(RGB.vn) Hôm nay RGB sẽ tiếp tục gửi đến các bạn viết về những logo bắt đầu bằng chữ cái bắt đầu bằng chữ C trong loạt bài giới thiệu về lịch sử các logo nổi tiếng. Qua loạt bài viết về Lịch sử các logo nổi tiếng, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về quy trình thiết kế Logo, hay làm sao để có logo thành công và bắt đầu cảm hứng cho logo mới của chính bạn. Nào, tiếp tục đồng hành cùng RGB.vn nhé.
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Carlsberg
Carlsberg được thành lập vào năm 1847 bởi J.C. Jacobsen, một nhà từ thiện và chuyên sưu tầm những tác phẩm hội họa. Nhà máy bia của Jacobsen là nơi mở đầu cho công nghệ làm lạnh, sản xuất bia hơi và và nhân giống men bia đơn. Những bản logo ban đầu của Carlsberg là hình chữ Vạn và một chú voi. Đến những năm 1930, logo này đã không còn được sử dụng nữa kể từ sau sự kiện liên kết giữa những đảng phái chính trị tại Đức. Logo Carlsberg nổi tiếng trên toàn thế giới được Thorvald Bindesboll giới thiệu vào năm 1904 khi ra mắt loại bia Carlsberg Pilsner. Hình Vương miệng trên logo đại diện cho sự liên kết giữa công ty với các Tòa án Hoàng gia Đan Mạch. Thorvald Bindesboll (1846-1908) là một nhà thiết kế rất nổi tiếng của Carlsberg lúc bấy giờ. Được mệnh danh là nhà thiết kế công nghiệp đầu tiên của Đan Mạch, Ông đã tham gia cuộc thi thiết kế sách ghi chép lịch sử, catalog triển lãm và các nhãn hiệu bia cho Carlsberg mới và cũ. Tại thời điểm đó, công ty đã chi 500 krone (tương đương 84.89 USD hiện nay) cho việc thiết kế logo và việc đầu tư đó đã chứng tỏ là rất xứng đáng. Sau đó, mẫu logo vẽ thủ công đó hầu như vẫn được giữ nguyên và tiếp tục đại diện cho thương hiệu Carlsberg. Ngày nay, sau hơn 100 năm kể từ khi ra đời, kể từ năm 1904, logo Carlsberg đã dành được giải thưởng thiết kế do Trung tâm thiết kế Đan mạch trao tặng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một logo họa hình cổ điển đã được trao giải thưởng.
CBS
Hệ thống Phát thanh truyền hình Columbia của thành phố New York đã đi đầu trong việc thiết kế nhận diện công ty như là một dạng tài sản thiết yếu: Chủ tịch CBS Frank Stanton và William Golden (1911-1959) là những người rất am hiểu về nghệ thuật, thiết kế cũng như những tiềm năng của việc nhận diện cho công ty. Khi là giám đốc nghệ thuật CBS trong gần hai thập kỷ, Golden đã mang lại những tiêu chuẩn nhìn nhận rất kiên quyết và sự sáng suốt trong quy trình sản xuất truyền thông. Ông đã thiết kế nên một trong những nhãn hiệu thành công nhất của thế kỷ 20 cho CBS. Khi đôi mắt CBS kiểu chữ tượng hình lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là logo phát sóng vào ngày 16/11/1951, nó đã được thêm hình ảnh một bầu trời mây và đã tạo ra một cảm giác rất kỳ lạ về một con mắt trên bầu trời. Hiệu quả của thiết kế logo CBS đã chứng tỏ với cộng đồng quản lý rộng rằng một nhãn hiệu đồ họa hiện đại có thể có sức cạnh tranh rất lớn so với các nhãn hiệu chữ cái hoặc minh họa truyền thống.
Centrino (Intel)
Inel dã sử dụng sự hình ảnh phân tách trong logo thiết kế để thể hiện sự hội tụ giữa thông tin và công nghệ. Hình ảnh hai chiếc cánh mà nhà thiết kế sử dụng thể hiện một mối liên kết giữ công nghệ và lối sống và sự tiến bộ hướng tới tương lai. Nhà thiết kế đã sử dụng màu Magenta (đỏ tươi) cho cánh phía dưới làm cân bằng sự tương phản về ánh sáng của màu xanh Intel phía trên, mang lại cảm giác kích thích về thị giác cho người xem. Trong logo này, các bạn cũng có thể thấy Intel sử dụng hình ảnh “hanging e” đã được sử dụng trong logo đầu tiên của mình và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay như hiện thân của cam kết chung của họ đối với các quan điểm công ty ban đầu của mình.
