Ngành Game tại Việt Nam trong tương lai: Không thiếu gì chỉ sợ thiếu người!

“Ngành Game tại Việt Nam trong tương lai không thiếu gì, chỉ sợ thiếu người” không chỉ là nhận định mà thực sự là lời khẳng định chắc chắn cho tương lai nghề nghiệp của các thế hệ trẻ muốn gia nhập ngành công nghiệp Game đầy triển vọng tại Việt Nam.

Xu hướng phát triển ngành Game tại Việt Nam trong tương lai

Theo số liệu nghiên cứu, thống kê của công ty chuyên nghiên cứu thị trường Niko Partners và Google, thị trường eSports (thể thao điện tử) Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 28% trong vòng 5 năm tới, trở thành thị trường eSports có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, doanh thu từ thị trường eSports tại Việt Nam đạt 10,1 triệu USD (231 tỷ đồng), tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một báo cáo khác của Adsota chỉ ra Việt Nam là thị trường game đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á về mặt doanh thu và đứng thứ 27 thế giới trong năm 2019. Năm 2020 ước tính có 40 triệu người chơi game mobile. Riêng thị trường eSports ước đạt 147 triệu USD vào năm 2023, tăng trưởng trung bình 11,3%/năm.

Số liệu nghiên cứu và thống kê về thị trường Game Việt Nam từ Adsota

Một trong những yếu tố góp phần làm cho Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn của ngành công nghiệp Game chính là tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh đang ở mức cao với hơn 50% dân số sử dụng điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, phạm vi phủ sóng internet tốc độ cao, bao gồm cả mạng 4G rộng khắp các tỉnh thành, tạo điều kiện cho người dùng có thể chơi Game ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, theo khảo sát nhân khẩu học từ Google, Việt Nam có một nửa dân số nằm trong độ tuổi dưới 25. Đây cũng là lý do khiến các nhà đầu tư Game nước ngoài bị hấp dẫn bởi thị trường Việt Nam, lựa chọn nơi đây làm điểm đến đầu tư lý tưởng trong việc phát triển ngành công nghiệp Game cả về mặt bán lẻ và sản xuất.

Trong một bài phỏng vấn cùng VnEconomy, chị Trang Vũ – Giám đốc vận hành tại Gamota, một trong những công ty phát hành Game hàng đầu hoạt động tại Việt Nam nhận định rằng ảnh hưởng của đại dịch Covid đến ngành Game là rất lớn, các chỉ số về lượt tải, số lượng game và nhu cầu giải trí cũng như số người chơi đều có sự tăng trưởng vượt bậc. Do đó, các nhà phát hành tại Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này bằng việc đẩy mạnh phát hành những game chất lượng để đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Thị trường Game Việt Nam nới lỏng chính sách, đón chào sự gia nhập của các công ty Game nước ngoài

Các công ty Game nước ngoài đang được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Việc xin giấy phép hoạt động trong lĩnh vực Game của các công ty nước ngoài được Chính phủ Việt Nam giản lược quy trình, chỉ mất khoảng từ 20 ngày đến 1 tháng để hoàn thành các thủ tục cấp phép. Các công ty nước ngoài có hai hình thức lựa chọn để hoạt động chính thức tại Việt Nam, một là ký kết hợp tác với các studio của người Việt, hai là đặt các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.

Chính sách mở cửa giúp Việt Nam đón chào hàng loạt các trò chơi chất lượng đỉnh cao từ thị trường quốc tế (Ảnh: Gameinformer)

Tuy nhiên, để đảm bảo các biện pháp bảo vệ người dùng, theo Nghị định 27/2018/NĐ-CP, Chính phủ yêu cầu các công ty Việt Nam hợp tác với các đối tác quốc tế cung cấp dịch vụ Game trực tuyến phải có máy chủ đặt tại Việt Nam để lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng và phải cung cấp dữ liệu này khi cơ quan chức năng yêu cầu. Ngoài ra, các trò chơi phát triển ở nước ngoài cần phải thay đổi về mặt nội dung, hình ảnh phù hợp với các quy tắc của Việt Nam. Nghị định 27 cũng có điều khoản quy định người dùng dưới 18 tuổi không được chơi hơn 180 phút/ngày.

Sự cởi mở về mặt pháp lý trong việc cho phép các công ty Game nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo thắt chặt về mặt quy định để bảo vệ người dùng của Chính phủ khiến cho các công ty Game nước ngoài ngày càng hứng thú với việc mở rộng đầu tư vào thị trường Việt Nam, tạo nên một hệ sinh thái ngành công nghiệp Game đa dạng cho nước nhà.

Sự tham gia của các công ty Game nước ngoài có thể khiến các doanh nghiệp phát hành Game trong nước gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, tuy nhiên đây cũng là động lực để các nhà phát triển Game độc lập (Indie Game) tại Việt Nam như “hiện tượng” Flappy Bird gia nhập vào thị trường sản xuất Game chuyên nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh với các công ty Game quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Ở thời điểm hiện tại, các chuyên gia đánh giá thị trường Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ, nơi tổng hợp của các lợi thế về “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” để các công ty Game quốc tế đầu tư, phát triển và mở rộng quy mô tại quốc gia trẻ đầy triển vọng này. 

Với vai trò là Giám đốc Đào tạo tại Học viện MAAC và từng có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực Hoạt hình 3D, VFX và Game, anh Võ Huy Giáp cho biết: “Trong những năm gần đây, các studio lớn về Game trên thế giới đang ngày càng mở rộng quy mô thị trường tại Việt Nam. Lý do mà họ lựa chọn đến với Việt Nam là vì nguồn nhân sự của chúng ta đã nắm bắt và đáp ứng được phần nào những yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà họ đặt ra. Đây là thời điểm vô cùng thuận lợi để các thế hệ trẻ tiến sâu vào ngành công nghiệp giàu tiềm năng này.”

