5 xu hướng thiết kế 3D Art đang chiếm lĩnh ngành công nghiệp Game

Việc sản xuất và phát triển một trò chơi điện tử là một quy trình dài hạn và đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều bộ phận thành phần khác nhau. Trong đó, công đoạn nghiên cứu và lựa chọn phương pháp trình bày trực quan cũng như “3D hoá” những ý tưởng thiết kế ban đầu là rất quan trọng. Nếu không có sự chuẩn bị đủ tốt trong công đoạn này, một dự án game sẽ rất dễ đi vào ngõ cụt.

Hiện nay, do vẫn chưa có một khái niệm cụ thể cũng như cách phân loại rõ ràng cho những phong cách thiết kế 3D Art, thế nên nhiều nhà làm game thường vô tình rơi vào cái bẫy của việc đạo nhái ý tưởng. Bên cạnh đó, một trong những cách làm game thường thấy hiện nay như việc dựa vào một tựa game tương tự được ra mắt trước đó để “xào nấu” lại cho hợp với nội dung và bối cảnh của dự án game mong muốn cũng là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng “lẫn lộn” phong cách thiết kế 3D Art trong ngành công nghiệp game ở những năm gần đây.

Mặc dù sự phát triển nhanh chóng của những tựa game 3D hiện nay đã kéo theo hàng loạt phong cách thiết kế 3D Art được ra đời. Nổi lên trong số đó là 5 xu hướng 3D Art thường xuyên được sử dụng trong nhiều tựa game hiện nay. Tuy nhiên, trước khi điểm qua những xu hướng ấy là gì, hãy cùng tìm hiểu về 3D Art cũng như tầm quan trọng của việc lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp cho một dự án game.

3D ART LÀ GÌ?

3D Art, hay nghệ thuật thiết kế đồ hoạ 3D là quá trình tạo nên một tựa game có không gian ba chiều, bao gồm việc toàn bộ đối tượng và vật thể đều phải được nhìn thấy từ mọi phía. Trong đó, các yếu tố về đo lường như chiều dài, chiều rộng, chiều cao, chiều sâu,… của toàn bộ hình ảnh trong game đều phải cân đối với quy tắc đời thực. Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất cũng như giúp phân biệt những tựa game 3D và những tựa game 2D, vốn có không gian phẳng và không thể nhìn thấy toàn bộ vật thể.

Ngày nay, với các phần mềm đặc biệt được cải tiến, hầu hết những vật thể có ở đời thực đều được xuất hiện trong các tựa game 3D. Thậm chí, những sản phẩm tưởng tượng, giả tưởng như tạo hình quái vật, những vật thể kỳ quặc, khác thường,… cũng có thể được “3D hoá” vô cùng sinh động. Tuy nhiên, đó cũng là điểm chung dễ nhận thấy nhất, khiến cho nhiều tựa game bị lẫn lộn phong cách thiết kế 3D Art với nhau.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHONG CÁCH THIẾT KẾ 3D ART ĐẶC TRƯNG

Vì sao việc lẫn lộn phong cách nghệ thuật trong ngành công nghiệp game lại đáng lên án đến vậy? Cần phải biết rằng bất kì một sản phẩm sáng tạo nào cũng cần phải có bản sắc riêng, nhất là đối với một dự án game AAA có kinh phí hàng trăm triệu USD. Do đó, việc truyền tải bản sắc bằng yếu tố hình ảnh trực quan chính là công cụ hữu hiệu nhất cho một tựa game. 

Từ cách thiết kế giao diện, màn chơi, màn hình tải game cho đến môi trường và bối cảnh xung quanh nhân vật, tất cả đều phải tạo nên một chất riêng không lẫn vào đâu. Tâm lý chung của game thủ chính là cảm giác háo hức khi lần đầu “dán mắt” vào một tựa game có phong cách thiết kế lạ mắt. Vì vậy, chỉ cần tựa game ấy tỏ ra “na ná” so với một tựa game nào đó chắc chắn trải nghiệm của người chơi sẽ bị giảm đi đáng kể.

Chuẩn bị hành trang gia nhập thế giới Game bùng nổ cùng MAAC Việt Nam
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Ngoài điện ảnh và âm nhạc ra, Game là hình thức giải trí khá náo nhiệt trên các nền tảng trực tuyến trong những năm gần đây. Game mang lại những trải nghiệm thú vị và độc đáo. Đặc biệt, mức độ giao tiếp và tương tác trực tuyến trong game gần giống với việc gặp mặt trực tiếp.

Trong bối cảnh phong tỏa và hạn chế tập trung đông người bởi đại dịch Covid, hành vi người dùng đã làm dịch chuyển nhiều lĩnh vực. Số người chơi game, xem phim livestream tăng mạnh. Thị trường game càng gia tăng thì nguồn nhân lực càng hiếm hoi, ngành thiết kế game trở thành cơ hội cho những bạn trẻ yêu thích game và mong muốn có thể sống bằng đam mê của mình.

Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng phù hợp để có thể đi con đường dài cùng ngành. Việc học hỏi ở một môi trường chuyên nghiệp với khóa học chuyên biệt dành cho các Game Artist tương lai là điều cần thiết mà bạn nên xem xét nếu muốn phát triển bản thân một cách nghiêm túc ở lĩnh vực Thiết kế Game.

Tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC, bạn không chỉ được học tập những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao mà còn được tiếp cận sớm với thị trường màu mỡ này thông qua các buổi workshop, sự kiện do MAAC phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành tổ chức. Bên cạnh đó, Học viện còn có sự kết nối với các Studio hàng đầu Việt Nam, đem đến nguồn cơ hội việc làm dồi dào cho các học viên.

  • Khóa đào tạo Thiết kế Game tại Học viện MAAC mang đến cho bạn:
  • Lộ trình học tập bài bản, từng bước từ cơ bản đến chuyên sâu.
  • Bằng cấp quốc tế sau khi ra trường.
  • Xây dựng Portfolio chuyên nghiệp với những dự án chất lượng giúp nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các studio game hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế.

Theo dõi fanpage MAAC Vietnam và website maac.edu.vn để trở thành người đầu tiên được nhận thông tin về các khóa học từ MAAC Vietnam bạn nhé!

5 XU HƯỚNG THIẾT KẾ 3D ART NỔI BẬT NHẤT HIỆN NAY

Trước tiên, đây là những xu hướng thiết kế 3D Art được ưa chuộng nhất trên hệ máy PC và Console do đây là những hệ máy có nhiều tựa game 3D thịnh hành do có sức mạnh phần cứng đủ cho các tác vụ 3D. Mặc dù vậy, những đặc điểm và ứng dụng đi kèm cho từng kiểu thiết kế vẫn có thể áp dụng cho một số ít những tựa game 3D trên nền tảng Mobile.

1. Tả thực (Realism)

Đúng như tên gọi của mình, đây là phong cách thiết kế yêu cầu đồ hoạ của tất cả vật thể xuất hiện trong game phải sát thực tế nhất có thể. Bạn có thể bắt gặp phong cách này ở hầu hết tựa game “bom tấn” AAA trên thị trường hiện nay do phong cách thiết kế này mang lại khả năng trải nghiệm cao với thế giới của trò chơi. Mặc dù rất phổ biến, thế nhưng đây là phong cách đồ hoạ đòi hỏi nhiều yêu cầu kỹ thuật với một độ khó cao, đặc biệt là việc tái tạo một số loại địa hình và vật thể như mặt nước, cây cỏ, tóc nhân vật,…

Ứng dụng: Game đua xe (Forza Horizon, Need for Speed,…), game RPG thế giới mở (Red Dead Redemption, Assassin’s Creed,…), game kinh dị sinh tồn (Alan Wake, The Last Of Us,…), game chiến tranh bắn súng góc nhìn thứ nhất (Battlefield, Call Of Duty,…)

2. Tả thực theo thiên hướng giả tưởng (Fantasy Realism)

Nói một cách dễ hiểu thì đây là phong cách tả thực có mang yếu tố hư cấu. Cụ thể, những vật thể trong game mặc dù có hình dạng cầu kì hơn, môi trường trong game có phần khác biệt so với thực tế, thế nhưng bạn vẫn có thể liên tưởng đến những đồ vật tương tự ở ngoài đời. Đó là điều mà các nhà làm game áp dụng xu hướng thiết kế này muốn người chơi phải nghĩ được khi chơi những tựa game như vậy. Hiện thực giả tưởng bao gồm bất kỳ bối cảnh tưởng tượng, giả tưởng và khoa học viễn tưởng nào trông hoàn toàn thực tế, nhưng không thể xảy ra trong cuộc sống thực của chúng ta. Ít nhất là bây giờ.

Ứng dụng: Hầu hết những tựa game lấy bối cảnh giả tưởng với các thể loại như game bắn súng góc nhìn thứ nhất, game phiêu lưu, game nhiệm vụ giải đố, game hành động,…

3. Low Poly

Xu hướng sử dụng style này tăng mạnh thời gian gần đây. Và phong cách thiết kế Low Poly đã nhanh chóng trở thành một xu hướng thú vị cho các tựa game 3D. Mặc dù chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây, thế nhưng phong cách thiết kế Low Poly đã nhanh chóng trở thành một xu hướng thú vị cho các tựa game 3D. Đây là phong cách thiết kế áp dụng phương pháp hình học, sử dụng những hình khối đa giác xếp lại để tạo thành những mảng địa hình, những vật thể tạo nên môi trường xung quanh với hình dạng và cường độ màu sắc khác nhau. Không chỉ lược bỏ quá trình xử lý răng cưa, phong cách Low Poly còn có khả năng thể hiện chiều sâu và độ nổi khối của vật thể trong game một cách rất rõ nét và thú vị.

