“Gã khổng lồ” Netflix tăng cường đầu tư vào Châu Á, cơ hội nào cho VFX Artist Việt?

Song hành cùng sự phát triển của nội dung số, dịch vụ streaming trực tuyến cũng chứng kiến bước tăng trưởng ngoạn mục với nhiều cái tên đình đám như: Netflix, Disney+, Amazon Prime,… Trong đó, chiến lược hướng về châu Á – Thái Bình Dương thông qua việc đầu tư sản xuất những series Original mà chủ yếu tập trung vào các bộ phim Hàn Quốc đã phần nào giúp Netflix vươn mình trở thành “gã khổng lồ” streaming toàn cầu. Đồng thời, đây cũng là cơ hội thúc đẩy ngành công nghiệp hậu kỳ châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng tiến về phía trước, giúp các VFX Artist tăng thêm cơ hội tỏa sáng. Vậy thì, trong xu thế phát triển này, cơ hội nào dành cho các VFX Artist người Việt? Hãy cùng Học viện MAAC Vietnam tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Dùng châu Á “thâu tóm” khán giả toàn cầu, hướng đi liều lĩnh đầy hiệu quả của Netflix

Netflix và luồng gió mới đối với điện ảnh Hàn Quốc

Thời gian gần đây, mỗi khi nhắc đến nền công nghiệp giải trí Châu Á, khán giả thường liên tưởng đến đất nước Hàn Quốc bởi sự xâm chiếm của làn sóng Hallyu trong hơn một thập kỷ qua. Từ ca nhạc đến phim ảnh, sự thành công mang tính toàn cầu của những tên tuổi đến từ xứ sở kim chi như: BTS, Black Pink trong lĩnh vực âm nhạc hay phim điện ảnh xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar 2020 – Parasite (Ký sinh trùng),… đều trở thành minh chứng rõ nét cho sự trỗi dậy và sức ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của nền công nghiệp truyền thông giải trí Hàn Quốc. 

Đặc biệt, song hành cùng sự bùng nổ của dịch vụ streaming trực tuyến với đại diện tiêu biểu là gã khổng lồ Netflix, điện ảnh Hàn Quốc càng có cơ hội chứng tỏ thực lực và vị thế của một trong những nền điện ảnh mới nổi hàng đầu thế giới. Điều này càng có cơ sở bởi Netflix đã và đang thực hiện nhiều chiến lược hướng về thị trường châu Á – Thái Bình Dương khi tập trung sản xuất các series mang tính địa phương, nhất là việc đầu tư chi phí vào những bộ phim Hàn Quốc.

Có thể khẳng định, sự gia nhập của Netflix đã thổi luồng gió tươi mới vào thị trường phim ảnh Hàn Quốc. Nếu trước đây, khán giả vẫn quen thuộc với những thước phim mang màu sắc lãng mạn, đề cao tình cảm và các mối quan hệ truyền thống. Cho đến hiện tại, nội dung phim Hàn đã không còn là những bộ K-Drama thuần túy, các nhà làm phim dần mạo hiểm hơn trong cách khai thác nội dung với các yếu tố kinh dị, máu me nhưng vẫn đầy ý nghĩa thông qua các series đình đám như: Kingdom, Squid Game, Sweet Home, My Name, Hellbound. 

Bên cạnh đổi mới về nội dung, sự du nhập của Netflix còn góp phần mở rộng nguồn phát hành dành cho các nhà làm phim Hàn Quốc. Lúc này, nguồn phát hành không chỉ thuộc về sở hữu của các đài truyền hình quốc gia. Với Netflix, đây được xem là sân chơi rộng mở, đầy sự tự do và không bị hạn chế bởi những nguyên tắc truyền thống. Các nhà làm phim vừa có nền tảng phát hành “đứa con tinh thần” của mình, vừa có nguồn tiền khổng lồ từ việc Netflix tăng cường đầu tư vào các dự án Original.

