Tiếp nối bài viết trước về phần mềm “khổng lồ” của giới sáng tạo trẻ – Kỉ niệm sinh nhật đặc biệt 25 năm của Photoshop, RGB muốn chia sẻ tới mọi người những tấm ảnh làm nên huyền thoại Photoshop như ngày nay.
“Jennifer in Paradise” là bức ảnh photoshop đầu tiên. Người phụ nữ trong ảnh là Jennifer Walters, hiện là Jennifer Knoll, vợ người đàn ông đã tạo ra Photoshop, Thomas Knoll. Bức ảnh chụp ở Bora Bora vào tháng 8/1988 và Photoshop đã được tạo ra để nâng cấp bức ảnh ban đầu. Từ khi phần mềm này ra mắt, bức ảnh luôn được Adobe dùng để minh họa cho khả năng của Photoshop và cho các lần cập nhật mới của phần mềm này.
Keira Knightley trong hình poster phim King Arthur phiển bản Anh Quốc (trái) và phiên bản Mỹ (phải) đã được chỉnh sửa bắt mắt hơn.
Trong bức ảnh số hóa do công ty in thẻ bóng chày Topps đưa ra, tổng thống Mỹ George W Bush mỉm cười và vẫy tay từ khán đài, trong khi huyền thoại bóng chày Mickey Mantle đang nhìn hướng lên. Cả hai chi tiết đều không đúng sự thực, Mantle thì đã mất năm 1995. Đại diện của Topps giải thích rằng trong khâu in ấn, một nhân viên đã đùa cợt bằng cách chèn hình Bush và Mantle vào bức ảnh.
Ảnh số hóa quảng cáo của Raph Lauren bày ở trung tâm mua sắm ở Nhật trong đó có hình người mẫu Filippa Hamilton đang diễn trên sàn catwalk ở New York năm 2006. Cựu người mẫu của Ralph Lauren, Filippa khẳng định công ty đã không kí lại hợp đồng vì cho rằng cô “quá khổ”. Raph Lauren phủ nhận lời khẳng định này.
Từng được khẳng định đây là Ảnh National Geography của năm 2001, bức ảnh bị phát hiện là được chỉnh sửa, nó nổi tiếng đến mức có hẳn trang Wikipedia riêng với tên gọi Helicopter Shark.
Bức ảnh cho thấy giao thông tắc nghẽn ở ngoại ô Paris. Ai đó đã “photoshop” một số người lái xe đi ngược lên lên lề trái của đường cao tốc.
Hoàng gia Tây Ban Nha công bố bức ảnh Giáng sinh 2005 cho thấy Đức vua và Hoàng hậu ngồi trên ghế tràng kỉ với bảy đứa cháu xung quanh. Nhưng sự thật vỡ lở khi nó bị phát hiện là đã được ghép từ những bức ảnh khác nhau.
Vào tháng 10/2011, một bức ảnh chụp ba nhân viên nhà nước Philippines điều tra thiệt hại gây ra do bão Nesat vùng vịnh Manila “gây bão” mạng do lỗi photoshop khiến họ như đang đứng trên không.
Để lại đánh giá