Cuộc sống bên trong những “căn phòng quan tài” ở Hong Kong

Hong Kong từ lâu đã được biết đến như là một thành phố thịnh vượng, nhưng ẩn sau vẻ bề ngoài lộng lẫy ấy là thế giới của những “nhà lồng” và những “căn phòng quan tài”.

“Hôm đó, tôi trở về nhà và bật khóc”, nhiếp ảnh gia Benny Lam chia sẻ với National Gegraphic sau khi trải nghiệm và ghi lại môi trường sống ở những nơi ấy qua loạt ảnh phóng sự “Trapped”. Bộ ảnh của Lam như muốn cho cả thế giới thấy cuộc sống ngột ngạt của gần 200.000 người dân Hong Kong khi phải sống trong những căn phòng này.


Theo ước tính có khoảng 200.000 người dân Hong Kong đang sống trong những ngôi nhà không có đầy đủ tiện nghi.

rgb_creative_canphongquantai_1


Những người nghèo nhất phải sống trong những nơi được gọi là “Cage homes” (Tạm dịch: Nhà lồng).

rgb_creative_canphongquantai_2


Tuy khác nhau về độ tuổi và giới tính song tất cả họ đều có điểm chung là không đủ điều kiện để đáp ứng một căn phòng có đủ không gian.

rgb_creative_canphongquantai_3


Những môi trường sống không mấy tốt đẹp này bị che khuất bởi sự hào nhoáng, tráng lệ của thành phố.

rgb_creative_canphongquantai_4


Những tấm ảnh này được chụp và gửi cho các tổ chức nhằm thay đổi tiêu chuẩn cuộc sống.

rgb_creative_canphongquantai_5


Những ai sống tại đây buộc phải thích nghi với việc sắp xếp đồ đạc để chừa lại diện tích sinh hoạt.

rgb_creative_canphongquantai_6


Sống trong một không gian chỉ có 1,1 mét vuông, nơi mà chỉ đủ chỗ để ngủ, đã ảnh hưởng lớn đển cuộc sống của Ah Tin. Anh gần như chẳng còn hứng thú với các bữa ăn nữa.

rgb_creative_canphongquantai_7


Bức hình chụp ông Leung đang dành thời gian để đọc sách như một cách để thoát khỏi thế giới đau khổ và đói nghèo ở thực tại.

rgb_creative_canphongquantai_8


“Dù vẫn còn sống nhưng xung quanh tôi là bốn vách của một chiếc quan tài” – Một người sống tại đây chia sẻ.

rgb_creative_canphongquantai_9


Những người dân nghèo khó này có rất ít lựa chọn khi đến sống trong một không gian như vậy.

rgb_creative_canphongquantai_10


Một căn hộ rộng 400 feet vuông (tương đương tầm 37 mét vuông), người ta có thể chia ra làm 20 “phòng quan tài” với giường hai tầng như thế này.

rgb_creative_canphongquantai_11


Nhiều người tỉnh giấc với thực tại tàn nhẫn rằng tất cả những ánh hào quang và sự thịnh vượng của Hong Kong đều nằm ngoài tầm với của họ.

rgb_creative_canphongquantai_12


Trong 10 năm qua, số lượng nhà lồng với lưới sắt đã giảm, nhưng chúng cũng chỉ được thay bằng khu vực sống chật hẹp với chiếc nệm và 4 vách tường bằng gỗ như thế này.

rgb_creative_canphongquantai_13


Vì quá hẹp và sát nhau nên sự riêng tư và một giấc ngủ yên bình là một thứ gì đó thật xa xỉ.

rgb_creative_canphongquantai_14


Người đàn ông này là Wong. Ông ấy đã trên 60 tuổi nhưng trông vẫn còn rất trẻ. Thời gian rảnh rỗi, ông thường tự nguyện giúp đỡ những người vô gia cư.

rgb_creative_canphongquantai_15


Những căn phòng được chia ra như thế này được coi là phạm pháp ở Hong Kong.

rgb_creative_canphongquantai_16


Ba thành viên trong một gia đình. Trong đó ông bố và cậu con trai là người Nhật. Họ rất cao nên việc di chuyển trong không gian sống chật hẹp là vô cùng khó khăn.

rgb_creative_canphongquantai_17


Căn phòng chỉ rộng gần 5 mét vuông này là nơi ở của gia đình nhà Leng. Nó được chia ra thành nhiều khu vực như nơi ngủ, nơi ăn và bếp.

rgb_creative_canphongquantai_18


Các tổ chức xã hội Hong Kong đang tích cực đấu tranh để giúp nâng chất lượng cuộc sống của những cư dân đang sống trong những điều kiện thiếu thốn.

rgb_creative_canphongquantai_19


Một nơi hỗn tạp khi chức năng của bao gồm nơi làm đồ ăn và … đi vệ sinh.

rgb_creative_canphongquantai_20


Hình ảnh một khu nhà lồng điển hình, nơi mà nhiều người dân Hong Kong đang không thể có được một nơi ở đàng hoàng.

rgb_creative_canphongquantai_21


Nhiều người trong số họ cảm thấy xấu hổ khi đang sống trong những không gian chật hẹp như vậy. Nhưng họ đều hi vọng một khi mọi người nhìn loạt hình ảnh này, họ sẽ nhận được những sự quan tâm và giúp đỡ.

Nguồn hình ảnh và nội dung:

Life Inside Hong Kong’s ‘Coffin Cubicles’, @Benny Lam, National Geographic

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!