Sự thành công vang dội của series Squid Game trở thành minh chứng tiêu biểu cho sức sống mới mà Netflix thổi vào nền điện ảnh Hàn Quốc. Bởi lẽ, trước khi tìm được “bến đỗ” mang tên Netflix, đứa con tinh thần của đạo diễn Hwang Dong Hyuk đã nhiều lần bị khước từ bởi các nhà đài vì nội dung không phù hợp để công chiếu trên kênh sóng truyền hình quốc gia. 

Tuy nhiên, khi gia nhập vũ trụ Netflix, chỉ sau 4 tuần công chiếu Squid Game đã chạm mức 111 triệu lượt xem, phá vỡ kỷ lục 82 triệu lượt xem mà bộ phim truyền hình Bridgerton thiết lập vào mùa Giáng sinh năm ngoái. Ngoài ra, không chỉ trở thành chương trình truyền hình sở hữu nhiều lượt xem nhất của Netflix, Squid Game còn tạo tạo nên cơn sốt toàn cầu khi chiếm lĩnh vị trí số 1 tại 94 quốc gia sau tuần đầu tiên phát hành. Đồng thời, bộ phim cũng trở thành cái tên Hàn Quốc đầu tiên vươn lên vị trí số 1 tại thị trường Hoa Kỳ. 

Đối với Netflix, những cột mốc không tưởng của Squid Game đã trở thành ví dụ thành công nhất về chiến lược phát triển nội dung địa phương. Từ đây, Netflix bắt đầu sử dụng nội dung này nhằm xây dựng nhu cầu về dịch vụ tại các thị trường khác trên thế giới. 

Thị trường Hàn Quốc – Bước đi đầy toan tính của gã khổng lồ Netflix 

Netflix định vị mục tiêu trở thành một thế lực thống trị làng giải trí xứ sở kim chi. Đầu năm 2021, Netflix cho biết họ đang thuê dài hạn hai trường quay gần thủ đô Seoul nhằm phục vụ việc sản xuất các series địa phương như: Move to Heaven, DP, Squid Game, Hellbound, My Name,… Đáng chú ý, gã khổng lồ này còn đầu tư 500 triệu USD dành cho nội dung Hàn Quốc trong năm 2021, con số này dự kiến chiếm phân nửa tổng chi tiêu gần 1 tỷ USD của Netflix tại thị trường châu Á – Thái Bình Dương.

Bước chân vào thị trường Hàn Quốc từ năm 2016, tính đến tháng 12/2020, Netflix đã thu về 415,5 tỷ KRW (khoảng 368 triệu USD), tăng 123,5% so với năm 2019, đồng thời lợi nhuận ròng năm 2020 đạt 6,5 tỷ KRW (khoảng 5,6 triệu USD), tăng trưởng 525% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Sang năm 2021, theo khảo sát từ IGAWorks, tính đến tháng 2/2021, Netflix là nền tảng streaming dẫn đầu thị trường Hàn Quốc với 10,01 triệu người dùng mỗi tháng. Bên cạnh đó, số lượng người dùng Netflix trung bình hằng ngày tại quốc gia này cũng đạt mức 2,52 triệu người, tăng 190% so với năm 2020. 

Đặc biệt, sau thành công vang dội từ bom tấn Squid Game, giá trị của Netflix trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Theo tiết lộ từ Bloomberg, Squid Game đã tạo ra giá trị tác động 891,1 triệu USD cho nền tảng streaming top 1 thế giới, gấp khoảng 41,7 lần ngân sách sản xuất bộ phim này. Đồng thời, kể từ thời điểm phát hành Squid Game vào ngày 17/9/2021 cho đến tháng 10/2021, cổ phiếu Netflix trên thị trường chứng khoán gia tăng gần 7% và định giá công ty rơi vào khoảng 278,1 tỷ USD. Đây là những con số ấn tượng minh chứng cho thành quả khổng lồ mà Netflix thu được từ chiến lược đầu tư sản xuất các bộ phim Hàn Quốc.

