Liệu bạn đã từng nghĩ đến điều đó chưa?
Ở giai đoạn mới chớm của tình cảm giữa bản thể và sức khỏe tinh thần, thành thật với cảm xúc chính là cách giữ cán cân vũ trụ tinh thần được cân bằng. Nhưng nếu chẳng may, tụi mình – vì vội vàng tiến tới trong mối quan hệ này – mà quên mất rằng sức khỏe tinh thần đã sắp vượt quá giới hạn an toàn thì sao?
Cố bật đèn xanh khi tinh thần đèn đỏ…
– Cậu có ổn không?
– Cậu đang hạnh phúc chứ?
– Cậu thật sự ổn phải không?
Lần lượt những câu hỏi gửi tới bạn, một lời quan tâm chân thành từ S vì sức khỏe tinh thần đáng được trân trọng. Thay vì cố gắng phải thật tích cực, hãy thử tận hưởng nỗi buồn và dành chút ít thời gian để hiểu sâu hơn về chính mình trong những ngày chênh vênh, cạn kiệt.
Vì chỉ sống một lần duy nhất, bạn sẽ không lựa chọn sống một cuộc đời mờ nhạt chứ? Một tấm vé xe lửa đi thật nhanh đến viễn cảnh trong mơ thì sao? Dồn dập những chất vấn khiến bạn co chân lên chạy. Dù rằng chẳng phải ai cũng biết được mình sẽ chạy về đâu, đám đông đã làm được sao mình còn yên vị? Bạn mang trên mình những đòn cân về cột mốc thành đạt, những câu chuyện quá khứ dày dặn để minh chứng cho nhà tuyển dụng hay đong đếm số thông báo có được trong phần tin nhắn.
Vội vã, một nền văn hóa đại chúng với những kích thích từ bên ngoài như deadline, thành tựu hay khuôn mẫu so sánh. Hustle Culture tiếp thêm động lực tưởng chừng có lý nhưng lại không để ý tới những yếu tố tác động đến sự thành công. Như câu nói “Ngủ là một điều vô ích” hay phong trào làm việc 996 của nhân viên công sở – đi làm liên tục từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối trong 6 ngày liên tục. Bạn dễ lầm tưởng rằng giá trị của mình phản ánh qua khối lượng công việc hay phạm vi thực hiện. Nhưng lại không nhớ, chỉ khi bạn có sức khỏe, bao nhiêu khát vọng nồng nhiệt mới thực sự hiện hóa mà không nhạt mờ nằm lại trong giấc mộng tuổi trẻ.
Và rồi, chính bạn cũng đã từng quên mục đích ban đầu của sự thành công là hạnh phúc chứ không phải để minh chứng cho bất cứ ai biết rằng bạn đang thực sự hạnh phúc.
Lạc quan độc hại – Phớt lờ đi những dấu hiệu “chạm vạch” của sức khỏe tinh thần
Nhưng cuốn theo dòng chảy vội vã có mang lại sự thành công như bạn từng mong đợi? Mỗi ngày cân não gạo tiền, áp lực trang lứa, bạn học hành ra sức, tham gia đủ hoạt động và đi làm nhiều việc. Ừ, trấn an bằng tương lai tốt đẹp có vẻ thật hợp lý để xoa dịu những lần mỏi mệt hay thiếu ngủ vì quỹ thời gian ít ỏi. Nhưng rồi khi trở về gác trọ, người trẻ như bạn chỉ có thể ngủ một giấc bất chợt, bỏ qua bữa tối và chẳng còn thời gian lắng nghe tiếng nói từ bên trong nội ngã. Tích tụ phớt lờ, sống chung với vô cảm, bạn dần đánh mất đi người bạn yêu thương nhất, đó là chính mình.
Bạn đã quên dành thời gian hò hẹn với người ấy, cũng xuề xòa huơ tay vì cho rằng theo đuổi tương lai còn đáng giá hơn quỹ thời gian dành cho chính bạn. Bạn kiên định với niềm tin tích cực độc hại (toxic positivity) khi cho rằng “mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”, “nhìn vào điều tích cực nào” dù thật sự mọi chuyện chẳng hề ổn ngay tại thời điểm đó và cũng đủ tiêu cực để bạn cảm thấy mỏi mệt.
