Để có cái nhìn tổng quan về VFX, chi tiết những công việc và vị trí trong lĩnh vực này, bạn có thể tham khảo bài viết này tại đây. Không chỉ là một công việc cool ngầu với những mức lương khủng, VFX còn thỏa đam mê về thế giới hình ảnh kỹ xảo, những tác phẩm giải trí nghệ thuật thời thượng cho những người trẻ. Tuy nhiên để đạt được điều này, chắc chắn người nghệ sĩ cũng cần phải trải qua quá trình trao dồi kỹ năng cao độ và luôn cập nhật kiến thức mới. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những cách mà bạn có thể làm để theo đuổi đam mê trở thành nghệ sĩ VFX cũng như tổng quan thị trường của ngành này tại Việt Nam hiện tại như thế nào.
Bắt đầu học VFX như thế nào?
Có hai cách chính để bắt đầu học làm VFX: học ở trường và tự học. Đã có nhiều case studies chứng minh cả hai cách đều có thể đưa bạn đến cái đích là nghệ sĩ VFX. Vậy thì bạn nên chọn cách nào? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn. Một số người có khả năng tự học và tìm tòi, tuy nhiên có những người cần được hướng dẫn và thực hành bài bản. Vì vậy, bạn sẽ là người quyết định cách học nào phù hợp nhất cho mình.
Bất kể bạn chọn phương pháp học VFX nào đi chăng nữa, điều quan trọng nhất đó chính là hãy bắt đầu ngay. Chỉ đơn giản vậy thôi. Đọc một cuốn sách về ngành, bắt đầu tập phác thảo, xem và phân tích một bộ phim, xem phim tài liệu về hiệu ứng hình ảnh, tham dự các sự kiện có liên quan. Hãy bắt đầu làm ngay và luôn. Nếu bạn không có niềm đam mê và động lực cho việc này, thì dù bạn có học hành tốt đến đâu – bạn cũng sẽ không bao giờ thành công.
Tự học vs Đi học – Cách nào tốt hơn?
Như đã đề cập ở trên, cả hai cách đều có thể giúp bạn trở thành một nghệ sĩ VFX. Dưới đây là tổng quan về những ưu điểm chung nhất cho cả hai phương pháp học.
Điểm mạnh của việc tự học:
- Chủ động về thời gian cũng như tiến độ học
- Rẻ
- Không lãng phí thời gian cho những kỹ năng không cần thiết
Điểm mạnh của việc đi học:
- Có được sự công nhận chính thức, giúp ích cho công việc sau này
- Được tiếp cận với các cơ sở và phần mềm tân tiến
- Tiếp cận trực tiếp với các chuyên gia trong ngành
- Tăng cơ hội kết nối
- Thêm động lực khi được bao quanh bởi giảng viên và những người cùng đam mê
Top 10 trường đào tạo VFX nổi tiếng trên thế giới
(Theo đánh giá của The Rookies, năm 2020)
- Gnomon
- Think Tank Training Centre
- Lost Boys | School of Visual Effects
- FX ANIMATION Barcelona 3D & Film School
- University of Hertfordshire
- ArtFX School
- SF Film School
- Bournemouth University
- Savannah College of Art and Design
- 3dsense Media School
Còn ở Việt Nam thì sao?
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng giải trí trực tuyến cũng như sự tiếp cận nhanh chóng của thế hệ trẻ, những sản phẩm giải trí tại Việt Nam ngày một được nâng tầm từ nội dung, chất lượng hình ảnh, công nghệ cho đến kỹ xảo. Không nói đâu xa, chỉ cần mở Youtube, bạn có thể bắt gặp hàng loạt MV Việt với hình ảnh đẹp mắt, kỹ xảo hoành tráng và chất lượng quay dựng tuyệt vời. Ra màn ảnh rộng thì bạn có thể nhận thấy Việt Nam ngày càng có nhiều bộ phim chất lượng hơn và được đầu tư mạnh ở khâu kỹ xảo, điều mà cách đây 3-4 năm còn nhiều hạn chế.
Chính sự tiếp cận nhanh chóng của giới trẻ khiến thị hiếu của khán giả Việt, cũng như sự dấn thân vào ngành của những tài năng, studio trẻ đã mang đến những sản phẩm giải trí chất lượng cao. Ngoài ra, sự du nhập của các kênh truyền hình, những đơn vị sản xuất, phát hành điện ảnh từ quốc tế vào Việt Nam cũng đòi hỏi chất lượng các sản phẩm giải trí, phim ảnh phải nâng cao.