Chanel
Ngôi nhà Channel đã được tạo lập bởi Gabrielle Bonheur “Coco” Channel vào năm 1910. Coco Chanel là một trong những nhà thiết kế thời trang nổi tiếng nhất mọi thời đại. Bà cách mạng hóa quần áo phụ nữ và thiết lập những tiêu chuẩn mới cho phong cách hiện đại. Coco đã bắt đầu gia nhập thời trang với một cửa hàng bán nón mũ dành cho phụ nữ. Coco và ngôi nhà của bà đã nhanh chóng chinh phục không chỉ có ở Paris mà cả thế giới thời trang. Công ty mang tên Channel đã trở thành một biểu tượng cho sự thanh lịch kể từ đó, logo Channel đồng nghĩa với sự thanh lịch, giàu sang và thượng lưu và trở thành tiêu chuẩn cho thời trang quốc tế. Logo Channel đã được chính Coco Chanel thiết kế vào năm 1925 và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay không thay đổi. Nó trở thành một trong những biểu tương dễ nhận diện nhất trong thế giới thời trang qua hình ảnh hai chữ C chồng lên nhau – một mặt hướng về phía trước và một mặt khác quay lưng lại. Logo Channel thường được thấy trên các loại nước hoa, ví, giày và trang sức.
Nhận diện Chase Manhattan Bank
Chermayeff & Geismar vào năm 1960 đã thay đổi phần nhận diện của công ty với chương trình hình ảnh trực quan toàn diện cho ngân hàng Chase Manhattan Bank của New York. Mẫu logo mới của Chase Manhattan bao gồm bốn hình nêm (hình chữ V) xoay quang một hình vuông trung tâm tạo ra một hình tám cạnh phía ngoài. Đó là một hình ảnh rất trừu tượng không có chữ cái, chữ tượng hình hay bất cứ ý nghĩa ẩn dụ nào.
Mặc dù bốn hình ảnh xoay quanh hình vuông đó không ngụ ý đến sự an toàn và bảo vệ nhưng nhãn hiệu này cũng đã chứng minh được rằng một hình ảnh hoàn toàn trừu tượng có thể rất thành công với vai trò là một nhận diện bằng trực quan cho một tổ chức lớn. Sử dụng một kiểu chữ phân biệt không chân trong thiết kế. Việc lựa chọn một ký tự mở rộng đã giúp cho việc nghiên cứu của Chermayeff & Geismar phát triển thêm về thiết kế khách hàng và nhu cầu của truyền thông. Chẳng hạn như biển báo đô thị thường thấy là hình ảnh người đi bộ ở những góc xa, nhưng với một dạng ký tự mở rộng vẫn giữ đươc nét của chúng ngay cả khi quan sát ở các điều kiện đó. Bộ dạng khác thường của kiểu chữ không chân mở rộng trong hệ thống thiết kế Chase Manhattan đã tạo ra một phong trào sử dụng dạng chữ này trong suốt nửa đầu những năm 60. Tính nhất quán và đồng nhất khi sử dụng cả logo và kiểu chữ có thể gây nên cảm giác rườm ra trở thành yếu tố nhận dạng thứ ba.
Hệ thống nhận diện Chase Manhattan trở thành một nguyên mẫu cho thể loại đó. Nó giúp cho những quản lý của nhiều công ty có thể đánh giá thực sự hình ảnh công ty mình và các nhu cầu đối với một hình ảnh nhận diện trực quan duy nhất và hiệu quả là như thế nào. Việc nhãn hiệu Chase Manhattan được công nhận nhanh chóng đã chứng tỏ rằng thực sự một logo thành công có thể trở thành một yếu tố bổ sung trong các dạng biểu tượng mà mỗi người mang theo về mặt tinh thần. Tom Geismar đã nhận xét rằng một biểu tượng phải đáng nhớ và như “cái gai gắn và tâm trí của bạn. Đồng thời, nó cũng phải tạo được “hấp dẫn, dễ chịu và thích hợp. Thách thức chính là kết hợp tất cả các yếu tố đó vào một cái gì đó đơn giản”.