Ở khu vực Đông Nam Á, nội dung Hàn Quốc chiếm 34% thời lượng xem trực tuyến, đồng thời đây cũng là nội dung được phát trực tuyến nhiều nhất trong khu vực. Danh mục các bộ phim truyền hình Hàn Quốc đã giúp Netflix tăng trưởng đáng kể về số lượng người đăng ký tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi vốn chiếm đến 35% thị phần Netflix toàn cầu. Ngoài ra, châu Á cũng chiếm 2/3 mức tăng trưởng ròng của Netflix trong quý 2 năm 2021. 

Nhìn chung, quyết định đầu tư vào thị trường Hàn quốc từ những năm 2016 là một bước đi liều lĩnh của Netflix, bởi lẽ điện ảnh châu Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng thời điểm đó vẫn còn khá xa lạ đối với khán giả phương Tây. Tuy nhiên, Netflix đã cho thấy sự mạo hiểm này mang lại nhiều thành quả ngọt ngào thông qua các con số ấn tượng về doanh thu và số lượng người đăng ký trong thời gian gần đây, đặc biệt từ khi đại dịch COVID xâm chiếm toàn cầu.

Netflix càng “bơm” tiền về châu Á, các VFX Artist Việt càng có cơ hội tỏa sáng 

Tài năng của VFX Artist Việt Nam vốn đã được khẳng định từ lâu 

Trong xu thế phát triển của ngành công nghiệp truyền thông giải trí thế giới, yêu cầu của khán giả khi thưởng thức một bộ phim ngày càng gia tăng, không chỉ dừng lại ở nội dung hấp dẫn mà còn phải thật sự thu hút về mặt hình ảnh và âm thanh. Đây cũng chính là cơ hội vô cùng thuận lợi giúp thúc đẩy ngành công nghiệp Kỹ xảo điện ảnh (VFX) tiến về phía trước.

Đối với vấn đề nhân sự trong lĩnh vực VFX Việt Nam, phần lớn công chúng vẫn mặc định những người làm phim nước nhà thiếu trình độ chuyên môn, chưa đủ sức tạo ra tác phẩm lớn. Tuy nhiên, trên thực tế các Artist Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng thực hiện những tác phẩm đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật. Bên cạnh đó, các Studio Việt Nam cũng là địa chỉ outsource (sản xuất phần thô) quen thuộc của các nhà sản xuất nước ngoài từ châu Âu, châu Á cho đến Hollywood, đơn cử có thể kể đến SPARX*, Bad Clay, CYCLO, OPIM Digital, Magnon, The May, v.v… Chính vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin với kỹ năng của đội ngũ Artist trong nước khi bản thân họ vốn đã được chứng minh qua các bom tấn nổi tiếng.

Bằng chứng cho điều này, ông Nguyễn Thanh Huệ, giám đốc Trung tâm CG Training từng chia sẻ trên báo Công an Nhân dân vào tháng 6/2019: “Chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết hầu hết nguồn nhân lực cao đang làm “lính đánh thuê” cho các xưởng gia công phim hoạt hình lớn trên thế giới như Pixi Pox, Hahn Film, SPARX* – A Virtuos Studio,… Những bộ phim nổi tiếng như “Igor” (Hãng SPARX Animation Studio – Pháp), “Mickey Twice Upon A Christmas” (Walt Disney – Mỹ) hay “Madagascar”, “Ice Age”, “Brave”,… đều có đóng góp quan trọng của những nghệ sĩ hoạt hình, chuyên gia diễn hoạt đến từ Việt Nam.”

Netflix và cơ hội tỏa sáng dành cho các VFX Artist người Việt

Tại sao việc Netflix đầu tư vào thị trường châu Á, đặc biệt dành phần lớn chi phí vào việc sản xuất nội dung địa phương sẽ giúp VFX Artist Việt có cơ hội tỏa sáng và khẳng định tài năng?