Ứng dụng: Với những game có ngân sách không quá cao, đây là phong cách thiết kế được nhiều nhà làm game indie và các game trên nền tảng mobile theo đuổi. Mặc dù vậy, các nhà làm game khi sử dụng phong cách thiết kế này thường tinh chỉnh rất nhiều chỗ dựa vào độ phức tạp trong cách bố trí hình khối cũng như cách phân bổ màu sắc để phù hợp với tính chất đa dạng trong thể loại và lối chơi của những tựa game indie này.

4. Vẽ tay (Hand-painted)

Có thể xem đây là phong cách đồ hoạ sơ khai cho những tựa game 3D đời đầu, đơn cử là hai tượng đài Warcraft và Dota. Mặc dù xu hướng 3D Art ngày càng phức tạp và đa dạng hơn, thế nhưng nét đặc trưng trong việc tạo ra mọi chi tiết môi trường trong game chỉ bằng những nét vẽ tay và theo kết cấu vô cùng  tự do chắc chắn sẽ không bao giờ có thể lỗi thời. 

Ứng dụng: Game RTS (chiến thuật thời gian thực), game Moba, game phiêu lưu giả tưởng, game indie,…

5. Hoạt hình (Cartoon)

Trên thực tế, đây là xu hướng thiết kế có sự pha trộn giữa nhiều phong cách đồ hoạ với nhau và khó nhận ra nhất trong danh sách này. Đó có thể là một 3D Art với vài hiệu ứng Low Poly và kết hợp một số nét vẽ tay. Đó cũng có thể là sự kết hợp giữa vẽ tay nhưng kết hợp cùng những nét vẽ kĩ thuật số. Tuy nhiên, dù kết hợp với phong cách nào đi nữa, những thiết kế 3D Art theo phong cách này thường mang màu sắc sặc sỡ với những hình khối được cường điệu với tỉ lệ không thực tế. Một số biến thể được tạo ra từ phong cách 3D Art này chẳng hạn như voxels (kiểu thiết kế game theo phong cách pixel với nền đồ hoạ môi trường 3D), plasticine (phong cách thiết kế giống với những bộ phim hoạt hình cổ điển),… cũng dần có chỗ đứng trong thị trường game indie hiện nay. Nhìn chung, nếu bạn muốn tìm kiếm một phong cách thiết kế riêng cho bản thân, chắc chắn xu hướng đồ hoạ này này sẽ rất phù hợp với bạn.

Ứng dụng: Những tựa game có cấu hình nhẹ dành cho trẻ em, hầu hết những tựa game trên các hệ máy console cầm tay như Nintendo Switch,…

Một số chuyên gia xếp chung phong cách Hoạt hình và Low Poly vào một nhóm gọi là Stylized.

KẾT

Mỗi một phong cách thiết kế 3D Art đều có những đặc điểm và tính ứng dụng khác nhau. Việc bạn cần làm để cụ thể hoá những ý tưởng game độc đáo đó là phải tạo cho mình một phong cách thiết kế 3D Art riêng cho bản thân đồng thời phù hợp với tính chất của từng dự án game. Bởi vì bên việc làm chủ các công cụ phát triển đồ hoạ game, một nhà làm game cũng cần những tư vấn và giải pháp để tránh rơi vào lối mòn thiết kế. 

Những khoá học từ các trung tâm đào tạo kỹ xảo hoạt hình và 3D Animation như MAAC Việt Nam không những mang đến kiến thức chuyên môn thông qua các bài giảng và thực hành phần mềm mà còn cung cấp những giải pháp tư vấn tận tình, giúp cho học viên có thể “cá nhân hoá” và phát những ý tưởng thiết kế cho riêng mình.

Disclaimer: Bài viết có tính tham khảo, không phải là những định nghĩa khoa học. Đây là một góc nhìn của người viết (Gevuru Games). Thực tế có thể có nhiều góc nhìn khác nhau, do đó dẫn đến những cách phân loại khác nhau. 

Nguồn tham khảo: kevurugames

HỎI ĐÁP & TƯ VẤN NGÀNH HỌC KỸ XẢO ĐIỆN ẢNH, VFX, GAME CÙNG HỌC VIỆN MAAC

Bài viết mang đến bởi Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí (Media & Entertainment) của tập đoàn Aptech. MAAC có mạng lưới 160 trung tâm trên toàn thế giới, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề bài bản, chuyên sâu, chất lượng cao trong các lĩnh vực:
· Hoạt hình 3D (3D Animation) – 24 tháng
· Kỹ xảo Điện ảnh (VFX – Visual Effects) – 24 tháng
· Thiết kế Game (Game Art & Design) – 24 tháng

Địa chỉ: 24-26 Phan Liêm, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline: 1900 2096
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Youtube | Instagram