Những sự thật thú vị về Digital Film Making

Digital Film Making là điểm dừng chân thứ 3 trên chặng đường trở thành Designer tại “Trạm sáng tạo FAN”. Làm phim là một công việc đầy thú vị và ẩn chứa nhiều điều bất ngờ.

Trước hết, làm phim rất rộng, bạn có thể bắt gặp những sản phẩm của ngành làm phim hàng ngày, ở bất cứ nơi đâu. Chúng ta không chỉ có phim chiếu rạp hay phim truyền hình, mà còn có cả phim quảng cáo, MV (video ca nhạc), video phỏng vấn, video sự kiện hay những video ngắn lan truyền khắp các mạng xã hội.

MV “Chắc chắn yêu là FAN” do Rapper LiL’kAnI – cựu sinh viên FPT Arena sáng tác và thể hiện

Sẽ không thể có các youtuber/vlogger nổi tiếng nếu thiếu kiến thức và công cụ cần thiết của làm phim. Đằng sau những video triệu view đó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng từ việc chọn góc quay đến quá trình biên tập và chỉnh sửa video, bên cạnh một kịch bản tốt và sự nhanh nhạy với thị trường.

Một phút trên phim có thể là 7 trang kịch bản. Thông thường một bộ phim được hình thành qua 5 giai đoạn chính: Phát triển kịch bản, Tiền sản xuất, Sản xuất, Hậu kỳ, Phân phối. Tùy vào độ dài hoặc yêu cầu đặc thù, thời gian để tạo ra một bộ phim có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm. Ròm là một ví dụ điển hình cho điều này khi được thực hiện trong vòng 8 năm với 27 bản dựng và 89 ngày quay.

Đạo diễn Trần Thanh Huy – Đạo diễn phim “Ròm” trong buổi chia sẻ về nghề làm phim tại FPT Arena 94 Lương Yên

Hiện nay, hiếm có ngành nào “mở” như ngành làm phim. Cùng với sự phát triển của công nghệ và các phương tiện truyền thông, mọi người có xu hướng thích xem nhiều hơn đọc. Chỉ cần có đam mê học hỏi và kỹ năng theo cả lối chính quy hay tự học, thì đều có thể làm việc trong các đoàn làm phim. Đây cũng là ngành thu hút rất đông các bạn trẻ tại Việt Nam bởi tính ứng dụng cao và sáng tạo của nó.

Hiểu được tiềm năng phát triển của ngành tại Việt Nam, FPT Arena đã đưa làm phim vào chương trình học kỳ 3. Đây cũng là học kỳ được yêu thích nhất tại FAN. Trong học kỳ này, các bạn sẽ được học tập các kiến thức về sử dụng phần mềm dựng phim và các quy trình làm phim kỹ thuật số như: lên ý tưởng, kịch bản, tổ chức sản xuất, dựng phim, xử lý hậu kỳ.

Chia sẻ của Streamer Nắng – cựu sinh viên FPT Arena về kỷ niệm học kỳ 3 trong buổi lễ tốt nghiệp

Đồ án làm phim kỳ 3 sẽ là một cơ hội để thực hiện toàn bộ quy trình sản xuất phim. Mỗi người sẽ đảm nhận một vị trí như: biên kịch, đạo diễn, quay phim,… Đoàn làm phim là nơi gắn kết mọi người với nhau hiệu quả hơn bất kì khóa học teamwork nào. Đồ án cũng mang lại nhiều ý nghĩa khi các bạn sẽ cùng nhau dậy sớm đi quay phim, cùng chia nhau phần cơm giữa giờ nghỉ ngắn ngủi, cùng nhau tiếc ngẩn ngơ khi cảnh quay hỏng và cùng tận hưởng niềm vui khi “đóng máy” sau ngày dài làm việc vất vả, các bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn và buồn bã. Sau tất cả, bạn sẽ khám phá ra điểm mạnh của bản thân và xác định được vị trí phù hợp với mình trong đoàn làm phim.

Phim ngắn Resident – đồ án tốt nghiệp kỳ 3 của sinh viên FPT Arena

Với riêng FPT Arena, nhiều sinh viên của trường từng giành giải quốc tế và khu vực về làm phim tiêu biểu như: Phan Văn Quyền, quán quân cuộc thi “Nhà làm phim trẻ các nước ASEAN” lần thứ II – “ASEAN Youth Video Contest 2016”; Phan Minh Thắng, video xuất sắc nhất tại cuộc thi “Việt Nam dải màu vô tận” do Báo điện tử VnExpress phối hợp cùng Công ty Điện tử Samsung Vina tổ chức.


Cùng tham khảo chương trình học kỳ 3 ở FPT Arena tại: https://www.fptarena.edu.vn/k3

Bài viết mang đến bởi FPT-Arena Multimedia, trung tâm thuộc tập đoàn FPT liên kết với tập đoàn đào tạo CNTT toàn cầu Aptech.

Được thành lập vào tháng 7-2004, FPT-Arena là trung tâm đầu tiên đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện và cũng là trung tâm đầu tiên triển khai chương trình AMSP của Arena Ấn Độ tại Việt Nam với các chương trình đào tạo: Graphics Suite, Web & Digital Design, Film Making & Game Design, 3D Animation.

Liên hệ FPT Arena Multimedia tại:
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Instagram | Youtube

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!