màu tối sẽ nổi bật trên nền trắng hơn là màu vàng hoặc một chút màu đỏ, khiến các biểu tượng sẽ tạo cảm giác nặng hơn ở các cạnh chữ “L”. Ví dụ bên trái của logo Gmail và Calendar, phía dưới bên trái trong logo Drive và Meet, phía dưới bên phải trong logo Docs. Nhưng trong các tab không hoạt động, màu nền sẽ là màu đậm, lúc này các màu sáng sẽ nổi bật hơn và cảm giác lệch lạc dường như lại nằm ở một phía khác.

Có thể nhóm thiết kế đã dành rất nhiều thời gian để nhìn ngắm xem xét những logo này ở kích thước khá lớn trên màn hình rộng và không nghĩ quá nhiều về việc chúng trông như thế nào khi sử dụng thực tế trên màn hình của một chiếc Chromebook hoặc điện thoại Android giá rẻ. Nếu bạn chưa biết thì tất cả các chi tiết nhỏ sẽ hiện răng cưa khi chúng rộng 20 pixel.

Hình dạng

  • Google Translate nên chuyển ngữ từ “rất tệ” trong mọi ngôn ngữ thành: “Logo Google”

Ngoài màu sắc, một chi tiết dễ nhận thấy khác ở bộ nhận diện này là hầu hết chúng có lỗ ở giữa. Và việc cảm nhận hình dạng của những biểu trưng này sẽ bị thay đổi tùy thuộc vào nền. Các logo ban đầu đã giải quyết điều này bằng cách sử dụng một hình dạng rắn duy nhất, các “lỗ” nếu có cũng được tô màu và đánh bóng.

Nhưng vì một lý do nào đó, Google muốn nhét lỗ vào giữa những biểu trưng này. Nếu hiểu biết đôi chút về thiết kế, bạn sẽ hiểu phải cẩn thận như thế nào khi xử lý các phần trong suốt của một mẫu đồ họa. Bởi bạn sẽ không biết được rằng chúng – những cái logo có lỗ – sẽ được đặt trên một nền giao diện có màu sắc như thế nào. Liệu những logo này có trông đẹp mắt không khi đặt trên một tab màu xám đậm? Hay cái lỗ sẽ luôn được tô bằng màu trắng trên nền đen và màu đen trên nền trắng, giống biểu tượng Thái cực đồ trong thuyết Âm Dương?

Nhưng dù sao thì vấn đề với những biểu tượng này là hình dạng của chúng rất xấu. Tất cả chúng đều rỗng và bốn trong số chúng có hình chữ nhật (nếu tính cả phần không gian bên trong của logo Gmail). Nhưng chúng không phải là một hình chữ nhật tròn trịa mà luôn bị vát cạnh và nhìn thoáng qua, bốn trên năm biểu trưng về cơ bản chỉ là hình chữ O đầy góc cạnh. Một chữ O cao hơn, một chữ O có chóp nhọn và hai chữ O hình vuông với các kiểu màu hơi khác nhau. Ở khoảng cách xa, bạn chỉ có thể mô tả về chúng như vậy, và nếu nhìn thật gần, bạn cũng chỉ có thể mô tả chúng như vừa rồi.

Và cuối cùng, các màu trùng lặp gây rắc rối. Nó làm cho logo Drive trông giống như một biểu tượng của thứ gì đó “nguy hiểm” như vũ khí sinh học hay phóng xạ hạt nhân.

Và nếu để ý kỹ hơn, thì những hình dạng đó dường như đã thực sự được sử dụng trên logo Office và Bing của Microsoft.

  • Logo Office và Bing phải chăng là tiền thân của bộ nhận diện Google

Nhãn hiệu

Google từ lâu đã nổi tiếng với thói quen ném những giá trị vào thùng rác. Logo cũ của Gmail là một trong số đó. Công ty đã chuyển đổi hình ảnh đầy góc cạnh thành một biểu tượng tròn trịa cách đây vài năm. Hình dạng chữ “M” tự nhiên của phong bì được nhấn mạnh rất tốt và màu trắng đỏ rất dễ nhận biết, cũng như dễ đọc. Đây chính là loại biểu tượng mà bạn sẽ muốn giữ trong một thời gian dài. Nhưng không!

