Thị trường Game tại Việt Nam 2021: Lớn mạnh từng ngày, tăng trưởng vượt bậc

Việt Nam là một trong những thị trường màu mỡ cho ngành công nghiệp Game phát triển mạnh mẽ. Với lợi thế về dân số trẻ, dễ dàng thích nghi và tiếp nhận làn sóng công nghệ mới, là “đại lộ giao thương” của các công ty phát hành Game hàng đầu trên thế giới đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và khu vực Bắc Mỹ.

Thị trường Game Việt Nam đang lớn mạnh ra sao?

Ngày nay, mức sống của người Việt Nam ngày càng cao, do đó nhu cầu giải trí cũng ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng. Trong đó, Game là một trong những mảng giải trí nhận được sự quan tâm lớn nhất với giá trị được ước tính khoảng 136 triệu USD (tương đương khoảng 3,1 nghìn tỷ đồng).

Game là một trong những lĩnh vực giải trí giàu tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam (Ảnh: GameK)

Theo thống kê của Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, tính đến hết 30/10/2020 có 193 doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng. Số lượng trò chơi điện tử đã được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản là 878 trò chơi (trong đó có 625 trò chơi đang phát hành, 253 trò chơi đã thông báo dừng phát hành). Số lượng doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký G2, G3, G4 là 106 doanh nghiệp; 8.332 trò chơi điện tử G2, G3 và G4 trên mạng được cấp Giấy xác nhận thông báo phát hành. 

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến thị trường game trực tuyến trong năm 2020,  khiến nhu cầu chơi game di động tăng mạnh trên toàn cầu. Việt Nam cũng có chung xu hướng này khi mọi chỉ số về lượt tải, số lượng game đều tăng mạnh so với năm 2019. Theo báo cáo “Ứng dụng di động 2021” công bố mới đây, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, người dân buộc phải giãn cách xã hội nên việc chơi game di động trở nên phổ biến, hút nhiều người chơi mới. Báo cáo của Sensor Tower cho biết, trong năm 2020, người dùng trên toàn thế giới đã dành tổng cộng 79.5 tỷ USD cho việc trả phí mua các ứng dụng di động trên kho tải Google Play và App Store. Trong đó, người dùng đã chi trả trên App Store là 47.6 tỷ USD và 31.9 tỷ USD trên Google Play, đạt mức tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Người dùng đã chi trả gần 80 tỷ đồng cho việc tải Game trên nền tảng Google Play và App Store năm 2020 (Nguồn: Sensor-Tower)

Bên cạnh là một thị trường giàu tiềm năng về khai thác doanh thu trong lĩnh vực Game, Việt Nam từ nhiều năm trước đây đã trở thành địa chỉ “outsource” đáng tin cậy của các công ty phát hành Game lớn trên thế giới. Có rất nhiều tựa game nổi danh được sản xuất bởi đội ngũ nhân sự 100% người Việt như: Free Fire, Caravan War, Game 7554, Metal Squad, Arena of Survivors,…

👉 Xem thêm: Các tựa game chất lượng cao do người Việt sản xuất

Khóa học Thiết kế Game (Game Production Design)
Đón đầu xu hướng thị trường Game trên thế giới và làm chủ sự nghiệp cùng
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC

Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC sẽ ra mắt khóa đào tạo chuyên sâu Thiết kế Game (Game Production Design) tại Việt Nam từ tháng 7/2021.

Khóa học Thiết kế Game tại MAAC trang bị cho học viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành những Game Designer chuyên nghiệp, có khả năng:

  • Tạo ra các nhân vật game 3D hoàn thiện theo ý tưởng riêng.
  • Tạo lập môi trường game hoàn chỉnh mà người chơi có thể khám phá, trải nghiệm.
  • Tạo Portfolio ấn tượng với các đồ án độc lập được tạo ra thông qua các kỳ học.

Trong quá trình học, học viên sẽ được tiếp cận với những công nghệ, phần mềm sản xuất game tiên tiến nhất, được các studio game hàng đầu trên thế giới ưa chuộng như: ZBrush, Maya, Substance Painter , Unreal Engine, Unity Engine,…

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA THIẾT KẾ GAME CHUYÊN NGHIỆP TẠI MAAC NGAY

2 phân ngành đang “chiếm sóng” thị trường Game Online tại Việt Nam

Thị trường Game Việt Nam đang chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ từ làn sóng hội nhập của các công ty Game hàng đầu thế giới đến từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, tạo điều kiện cho người dùng được tiếp cận với nhiều hình thức chơi Game đa dạng trên thiết bị di động, PC, console,… Tuy nhiên, nhờ đặc thù về thói quen sử dụng di động thường xuyên và sở thích tham gia hoặc xem các giải đấu Game chuyên nghiệp của người dùng nên hiện nay doanh thu thị trường Game tại Việt Nam vẫn đang ưu ái đổ về cho hai phân ngành chính là Game Mobile và eSports.

Game Mobile (Game di động)

Với một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng và dân số trẻ, Việt Nam đã chứng kiến ​​số lượng người sử dụng Internet trong nước tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua. Theo thống kê từ Google, Việt Nam là một trong những quốc gia khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ người dùng thiết bị di động rất cao với ​​72% người trưởng thành sử dụng thiết bị di động mỗi ngày.

