Theo bạn, điều gì sẽ tạo nên một không gian làm việc hiệu quả? Tương tác với đồng nghiệp? Thức ăn? Nước uống?… Cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các trường đại học phải vật lộn với lượng sinh viên ứng tuyển kỷ lục. Cũng giống như thế, viện Công nghệ Massachusetts phải tăng cường diện tích để chào đón các thành viên, bao gồm cả gia đình họ. Tòa nhà Westgate West cũng phải gấp đôi số lượng phòng lab nghiên cứu cho các nhà khoa học lõi lạc thế kỷ 20, và vô tình trở thành tâm điểm khiến chúng ta hình dung về một không gian văn phòng.
Vào cuối những năm 1940, các nhà tâm lý học gồm Leon Festinger, Stanley Schachter, và nhà xã hội học Kurt Back bắt đầu tìm hiểu về cách tình bạn được thiết lập. Tại sao những người vốn xa lạ lại có một tình bạn bền vững, trong khi số khác vẫn chật vật với những câu chào hỏi? Một số chuyên gia như Sigmund Freud giải thích rằng sự hình thành tình bạn có thể bắt nguồn từ khi còn sơ sinh, khi mà trẻ em bắt đầu tiếp thu các giá trị, đức tin và thái độ, giúp chúng hội nhập hay cách ly với xã hội trong tương lai. Nhưng Festinger, Schachter, và Back tin rằng có một giả thuyết khác mà đã giúp định hình nên tư duy của chính Steve Jobs và cả Sergey Brin và Larry Page của Google.
Các nhà nghiên cứu tin rằng không gian vật lý chính là chìa khóa của quá trình hình thành tình bạn; rằng “tình bạn thường phát triển trong điều kiện tiếp xúc thoáng qua và tương tác thụ động, hay đơn giản chỉ là dạo quanh khu phố”. Dưới góc nhìn của họ, con người trở thành bạn của nhau không phải vì có tính cách như nhau mà là những người tiếp xúc với nhau hằng ngày thường trở thành bạn của nhau và chia sẻ tính cách cho nhau.
Festinger và động nghiệp của mình đã khảo sát sinh viên trong nhiều tháng sau khi họ chuyển đến Westgate West, và yêu cầu họ kể ra 3 người bạn thân nhất của mình. Kết quả thật đáng kinh ngạc – chả có tí liên quan gì đến giá trị, đức tin, hay thái độ cả. 42% câu trả lời là hàng xóm, nên những ai ở phòng số 7 thường liệt kê những người ở phòng số 6 và 8 là bạn mình và phòng số 9 và 10 có ít khả năng được liệt kê hơn. Còn bất ngờ hơn nữa chính là hai căn hộ may mắn số 1 và số năm được liệt kê nhiều nhất, không phải vì họ dễ thương hay thú vị hơn, mà là vì hai căn hộ đó ngay dưới chân cầu thang, nơi mà ai ở phòng trên bắt buộc phải sử dụng để đi lên. Một số sự tương tác ngẫu nhiên này kích thích cho tình bạn nảy nở, trái ngược với hai phòng bị cách ly là số 2 và số 4, những sinh viên ở trong phòng số 1 và 5 thường có cơ hội kết bạn nhiều hơn.
Westgate West là nguồn cảm hứng của Pixar
Nửa thế kỷ trôi qua, và Westgate West trở thành nguồn cảm hứng cho văn hóa công sở. Steve Jobs đã tái thiết kế hoàn toàn văn phòng của Pixar, trước đây với tòa nhà thứ nhất dành cho các nhà khoa học máy tính, tòa nhà thứ hai là của nghệ sĩ làm phim hoạt hình, biên tập cũng như ban giám đốc nằm ở tòa nhà thứ ba. Jobs nhận ra khi phân chia đơn lẽ từng bộ phận như thế, sẽ khiến mọi người khó chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ với nhau hơn.
Văn phòng Pixar sau khi được tái thiết kế – Nguồn ảnh: Fubuz
Các nghệ sĩ hoạt hình có thể giúp các nhà khoa học máy tính tháo được nút thắt họ gặp phải, hay các nhà điều hành có thể thấu hiểu được quan điểm trong kinh doanh khi vô tình bắp gặp nghệ sĩ làm phim hoạt hình trong khu bếp. Tất cả các hoạt động đều diễn ra trong cùng một không gian tòa nhà. Và Jobs đã thành công mỹ mãn với mô hình mới này đến nỗi John Lasseter – giám đốc sáng tạo của Pixar phải thốt lên rằng “tôi chưa bao giờ thấy một văn phòng nào mang nhiều sự sáng tạo và cộng tác đến như thế.”
Nguyên tắc “150-Feet From Food” của Google
Trụ sở của Google tại thành phố New York cũng nhắm tới ý tưởng tương tự. Nằm trong một tòa nhà khổng lồ ở khu vực Manhattan’s Chelsea, các thang máy của tòa nhà hoạt động rất chậm, nên thay vì bắt nhân viên phải chờ thang máy, các kiến trúc sư đã tạo ra cầu thang và hành lang nhằm khuyến khích mọi người từ nhiều phòng ban khách nhau tham gia vào các cuộc trò chuyện khi họ vô tình gặp nhau nơi thang bộ này.
Khi đến thăm trụ sở này vào tháng ba, hướng dẫn viên của tôi nói rằng không nơi nào của văn phòng cách xa hơn 45m so với nhà hàng, căn tin, hay bếp nhỏ – điều này cho phép nhân viên tìm thấy đồ ăn thức uống cần thiết của mình bất cứ khi nào ,và qua đó, những cuộc trò chuyện sẽ diễn ra khi họ tán gẫu cùng đồng nghiệp các phòng ban. Ngay cả khi nhân viên của họ chưa tìm ra được ý tưởng mới liên tục, nhiều chứng cứ cho thấy họ tận thưởng công việc nhiều hơn, điều này làm tăng khả năng sáng tạo, hiệu quả và động lực trong công việc nhiều hơn.
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=bpm_LIyMtMY[/youtube]
Festinger và các đồng nghiệp đã đúng khi tập trung vào không gian làm việc nhằm triệt để hóa dạng thức tình bạn. Mọi người với các dạng thái độ tương tự nhau sẽ dễ bắt chuyện với nhau hơn, tương tự, mọi người ở nhiều trình độ học vấn khác nhau có xu hướng chia sẻ ý tưởng mới lạ với nhau hơn, nhưng không có sự tương tác nào tồn tại được nếu không có những cuộc gặp tình cờ và cuộc trò chuyện ngẫu nhiên.
Dưới đây là một số mẹo giúp không gian làm việc trở nên hiệu quả hơn:
- Một thiết kế mở (bao gồm cả thang bộ) tạo ra sự tương tác ngẫu nhiên
- Nhiều khu sinh hoạt chung hơn – như căn tin, khu đọc sách, làm việc, thư giãn chẳng hạn. Nó sẽ hạn chế việc nhân viên của bạn phải di chuyển ra ngoài quá nhiều.
- Lựa chọn cách thiết kế không gian cho nhiều người thay vì không gian văn phòng cho một người.
- Các khu vực chung (ngoài công việc) dành cho nhiều người – sẽ khuyến khích các cá nhân khác nhau chia sẻ ý tưởng, thay vì cá nhân phải tư duy một mình.
____
Còn thiết kế không gian làm việc của bạn thì như thế nào?
Nguồn: 99u | Viết bởi Adam Alter
Dịch: Thế Bảo | RGB.vn
Để lại đánh giá