Google giờ đây muốn đặt Gmail, về cơ bản đã hoạt động như một thương hiệu hoàn toàn bất khả chiến bại trong lĩnh vực của riêng mình trong hơn một thập kỷ qua, ngang hàng với các dịch vụ khác không được tin cậy hoặc ít được sử dụng rộng rãi.

Giờ đây, Gmail chỉ là một hình cầu vồng khác trong “một biển” các hình dạng cầu vồng rất giống nhau. Điều này không khác gì việc nói cho người dùng biết rằng “dịch vụ này không đặc biệt đối với chúng tôi” hay “Đây không phải là dịch vụ đã hoạt động rất tốt trong thời gian dài. Đây chỉ là một ngón tay trên bàn tay của một gã khổng lồ Internet”.

Tương tự cho tất cả các phần còn lại của bộ nhận diện này. Từ giờ bạn sẽ không bao giờ quên rằng chúng đều là một phần của cùng một bộ máy mang tên Google, thứ biết mọi thứ bạn tìm kiếm, mọi trang web bạn đang truy cập và mọi thứ bạn làm tại văn phòng. Sự đồng nhất về nhãn hiệu này chính là khúc dạo đầu cho sự bùng nổ thương hiệu, trong đó bạn không còn là người dùng Gmail nữa, mà chỉ là một cá nhân nhỏ bé đang ở trong ngôi nhà của Google ngày này qua ngày khác mà thôi.

Và với góc nhìn này, thông điệp của Google rất rõ ràng: Bỏ lại cái cũ – những thứ đã tạo dựng niềm tin cho bạn – để đón nhận cái mới – những thứ sẽ tận dụng lòng tin của bạn.

Theo genk

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB:

Tags: google google logo logo logo design
5 Chia sẻ
Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Pinterest Chia sẻ qua Email
ltdh 10/10/2020
Bài trước đó Những lưu ý khi lựa chọn máy tính thiết kế đồ họa
Bài tiếp HEM House – ngôi nhà thú vị trong hẻm ở Sài Gòn

Để lại đánh giá

Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vui lòng chọn đánh giá

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB:

Creative Vibes

Luôn cập nhật tin Sáng tạo mới nhất qua Inbox của bạn!

Xin vui lòng xác nhận đồng ý nhận tin từ RGB Bạn ơi nhập email vào nhé! Email này đã được sử dụng đăng ký trước đó Địa chỉ của bạn đã được thêm vào!

Follow RGB tại:

Mới nhất

Nhật Bản tái chế vỏ sò thành xẻng xúc tuyết và khu vui chơi thân thiện với môi trường
Gen Green – Khuấy động chất xanh
CEO Meta – Mark Zuckerberg “tuyên chiến” với cả ngành quảng cáo
Kraft Mac & Cheese ra mắt dây chuyền hình mì ống bằng vàng 14K nhân dịp Ngày Của Mẹ

Có thể bạn thích

Brand NewsCampaign

Heineken ra mắt plugin giúp xem bóng đá trong giờ làm việc mà không bị phát hiện

Brand NewsNews

“What Cake R U”- Bài test nghề nghiệp với 10 triệu người chơi nay đã có phiên bản Pro

Brand NewsNews

Kỷ niệm 20 năm cùng Việt Nam cất cánh tự hào – AirAsia hợp tác cùng Monkey Minh tạo nên chiếc key visual độc đáo, khác biệt, 100% “made in Vietnam”

Brand News

Under Armour ra mắt bộ sưu tập quần áo có thể phân hủy sinh học đầu tiên của thương hiệu

Lướt tiếp
footer logo

RGB - Cộng đồng Sáng tạo Việt Nam. Trang thông tin đa dạng về các lĩnh vực sáng tạo, thiết kế, nghệ thuật, quảng cáo và nhiều hơn thế nữa.

Liên hệ hợp tác, quảng cáo: hoptac@rgb.vn

  • Art & Design
  • Advertising
  • Explore
  • Showcase
  • Talk
  • News
© RGB - Cộng đồng Sáng tạo Việt Nam
Creative Vibes - Art, Design, Advertising & Creativity
Chính sách bảo mật | Điều khoản sử dụng

Our website uses cookies to improve your experience.

Accept
adbanner
Xin hãy ủng hộ chúng tôi!
Xin hãy ủng hộ đội ngũ làm nội dung của RGB bằng cách bật whitelist với AdBlock. Chân thành cảm ơn.
Okay, I'll Whitelist