Việt Nam có đến hơn 154 triệu smartphone được sử dụng làm phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin hàng ngày

Tại Việt Nam có khoảng 3,99 triệu game thủ và hơn 60% ở độ tuổi từ 18 đến 30, nhất là ở thời kỳ COVID, lượng người chơi game trực tuyến ở Việt Nam tăng đột biến, với mức tăng 40% về lượt tải xuống game trên thiết bị di động ở thời điểm trước và sau Tết 2020 so với cùng kỳ năm 2019 (số liệu từ Vietnam Briefing).

Tỷ lệ người chơi game trên Smartphone tại Việt Nam chiếm đến 85%

Nói về Game Mobile của Việt Nam không thể không nhắc đến “hiện tượng” Flappy Bird được tạo ra bởi Nguyễn Hà Đông từng gây chấn động toàn cầu vào năm 2012 với hơn 50 triệu lượt tải về, đạt mức doanh thu gần 1 triệu đô mỗi ngày.

Flappy Bird – tựa game mobile từng “làm mưa làm gió” trên các bảng xếp hạng trò chơi toàn cầu (Nguồn: Unity3D)

Ở thời điểm hiện tại, các tựa Game được cộng đồng game thủ ưa thích và chơi thường xuyên nhất Clash of Clans và Rise of The Kings, những tựa game do Tencent và NetEase phát hành.

PUBG – một trong những tựa game được yêu thích nhất hiện nay

Thị trường Game Mobile chứng kiến tăng trưởng 40% doanh thu qua kho tải, lượt tải và số lượng game ra mắt cũng tăng mạnh so với 2019, dự đoán có thể đạt con số 205 triệu USD vào năm 2021, theo số liệu thống kê từ Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử.

eSports (Thể thao điện tử)

Khung cảnh hoành tráng trong một giải đấu Esports (Ảnh: GameK)

eSports – Electronic Sport (Thể thao điện tử) là thể loại trò chơi điện tử được tổ chức theo dạng giải đấu dành cho các tuyển thủ chuyên nghiệp. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet trên toàn thế giới, eSports đã trở thành một ngành hái ra tiền trong ngành giải trí. Trên thực tế, doanh thu từ thị trường Esports đạt 906 triệu USD vào năm 2018, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước. Cộng đồng người chơi eSports hiện nay đã đạt đến con số hơn 32,8 triệu người và là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra sự thành công cho các doanh nghiệp Game tại thị trường Việt Nam như Garena, VTC hay SohaGame. eSports cũng là thị trường Game làm nên sự bứt phá của “kỳ lân” khởi nghiệp công nghệ đầu tiên của Việt Nam – Vinagame (VNG).

VNG – “Kỳ lân” công nghệ đầu tiên của Việt Nam, doanh nghiệp được Forbes định giá 59,6 tỷ USD (Ảnh: TechSignin)

Sự phát triển của eSports tại Việt Nam đã tạo hội cho nước nhà có cơ hội trở thành “nước chủ nhà” của nhiều giải đấu eSports tầm cỡ quốc tế có sự theo dõi của hàng triệu khán giả trên toàn cầu như: Mid Season Invitational 2019, Arena of Valor World Cup 2019, Đấu Trường Sinh Tồn, Đấu Trường Danh Vọng,…

Mid Season Invitational 2019 – giải đấu eSports có quy mô lớn nhất mà Việt Nam từng tổ chức (Ảnh: Gametv)
Năm 2019 thành phố Đà Nẵng được chọn là nơi diễn ra giải đấu Liên Quân Mobile lớn nhất trên hành tinh – AWC 2019 (Ảnh: Gametv)

Theo thống kê từ AppsFlyer, nửa cuối năm 2020, các trò chơi di động được tải nhiều nhất trên iOS là các trò chơi eSports nổi tiếng, còn các trò chơi được tải nhiều nhất trên Android là những trò chơi casual, nhập vai với quy mô nhỏ. Vì vậy, các trò chơi eSports được đầu tư về nội dung và có nhà phát hành chính thức tại Việt Nam dễ dàng giữ chân được người dùng hơn so với các trò chơi casual khác.

TẠM KẾT

Thị trường Game tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn trong tương lai sẽ trở thành một ngành công nghiệp giàu tiềm năng nhất trong lĩnh vực giải trí. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để các thế hệ trẻ yêu thích sáng tạo bứt phá, khẳng định bản thân và gây dựng một sự nghiệp đầy triển vọng cho chính mình.

HỎI ĐÁP & TƯ VẤN NGÀNH HỌC KỸ XẢO ĐIỆN ẢNH, VFX, GAME CÙNG HỌC VIỆN MAAC

Bài viết mang đến bởi Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí (Media & Entertainment) của tập đoàn Aptech. MAAC có mạng lưới 160 trung tâm trên toàn thế giới, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề bài bản, chuyên sâu, chất lượng cao trong các lĩnh vực:
· Hoạt hình 3D (3D Animation) – 24 tháng
· Kỹ xảo Điện ảnh (VFX – Visual Effects) – 24 tháng
· Thiết kế Truyền hình (Broadcast Design) – 18 tháng

Địa chỉ: 24-26 Phan Liêm, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline: 1900 2096
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Youtube | Instagram