Đồng thời, đối phương – con người bên trong cũng vậy. Mối quan hệ đó trở nên gượng gạo khi bạn luôn cố thao túng đối phương bằng những triết lý thành công nhặt nhạnh ở bất cứ nơi nào đó trên mạng xã hội. Bạn luôn bảo với người ấy bình tĩnh với những điều bất ổn, bạn cố gắng đưa ra quan điểm để bảo vệ con đường bạn lựa chọn thay vì thấu hiểu cảm xúc. Bạn và sức khỏe tinh thần đang dần hiện hữu trong mối quan hệ cách trở khi mỗi người đều đeo đuổi một lý tưởng riêng. Bạn, điên cuồng và liều lĩnh đánh đổi. Sức khỏe tinh thần, bình ổn và mong cầu sự thấu cảm từ người mình yêu. Bao nhiêu cá thể ngoài kia đã chẳng thể thấu cảm, chẳng lẽ đến bạn cũng phớt lờ hay sao? Như nấm dại lây lan, sự tích cực độc hại thực chất là một cách chối bỏ những khó chịu bên trong và dần di chuyển ra bên ngoài cơ thể. Những âu lo dẫn tới rụng tóc, những trằn trọc dẫn tới mất ngủ, những tích cực giả tạo len lỏi vào đáy mắt tự ti,…
Và bạn tích cực độc hại vậy đấy!
Áp lực tạo ra kim cương, nhưng con người đâu phải là carbon mà cần nhiều áp lực đến vậy?
Nỗ lực, phấn đấu suy cho cùng chỉ là phương tiện phục vụ cho hạnh phúc của bạn. Nếu bạn cố gắng và nỗ lực nhưng nhận lại những tổn thương về sức khỏe tinh thần thì câu hỏi đặt ra lúc này: “Liệu bạn có còn đang nỗ lực để cho mình hạnh phúc nữa không?”.
Con người vốn là sinh vật nhạy cảm, vì thế đừng nên tự so sánh mình với carbon mà cần áp lực để biến thành kim cương sáng chói. Đi tìm vị trí của chúng ta trên bản đồ thế giới đã là một áp lực có thể khiến bạn rơi vào trạng thái khủng hoảng. Áp lực chỉ là một khái niệm mang tính vật lý, tuy nhiên dùng khái niệm đó để tác động vào sự duy lý trong chính suy nghĩ của bản thân lại là một điều có vẻ không hợp lý. Vì áp lực có thể đè nén suy nghĩ, biến những điều tích cực trở nên vụn vặt và tan tác. Suy cho cùng, thành công không quyết định mục đích hay ý nghĩa sống của bạn. Kể cả khi bạn thất bại, bạn cũng đang sống một cuộc đời của mình. Và chính đam mê, khao khát vươn mình ra đại dương của những người trẻ như chúng ta vô tình trở thành một lưỡi dao xước xát bản thể vốn dĩ đã đôi phần yếu đuối.
Dấn thân tiêu cực vào đời sống, một câu hỏi đặt ra cho bạn rằng: “Nếu bạn thành công như bạn mong muốn, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”. Đó không phải là sự trống rỗng, vô định vì đã không còn điều gì để theo đuổi nữa hay sao?
Hãy biết dừng lại
Khi sức khỏe tinh thần chuyển sang đèn hiệu màu đỏ
Như việc lưu thông dòng chảy cảm xúc trong bạn, sức khỏe tinh thần cũng trang bị đèn hiệu màu đỏ để thông báo bạn phải dừng lại trước khi quá muộn. Có nhiều dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe tinh thần. Song, giống việc so sánh năng lượng của bạn với ngọn đèn bão, tình trạng “cháy sạch” hay burnout có thể xuất hiện phổ biến nhất trong cuộc sống chúng ta. Như câu hỏi mình đã từng đặt ra ở phía trước, burnout chính là lúc sự hứng khởi, nhiệt thành bắt đầu được thay thế bằng những chán chường, vô định, trì trệ và kiệt quệ về mặt cảm xúc. Những trống rỗng bên trong dẫn dắt bạn đánh rơi động lực làm việc. Hay giờ đây, hoài bão chỉ còn là hoài niệm, đam mê chỉ là những câu chuyện xa xưa của kí ức.
Burnout đi liền với những tham vọng to lớn hơn, và chịu sự tác động của hiệu suất độc hại, bạn cố gắng làm nhiều việc hơn để đạt tới tham vọng đó. Bạn đã không thể kiểm soát được thái độ của mình khi tiếp cận với những người xung quanh mà luôn tiêu cực hóa cảm xúc bằng việc coi thường, bất mãn thành quả. Tuy nhiên, khi tình trạng cháy sạch kéo dài, bạn sẽ dần đi đến giai đoạn kết thúc mối quan hệ cùng sức khỏe tinh thần. Bạn liều lĩnh và chán chường, biểu hiện ở phong trào “Lying Flat” khi chẳng còn toàn tâm toàn ý với công việc đang có. Hay làn sóng “Đại từ chức” như một lần giận dỗi với sức khỏe tinh thần và tìm cách chữa lành sau những thăng trầm biến cố.