Tìm hiểu thêm về khóa học của MAAC tại đây

Dẫu muốn hay không chúng ta đều phải công nhận sự thật rằng điện ảnh nước nhà vẫn chưa đủ kinh phí đầu tư sản xuất những bộ phim ứng dụng số lượng lớn Kỹ xảo điện ảnh (VFX). Sự gia nhập của Netflix vào đường đua phim ảnh châu Á mang lại vô vàn tín hiệu khả quan cho ngành công nghiệp Kỹ xảo điện ảnh (VFX) châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. 

Bên cạnh lợi nhuận khổng lồ thu được từ thị trường châu Á – Thái Bình Dương thông qua việc tập trung sản xuất các bộ phim Hàn Quốc. Sự lớn mạnh của Netflix còn mở ra cơ hội phát triển đối với lĩnh vực Kỹ xảo điện ảnh (VFX) vốn ít được chú trọng trong các sản phẩm truyền hình. Thông qua Netflix, Hàn Quốc sẽ hưởng được nguồn kinh phí to lớn cho việc sản xuất những bộ phim ứng dụng VFX, 3D Animation ở các thể loại kinh dị, sci-fi, fantasy, kỳ ảo với số lượng shot VFX khổng lồ. 

The Silent Sea – Bom tấn viễn tưởng Hàn với sự tham gia của 2 ngôi sao Gong Yoo và Bae Doo Na được lên sóng vào ngày 24/12 tới. Đây là bộ phim kết lại một năm 2021 đầy thành công của ngành điện ảnh Hàn Quốc ở “mặt trận” Netflix. 

Hầu hết các studio VFX Hàn Quốc đều thu lợi rất lớn từ nhu cầu ngày càng tăng cao của việc ứng dụng hiệu ứng hình ảnh (VFX) trong những tác phẩm do Netflix sản xuất. Trong 5 năm qua, số lượng studio VFX tại Hàn Quốc đã gia tăng từ con số 5 studio lên mức 9 studio, đồng thời doanh thu trung bình hằng năm của họ cũng tăng gấp 3 lần. 

Tuy nhiên, nhu cầu outsource (sản xuất phần thô) từ các nhà sản xuất phim vẫn rất lớn khi nội dung phim Hàn giờ đây đã vượt ra ngoài khuôn khổ. Lúc này, các studio VFX Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu dành cho các nhà làm phim Hàn Quốc bởi năng lực nhân sự đã được chứng minh qua nhiều dự án chất lượng trước đó cũng như tính cách chăm chỉ, cần cù trong lao động và chi phí thấp hơn so với mặt bằng chung ở thị trường nước ngoài. 

Thực tế đã chứng minh khi hầu hết đội ngũ sản xuất VFX người Việt được biết đến nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông bắt đầu từ những lần hợp tác với các bộ phim Hàn Quốc do Netflix đầu tư sản xuất như Sweet Home, Squid Game, My Name, Hellbound,… “Cú nổ” đầu tiên mang đến sự ngạc nhiên lẫn bất ngờ cho khán giả trong nước có thể kể đến việc hàng loạt cái tên studio Việt Nam và VFX người Việt xuất hiện trên credit bom tấn kinh dị cuối năm 2020 của Netflix – Sweet Home.

Sau sự khởi đầu của Sweet Home, những cái tên người Việt xuất hiện dày đặc trong các siêu phẩm Hàn Quốc do Netflix đầu tư sản xuất như: Squid Game, My Name, Hellbound,… đã dần trở nên quen thuộc và được công nhận bởi khán giả đam mê phim ảnh nước nhà. Đây là minh chứng sống động nhất khẳng định tài năng của các Artist Việt Nam không thua kém bất kỳ quốc gia nào, chúng ta hoàn toàn có thể tạo nên những tác phẩm đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật lớn nếu nhận được sự đầu tư tương xứng. 