Khóa học Thiết kế Game (Game Production Design)
Đón đầu xu hướng thị trường Game trên thế giới và làm chủ sự nghiệp cùng
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC

Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC sẽ ra mắt khóa đào tạo chuyên sâu Thiết kế Game (Game Production Design) tại Việt Nam từ tháng 7/2021.

Khóa học Thiết kế Game tại MAAC trang bị cho học viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành những Game Designer chuyên nghiệp, có khả năng:

  • Tạo ra các nhân vật game 3D hoàn thiện theo ý tưởng riêng.
  • Tạo lập môi trường game hoàn chỉnh mà người chơi có thể khám phá, trải nghiệm.
  • Tạo Portfolio ấn tượng với các đồ án độc lập được tạo ra thông qua các kỳ học.

Trong quá trình học, học viên sẽ được tiếp cận với những công nghệ, phần mềm sản xuất game tiên tiến nhất, được các studio game hàng đầu trên thế giới ưa chuộng như: ZBrush, Maya, Substance Painter , Unreal Engine, Unity Engine,…

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA THIẾT KẾ GAME CHUYÊN NGHIỆP TẠI MAAC NGAY

Lĩnh vực Game “trải thảm đỏ” cho các tài năng trẻ Việt Nam

Theo dự báo của Newzoo, thị trường Game toàn cầu ước tính sẽ vượt mốc 200 tỷ USD vào năm 2023, dự kiến đạt 200,3 tỷ USD vào cuối năm 2023, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với thị trường Game toàn cầu. Vào năm này, số lượng người chơi game ước tính sẽ vượt qua mốc 3 tỷ, tốc độ tăng trưởng 5.6%, tập trung ở các thị trường mới nổi như Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Phi và Trung Đông.

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phát triển tiềm năng của ngành công nghiệp Game trong vòng 3 năm tới (Ảnh: newzoo)

Thị trường game sôi động mở ra cơ hội cho các studio, nhà phát hành game có cơ hội thể hiện năng lực sản xuất vượt trội của đội ngũ nhân sự người Việt. Các tựa game đã và đang làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng nổi tiếng hiện nay như: Free Fire, Outside In: The Ultimate Friendship Test, Tip of the Spear: Task Force Elite hay Bullet Strike: Battlegrounds đều là những tựa game do người Việt sản xuất. Ngoài ra, nhiều studio trẻ cũng đã bắt đầu triển khai những tựa game mang đậm bản sắc văn hóa Việt từ phần đồ họa cho đến nội dung như DUT Studio, Beaztek Studio, TEGA Studio,…

Một số tựa Game cực kỳ chất lượng do đội ngũ nhân sự người Việt sản xuất (Ảnh: MAAC Vietnam)

Ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực TP.HCM, các studio sản xuất game trong nước và nước ngoài như: Vinagame – VNG, Glass Egg, Digital Works, NCSoft, SPARX* – A Virtuos Studio, Bombus, Vietnam eSports,… đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ được tự do phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực game yêu thích của mình với nhiều vị trí tuyển dụng đa dạng như: Game Developer, Game Designer, Systems Designer, UI Designer,… Trong đó, các vị trí được ưu tiên tuyển dụng nhiều nhất là Game Developer (nhà phát triển Game), Game Designer (nhà thiết kế Game), Game Artist (Nghệ sĩ thiết kế Game), Game Programmer (Lập trình Game) với mức lương và chế độ đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn.

Theo thống kê mới nhất từ trang SalaryExpert, mức lương trung bình cho vị trí vị trí Game Developer là khoảng 187.000.000 VNĐ/năm (tương đương khoảng 90.000 VNĐ/giờ), mức lương của Game Artist khoảng 389.000.000 VNĐ/năm (tương đương khoảng 187.000 VNĐ/giờ), mức lương trung bình cho vị trí Game Designer và Game Programer gần bằng nhau, khoảng 449.000.000 VNĐ/năm (tương đương 215.000 VNĐ/giờ).

Bảng thống kê mức lương của Game Artist tại Việt Nam năm 2021 (Nguồn: SalaryExpert)
Bảng thống kê mức lương của một Game Designer tại Việt Nam năm 2021 (Nguồn: SalaryExpert)

Trong thời điểm cả thế giới đang phải đối mặt với cơn đại dịch Covid, ngành công nghiệp Game vẫn trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Ngay lúc này là thời điểm thuận lợi để các tài năng trẻ Việt yêu thích lĩnh vực Game nắm bắt cơ hội, chuẩn bị hành trang kiến thức, kỹ năng để gia nhập vào ngành công nghiệp giải trí đầy triển vọng này.

HỎI ĐÁP & TƯ VẤN NGÀNH HỌC KỸ XẢO ĐIỆN ẢNH, VFX, GAME CÙNG HỌC VIỆN MAAC

Bài viết mang đến bởi Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí (Media & Entertainment) của tập đoàn Aptech. MAAC có mạng lưới 160 trung tâm trên toàn thế giới, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề bài bản, chuyên sâu, chất lượng cao trong các lĩnh vực:
· Hoạt hình 3D (3D Animation) – 24 tháng
· Kỹ xảo Điện ảnh (VFX – Visual Effects) – 24 tháng
· Thiết kế Truyền hình (Broadcast Design) – 18 tháng

Địa chỉ: 24-26 Phan Liêm, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline: 1900 2096
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Youtube | Instagram

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!