Thị trường tuyển dụng ngành thiết kế mỹ thuật đa phương tiện: “Cọc” đi tìm “trâu” vẫn không giải được cơn khát

Trong khủng hoảng Covid, số người thất nghiệp gia tăng chóng mặt trên mọi mặt trận, nhưng riêng ngành multimedia vẫn trong tình trạng khát nhân sự. Thậm chí thực trạng này có xu hướng gia tăng do nhu cầu số hoá của các doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ hơn.

Chị Nguyễn Phương Anh, Giám đốc FPT Arena Hà Nội cho biết từ năm 2004 đến nay, hàng chục nghìn sinh viên của trường tham gia thị trường lao động. Hơn 16 năm hoạt động, mỗi năm trường tuyển hơn 1.000 sinh viên. Năm 2020, trường tuyển khoảng 1.400 sinh viên. Theo thống kê sơ bộ của trường, sinh viên có việc làm chiếm 97%. Khi vào làm việc trực tiếp, doanh nghiệp sẽ có nhiều cấp độ công việc cho các bạn tham gia. Có những bạn tham gia vào mảng thương hiệu, làm phim, game hoặc phim hoạt hình. Riêng mảng phim hoạt hình cũng có bạn tham gia vào mảng rất nhỏ, chuyên biệt. Thị trường lao động rộng mở, có công việc rất nhỏ nhưng thú vị. Có những bạn khả năng sử dụng phầm mềm tốt hay kỹ thuật tốt thì sẽ tìm việc phù hợp.

Theo đại diện FPT Arena trong 5 – 10 năm tới, ngành sáng tạo sẽ “bùng nổ” nên các bạn trẻ sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm.

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp lớn cả quốc tế và nội địa, phân cấp nhân sự ở mảng thiết kế theo trình độ. Với những bạn trình độ cao có thể làm giám đốc thiết kế, có bạn làm chuyên viên thiết kế.

Theo anh Trần Khánh Quân, thiết kế dần trở thành ngành công nghiệp sáng tạo, phát triển tốc độ lớn. Ngày nay, các công ty như vậy đang có nhiều định hướng khác nhau để phát triển và tìm cách thu hút nhân tài. Bên cạnh đó, có rất nhiều agency sẽ chia làm nhiều ngành, đa số ở Việt Nam chuyên về mảng quảng cáo, truyền thông, marketing… tạo cơ hội cho sinh viên. Trong 5 – 10 năm tới, ngành sáng tạo sẽ “bùng nổ” nên anh Quân nhận định các bạn trẻ sẽ có rất nhiều cơ hội.

Mỹ thuật đa phương tiện – Bức tranh toàn cảnh trong nghề tại FAN

Cọ xát thường xuyên với các dự án thực tế

Chị Nguyễn Phương Anh cho biết, trong quá trình học tập, FPT Arena cho sinh viên trải nghiệm thực tế bằng cách đi thăm các doanh nghiệp, tham quan không gian làm việc, tìm hiểu quy trình vận hành để hình dung về công việc tương lai. Mỗi kỳ, sinh viên của trường được đến một doanh nghiệp phù hợp với chương trình học. Ngoài ra, còn có workshop, các buổi thực hành quy mô nhỏ để sinh viên rèn kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm. Qua đó, doanh nghiệp cũng có thể tuyển dụng luôn sinh viên bằng bài kiểm tra, phỏng vấn, thực tập. Có nhiều bạn tìm được làm ngay sau những buổi như vậy.

FPT Arena tạo điều kiện cho sinh viên sáng tạo

Chia sẻ về trải nghiệm của sinh viên về Trung tâm FPT Arena, chị Yến Ngọc chia sẻ bản thân rất yên tâm khi đưa con tới đây và mong muốn trung tâm tư vấn thêm hướng đi tương lai cho con. Bên cạnh đó, vì con gái mong muốn đi du học nên chị cũng mong rằng FPT Arena sẽ có chương trình liên kết với trường học nước ngoài để con có thể trải nghiệm cách giáo dục nước ngoài tại Việt Nam để ba mẹ được gần con. Sau này, khi đã trải nghiệm con sẽ có quyết định xa hơn.

Nguyên cũng cho biết chương trình học trung tâm là đào tạo thực chiến, thực hành các dự án thật, qua đó kinh nghiệm tăng lên nhiều. Ngoài ra, không gian trường cũng rất rộng rãi, giúp sinh viên sáng tạo tốt hơn, thầy cô cũng hỗ trợ rất nhiều.

Chương trình đào tạo của FPT Arena đi theo xu hướng thế giới

Xu hướng thế giới thế nào, chương trình học phải đi theo. FPT Arena đi theo xu hướng thế giới trong quá trình đào tạo và định hướng sinh viên. “Chúng tôi là đơn vị đầu tiên đưa multimedia vào Việt Nam. Trong quá trình phát triển, chúng tôi luôn lắng nghe xu hướng thế giới, lắng nghe doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu doanh nghiệp. Trong chương trình học, chúng tôi có mời doanh nghiệp đến trò chuyện, trao đổi ý kiến để chỉnh sửa chương trình đào tạo. Qua đó, sinh viên được nghe ý kiến doanh nghiệp và nắm bắt được nhu cầu thị trường”, chị Phương Anh cho biết.

Chương trình học được chia rõ ràng 2 năm và 4 học kỳ. Học kỳ đầu, sinh viên học về thiết kế tĩnh 3D, ấn phẩm thương hiệu, ấn phẩm quảng bá, sách, tạp chí… Học kỳ tiếp theo, sinh viên học về phát triển website, không chỉ thiết kế giao diện mà còn học lập trình. Kỳ 3 học làm phim và thiết kế phim. Đây là môn học được ưa thích và bắt kịp xu hướng. Kỳ cuối học về phim hoạt hình 3D.

Cũng theo chị Phương Anh, để theo ngành học này, sinh viên cần yêu cái đẹp, có khả năng thẩm mĩ. Người sáng tạo, tò mò, ham học hỏi, năng động sẽ dễ dàng theo học và trở thành nhà thiết kế có năng lực.

Tìm hiểu thêm về ngành Multimedia qua những chia sẻ của chuyên gia đầu ngành:

facebook.com/fpt.arena/videos/991453451370337/

Bài viết mang đến bởi FPT-Arena Multimedia, trung tâm thuộc tập đoàn FPT liên kết với tập đoàn đào tạo CNTT toàn cầu Aptech.

Được thành lập vào tháng 7-2004, FPT-Arena là trung tâm đầu tiên đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện và cũng là trung tâm đầu tiên triển khai chương trình AMSP của Arena Ấn Độ tại Việt Nam với các chương trình đào tạo: Graphics Suite, Web & Digital Design, Film Making & Game Design, 3D Animation.

Liên hệ FPT Arena Multimedia tại:
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Instagram | Youtube