Tuy vậy, bạn cần nhận biết sớm hơn các dấu hiệu cảnh báo trước khi mọi chuyện tồi tệ và chuyển biến thành các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Hiện tượng Karoshi đã trở thành một ví dụ cho những vấn đề tâm lý do làm việc quá sức gây ra. Không chỉ là nội tâm đầy những phức cảm mà Karoshi còn là “quá lao tử”, quá sức mà chết.
Trong chuyện tình yêu, không tránh những lần cự cãi, nóng vội. Bạn và sức khỏe tinh thần đâu hết những dỗi hờn xa cách, vì cả hai có những thế giới và trông đợi riêng tư. Chỉ là đừng phớt lờ những tín hiệu cảnh báo mà đối phương đưa cho bạn. Quan trọng hơn tất thảy những lý do hình thành mâu thuẫn, bạn là người có thể chủ động ngăn chặn đổ vỡ bằng cách trò chuyện với sức khỏe tinh thần, “Cậu ổn chứ?”.
Bạn làm được mà, đúng không?
Về Let’s On Air:
Let’s On Air là Chiến dịch được tổ chức thường niên bởi Nhóm Truyền thông Sinh viên - S Communications. Với sứ mệnh đồng hành cùng người trẻ mang lại góc nhìn đa dạng về xã hội và con người thông qua truyền thông tích cực, đối tượng hướng đến của Let’s On Air là giới trẻ trên cả nước từ 18 - 25 tuổi. Trải qua 9 năm thực hiện, Let’s On Air tự hào là một trong những Chiến dịch có quy mô và uy tín bậc nhất TP.HCM, thu hút sự quan tâm từ số lượng lớn sinh viên khắp cả nước và sự hợp tác từ các đối tác doanh nghiệp, đối tác truyền thông và người nổi tiếng.
Về Nhóm Truyền thông Sinh viên S Communications:
Được thành lập vào năm 1999, S Communications là Nhóm Truyền thông Sinh viên trực thuộc Hội Sinh Viên UEH, với hơn 200 thành viên - cộng tác viên đang hoạt động và kết nối một cộng đồng hàng chục nghìn sinh viên đến từ các trường Đại học trên cả nước. Với khẩu hiệu “ĐOÀN KẾT - CHUYÊN NGHIỆP - SÁNG TẠO", trong vòng 23 năm qua chúng tôi không ngừng kết nối và lan tỏa những giá trị cuộc sống tích cực đến với các bạn sinh viên tại UEH và trên toàn quốc.
Về các Đơn vị đồng hành cùng Let’s On Air 2022:
- Đơn vị tài trợ Chiến lược: Sony và Galaxy Play.
- Đơn vị tài trợ Học bổng: Arena Multimedia và MAAC
- Đơn vị tài trợ Bạc: Yến Sào Vi Yến.
- Đơn vị tài trợ Đồng: Trung tâm Anh ngữ EFF
- Đơn vị tài trợ Đồng hành: Cận Media, IELTS Đình Lực, Edu2Review, Koikeya, Miutea, Seoul Spa, HANNA’S FAMILY Art & Design Training, Trang sức Phong thủy Tinh Lâm.
- Đơn vị bảo trợ truyền thông: RGB.vn, YBOX, Advertising Vietnam, Brands Vietnam, ADSangtao.com, ESight.vn, DesignerVN, EniJobs.com, Starlights.vn, Sinh Viên Plus, Grow Positive Thoughts, Tâm Lý Con Người, NGƯỚC, Đoàn – Hội Khoa Kinh Doanh Quốc tế – Marketing, BELL Club, Margroup, AIESEC Vietnam, iVolunteer Vietnam, ACTION Club, B4T, Ehub, HRC, VStation.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Ms. Thái Anh Thư – Trưởng PR
Nhóm Truyền thông Sinh viên – S Communications – UEH
279 Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP.HCM
[P]: 0936 528 635
[E]: anhthuthai1709@gmail.com
Mr. Trần Duy Thái – Trưởng Ban Truyền thông
Nhóm Truyền thông Sinh viên – S Communications – UEH
279 Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP.HCM
[P]: 0909 721 531
[E]: tranduythais405@gmail.com
Website: letsonair2022.scommunications.org
Fanpage: https://www.facebook.com/scoms.ueh
Instagram: https://www.instagram.com/scommunications.ueh/
Linkedin: https://www.linkedin.com/company/scommunications/
Để lại đánh giá