Chupa Chups
Chupa Chups là loại kẹo đầu tiên được dành cho trẻ em. Vào năm 1958, Enric Bernat Fontlladosa đã tạo ra Chupa Chups với hy vọng tạo ra một loại kẹo mút thực tế hơn dành cho trẻ em. Sau khi chế độ chuyên chính Francisco Franco kết thúc, nhà sáng lập nên công ty đã xoay xở để những cây kẹo của ông được cả thế giới biết đến. Và công ty mang tên Chupa Chups cần một logo có hiệu quả để đại diện cho chính mình. Hầu hết mọi người đều ngạc nhiên khi biết rằng logo hoa cúc đặc biệt của Chupa Chups được thiết kế vào năm 1969 bởi nhà thiết kế siêu thực nổi tiểng, Salvador Dali. Đúng là thật 100% !. Sau khi Bernat giới thiệu ý tưởng của ông về một logo phổ biến hơn, Dali chỉ cần một giờ để vẽ trên một tờ giấy những gì đã trở thành nền tảng cho logo Chupa Chups ngày nay. Nó thực sự rất có ý nghĩa. Salvador Dali trong suốt quảng đời còn lại của mình đã cho mượn hình ảnh của mình với rất nhiều lợi ích thương mại bằng cách sử dụng chính mình như một thương hiệu. Ông là một nhà tự quảng cáo tiêu biểu. Breton đã gọi ông với biệt danh “Avida Dollars” khi nói về những sản phẩm sau này của Dali. Hiện nay, Logo Chupa Chups có thể được tìm thấy trên tất cả các loại kẹo mút, và công ty vẫn còn duy trì để chú trọng vào việc tạo ra các sản phẩm thú vị mới.
Coca Cola
Không phải là một sự khởi đầu lãng mạn nhưng ai nói rằng một nhà sản xuất nước giải khát không cần một chút lãng mạn để thành công? Thực tế, sự khởi đầu của Coca cola không có một chút lãng mạn nào bởi nó là một loại thuốc được phát minh bởi một dược sĩ có tên là John Pemberton. Pemberton đã đưa thuốc của mình đến Jacob’s Pharmacy (Khoa bào chế thuốc) và chuyên gia nếm ở đó đã nhận xét nó rất tuyệt. Cuối cùng, Asa Chandler, một doanh nhân địa phương đã mua lại công thức đó từ Pemberton.
Về logo Coca cola và khởi đầu của công ty, các bản báo cáo đã nói rằng logo Coca cola được thiết kế bởi Frank Mason Robinson, nhân viên kế toán của Pemberton vào năm 1885. Bản chữ thảo (Cursive script typeface ) là một điều gì đó mô tả logo nhưng cụ thể hơn, những chữ đó là kiểu chữ Spencer, đươc cho là dạng nổi bật của văn bản đươc các nhân viên kế toán của Mỹ sử dụng trong suốt kỷ nguyên đó. Bản chữ Robinson đã tồn tại cho đến ngày nay, được công nhận là một trong những logo chữ thảo nổi tiếng hơn trên thế giới. Ông tin rằng hai chữ C sẽ tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của công ty. Thực tế là logo Coca cola đã được chào đón là một trong những nhãn hiệu thành công nhất thế giới.