Theo Tuổi Trẻ, thị trường điện ảnh Việt Nam đang phát triển khi doanh thu năm 2019 tăng 24% so với năm 2018: đạt 4.148 tỉ đồng so với 2.253 tỉ đồng. Năm 2020, con số bị dự báo giảm khoảng một nửa so với năm 2019 do dịch COVID-19. Nhưng trong điều kiện bình thường, khán giả sẽ ngày càng đi xem phim nhiều hơn. Dựa trên các dòng phim doanh thu cao những năm qua, có thể thấy khán giả có nhu cầu lớn thiên về phim có hình ảnh mãn nhãn, kỹ xảo hoành tráng.
Xu hướng thứ hai là sự tăng trưởng trong việc thuê nhân công về kỹ xảo và hoạt hình tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng giúp thúc đẩy nền kinh tế của các nước. Tại Việt Nam, có hơn 10 studio nổi bật trong ngành, bao gồm: Sparx* – A Virtuos Studio, BlueR Studio, Colory Animation, CYCLO, HETA, LuciDigital, Planion Animation, Rainstorm Film, SPARTA Visual Effects Studio, VEGA Animation Studio, Vinamation…
Những điều này cho thấy, nguồn lực chất lượng cao cho ngành VFX tại Việt Nam ngày càng được săn đón hơn bao giờ hết. Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện những sản phẩm gây dấu ấn trong nước, các nghệ sĩ VFX còn hoàn toàn có thể ghi tên mình vào credit mục VFX ở những phim bom tấn trên thế giới.
Đơn vị nào đào tạo ngành VFX tại Việt Nam?
Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều trường học dạy các phần nhỏ lẻ trong một quy trình làm việc của VFX. Khi theo học, các bạn vẫn sẽ nắm được kiến thức và kỹ năng về ngành nhưng rất khó để nắm chắc tổng quan cả quy trình. Một số studio có thể mở những lớp nhỏ để chiêu mộ và đào tạo tài năng, tuy nhiên sẽ không diễn ra thường xuyên. Chính vì vậy, một ngôi trường đào tạo bài bản và chuyên sâu từ cơ bản đến nâng cao sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn.
Những điều cần nhớ:
- Đánh giá chương trình giảng dạy và giảng viên của trường.
- Nghiên cứu đánh giá từ sinh viên cũ.
- Mở rộng mối quan hệ trong thời gian học tập.
Nếu đang tìm kiếm cho mình một môi trường học tập chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo chương trình học chuyên ngành Kỹ xảo điện ảnh ADVFX – Advanced Diploma in Visual Effects tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC.
Tọa lạc tại trung tâm TP.HCM (Số 24-26 Phan Liêm, phường Đa Kao, Quận 1), Học viện MAAC là điểm đến của nhiều bạn trẻ yêu thích lĩnh vực kỹ xảo và là nơi mà các Studio đầu ngành tại Việt Nam lựa chọn tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cho ngành.
Với chương trình Đào tạo Kỹ xảo Điện ảnh được thiết kế chi tiết tất cả các kỹ năng cần thiết cho một nghệ sĩ VFX chuyên nghiệp từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm: các giai đoạn trong quá trình sản xuất phim, kịch bản phim, thiết kế & tạo mô hình 3D, nâng cao các chủ đề theo nhiều cấp độ của đồ họa chuyển động, thiết kế kỹ thuật số và biên tập,… Chương trình VFX tại MAAC với tổng thời gian đào tạo 24 tháng, được thiết kế chuyên sâu nhằm tăng thêm giá trị và xây dựng tư duy làm việc chuyên nghiệp cho mỗi học viên.
Một số trang cộng đồng và blogs dành cho nghệ sĩ VFX mà bạn nên biết
Trên thế giới:
Ở Việt Nam:
- Cộng đồng chia sẻ tài nguyên dựng phim Kỹ xảo VFX
- Cộng đồng kỹ xảo VFX Việt Nam
- Cộng Đồng VFX/ Animation Vietnam
- Hội mê Kỹ xảo và Hoạt hình 3D
Một số phần mềm dành cho nghệ sĩ VFX
Miễn phí:
Chuyên nghiệp:
- Autodesk Maya
- Houdini
- Foundry Modo
- Foundry Nuke
- Foundry Mari
- Allegorithmic Substance Designer (by Adobe)
- Pixologic Zbrush
- 3D Equilizer
- Adobe Photoshop
- Adobe After Effects
Hy vọng bài tổng hợp này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về ngành công nghiệp VFX cũng như cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn về ngành.
Để lại đánh giá