VFX Artist Việt Nam – Càng ngày càng trẻ và được đào tạo bài bản, chuyên sâu

Thông qua những minh chứng nêu trên, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định cơ hội dành cho các VFX Việt Nam trong ngành công nghiệp Kỹ xảo điện ảnh thế giới vô cùng rộng mở. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng nhanh chóng của các hình thức giải trí, đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân sự cũng không ngừng tăng cao. Nhu cầu về việc nâng cao chất lượng nhân sự cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực Kỹ xảo điện ảnh (VFX). 

Trong đó, Học viện MAAC là cái tên nổi bật ở lĩnh vực đào tạo này bởi sở hữu đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, nổi tiếng trong giới VFX Việt Nam và khu vực, đồng thời học viện cũng đã sản sinh những học viên xuất sắc, hứa hẹn trở thành thế hệ kế cận đầy tài năng của thị trường VFX nước nhà.

Cụ thể, đội ngũ giảng viên tại MAAC là những cái tên “quen mặt” của giới VFX Việt Nam như: thầy Võ Huy Giáp (Giám đốc đào tạo Học viện MAAC), thầy Nguyễn Hữu Tín (giảng viên bộ môn LookDev/Lighting) đồng thời hiện đảm nhiệm vị trí CG Supervisor tại Bad Clay Studio, thầy Lê Nguyễn Quang Nhật (giảng viên bộ môn Digital Painting), cô Nguyễn Thị Trà Giang (Giảng viên bộ môn Houdini). Các thầy, cô đều tham gia vào những dự án Hàn đình đám trên Netflix như: Sweet Home, The Devil Judge, Hellbound…

Bên cạnh đội ngũ giảng viên giàu kiến thức và kinh nghiệm thực chiến, không ít học viên xuất thân từ MAAC cũng đã tham gia chinh chiến vào nhiều dự án quốc tế ngay lúc vẫn đang theo học tại MAAC. Điển hình với bạn Đinh Hoàng Long (học viên khóa VFX), tham gia vào các dự án: Sweet Home, The Devil Judge. Bạn Nguyễn Trung Kiên và Phan Vũ yến Nhi cũng là học viên khóa VFX tham gia vào dự án Squid Game và Hellbound. Đây đều là  những minh chứng khẳng định về một thế hệ VFX Artist vừa trẻ trung, tài giỏi vừa được đào tạo bài bản của Việt Nam thời điểm hiện tại.

Tạm kết 

Nhìn chung, với sự lên ngôi của lĩnh vực truyền thông và giải trí trong thời đại công nghệ, nhu cầu giải trí ngày càng đa dạng, đặc biệt là sự của Netflix ở dịch vụ streaming đã mở ra vô vàn cơ hội cho các studio và VFX Artist châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thể hiện tài năng. Đồng thời, điều này cũng góp sức rất lớn vào việc thúc đẩy ngành công nghiệp hậu kỳ trong nước phát triển, mở ra nhiều lựa chọn nghề nghiệp mới mẻ dành cho các bạn trẻ đam mê Kỹ xảo điện ảnh (VFX), Hoạt hình 3D (3D Animation) và Thiết kế Game.

Nguồn tham khảo: (1), (2), (3)

HỎI ĐÁP & TƯ VẤN NGÀNH HỌC KỸ XẢO ĐIỆN ẢNH, VFX, GAME CÙNG HỌC VIỆN MAAC

Bài viết mang đến bởi Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí (Media & Entertainment) của tập đoàn Aptech. MAAC có mạng lưới 160 trung tâm trên toàn thế giới, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề bài bản, chuyên sâu, chất lượng cao trong các lĩnh vực:
· Hoạt hình 3D (3D Animation) – 24 tháng
· Kỹ xảo Điện ảnh (VFX – Visual Effects) – 24 tháng
· Thiết kế Game (Game Art & Design) – 24 tháng

Địa chỉ: 24-26 Phan Liêm, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline: 1900 2096
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Youtube | Instagram

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!