Logo Coca cola tính đến nay đã 120 năm tuổi và nếu có ai đó thích dành được quyền sợ hữu logo này thì phải trả với mức giá hơn 67 tỷ USD. Cái gì đã tạo nên một hình tượng Coca Cola? Theo Michael Burns đã dẫn lời James Wheatley, các yếu tố sau đã đóng góp nên chất lượng hình tượng này chính là chữ trắng khắc trên một nền đỏ sáng, những chữ cái cong uốn lượn và cả hình chiếc chai rất sexy (chai hình váy bó ống chân). Ảnh hưởng của Logo không thể đánh giá thấp được. Wheatley nói rằng, ánh sáng của màu đỏ và dòng chữ màu trắng uốn lượn đã đủ khiến người ta nghĩ ngay đến âm thanh bật ga ưa chuộng của chúng. Tóm tắt các diện mạo cơ bản của logo Coca: màu đỏ là trắng, chữ cái dạng chữ thảo (Spencer), 2 chữ C nổi bật, logo hình vuông hoặc tròn. Ví thử cả hình hiệu lẫn nhãn hiệu là không đủ thì hiện giờ vẫn tồn tại cái người ta gọi là Cokelore (văn hóa Coca) để chứng minh có 1 sợi dây liên hệ các truyền thuyết hiện đại xảy ra như là hệ quả sự nổi tiếng của Coca Cola. Ví dụ như, Coca Cola đã bịa rằng ông già nô en là rất đáng tin. Coca Cola đã từng một lần bị cáo buộc là chống Do thái có thể là đúng bởi có một thời hãng này đã từ chối kinh doanh sản phẩm ở Israel. Và nó có chứa chất côcain không phải là ý tưởng cường điệu bởi Pemberton đã nói rằng phát minh sáng chế của ông là một loại thuốc.
Nhận diện Tập đoàn Container – America Corporate
Vào những năm 60, Tập đoàn Container đã trở thành người ủng hộ ban đầu cho nhận diện doanh nghiệp có hệ thống. Một logo công ty mới đã được đội ngũ thiết kế phát triển dưới sự chỉ đạo của giám đốc thiết kế Ralph Eckerstrom. Hình ảnh một mặt phẳng trở thành một ảo ảnh quang học có cùng kích thước, điều đó có nghĩa là tạo ra mối quan tâm bằng trực quan. Những chữ cái đầu tiên của công ty được đóng gói trong một hình chữ nhật với hai góc bị cắt sát ở góc 450 để tạo nên một chiếc hộp có cùng kích thước. Eckerstrom đã phát biểu về các yêu cầu đối với quy trình nhận diện công ty rằng “Với vai trò quản lý, thiết kế phải là một phần không thể tách rời của toàn bộ hoạt động của công ty và có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và buôn bán của công ty. Nó phải có sự liên tục để nên sự sáng tạo. Nó phải phản ánh được toàn bộ đặc điểm của công ty. Nếu nó không đáp ứng được các yêu cầu này, thì hình ảnh công ty mà nó tìm kiếm sẽ không bao giờ tạo thành một thể thống nhất được mà sẽ chỉ là một loại khảm của những mảnh vỡ không hề liên quan đến nhau.”
John Massey sinh năm 1931, gia nhập tập đoàn container vào năm 1957, trở thành giám đốc thiết kế vào năm 1964. Dưới sự chỉ đạo của ông, thiết kế công ty và International Typographic Style (Phong cách tạo chữ quốc tế) đã được hợp nhất. Thiết kế nhận diện bằng trực quan và thiết kế hệ thống nói chung – và thiết kế ở Chicago nói riêng – đã được tác động rộng rãi. Massey đã áp dụng Helvetica là một kiểu chữ của công ty, và đã phát triển các đường kẻ hàng loạt cho tất cả các bảng chỉ dẫn và ấn phẩm. Vào đầu năm 1961, với chủ trương rất mạnh mẽ về độ nhất quán và thống nhất của thiết kế, Massey đã sử dụng tính liên tục về chủ đề và trực quan trong các tài liệu liên hệ đa dạng như báo cáo hàng năm cho các cổ đông và quảng cáo thương hiệu. Năm 1965, Tập đoàn Container đã thành lập trung tâm nghiên cứu thiết kế tiên tiến – một studio thiết kế độc lập làm việc với các dự án rất tiên tiến và thử nghiệm và đã nhận được rất nhiều tiền hoa hồng từ các tổ chức khác.
Hồng Vinh biên dịch theo Logoorange | RGB.vn
Trong nỗ lực đem đến nhiều hơn nữa những bài viết chất lượng dành cho độc giả, RGB.vn mong muốn sẽ giới thiệu đến các bạn những bài dịch nội dung hay được biên tập kỹ lưỡng và nghiêm túc. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ chúng tôi. Khi trích dẫn lại bài viết xin vui lòng ghi rõ nguồn, link RGB.vn và người biên dịch.
Để lại đánh giá