Bài thi Nam Long Design Award 2021: Hồ Tấn Đạt & Hà Hoàng Nguyên – “Tròn – Vuông” Playground

Phương án tổng thể được lấy cảm hứng từ Waterpoint – dựa trên hai dạng hình học cơ bản là TRÒN – VUÔNG (trong tròn có vuông), cùng với đó là sự kết hợp các màu sắc cơ bản với nhau nhằm kích thích thị giác và khả năng tư duy, vận động của trẻ.

Bài thi Nam Long Design Award 2021: The Shape of Community Space – Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng
Thí sinh: Hồ Tấn Đạt (nhóm trưởng) & Hà Hoàng Nguyên
Bảng thi: Chuyên nghiệp
Tên công trình: “Tròn – Vuông” Playground
Bình chọn cho bài thi này tại Fanpage arcvibes

Ý tưởng thiết kế “Tròn – Vuông”

Thiết kế sân chơi ngoài trời (Playground) cho khu đô thị kiểu mẫu Waterpoint

Nét đặc trưng tại Waterpoint

  • Nước là ngọn nguồn của sức sống, là biểu tượng của sinh sôi nảy nở-Thịnh vượng.
  • Dòng nước trong lành tượng trưng cho sự lan tỏa – Trù phú và mang lại sức sống dồi dào.

Waterpoint sở hữu ba giá trị độc đáo

  • Dòng chảy nơi khởi nguồn thịnh vượng
  • Môi trường sống chất lượng quốc tế
  • Kết nối cộng đồng thân thiện

Vị trí thiết kế Playground nằm trong khu vực South Gate (hành chính-giáo dục) – Là cánh cổng dẫn đến tương lai phồn vinh và hiện đại.

Hiện trạng khu đất thiết kế

Phương án tổng mặt bằng

Dựa trên những phân tích cơ bản về tổng thể khu đất, giao thông tiếp cận, nhóm tác giả đã lựa chọn vị trí thiết kế sân chơi playground.

Phương án tổng thể được lấy cảm hứng từ Waterpoint – dựa trên hai dạng hình học cơ bản là TRÒN – VUÔNG (trong tròn có vuông), cùng với đó là sự kết hợp các màu sắc cơ bản với nhau nhằm kích thích thị giác và khả năng tư duy, vận động của trẻ.

Cách thức triển khai thực hiện ý tưởng

Vấn đề đặt ra

  • Làm thế nào để sân chơi ngoài trời vừa là điểm nhấn không gian công cộng, kết nối gia đình, cộng đồng và thiên nhiên?
  • Không chỉ là nơi vui chơi an toàn mà còn mang tính giáo dục cho trẻ.
  • Kiến tạo môi trường sống: sống vui, sống khỏe, sống kết nối,… tạo ra sản phẩm mang lại giá trị vì cộng đồng.

Từ những vấn đề nêu trên, nhóm tác giả đã có những phân tích về vị trí thiết kế – cảnh quan xung quanh, giao thông tiếp cận,…để đặt ra mục tiêu của đồ án và đưa ra phương án thiết kế dựa trên cơ sở vật liệu, hình thức phù hợp.

Mục tiêu của đồ án

  • Hướng tới kết nối cộng đồng, tối đa hóa không gian ngoài trời
  • Là sân chơi chung, khuyến khích các hoạt động thể chất, kết nối với gia đình, cộng đồng với thiên nhiên, gắn kết cộng đồng với những hoạt động vui khỏe và mang tính giáo dục.

Ngôn ngữ thiết kế

  • Được lấy cảm hứng từ Waterpoint – Cũng là thông điệp của khu đô thị kiểu mẫu Waterpoint. Cùng với đó kết hợp hai ngôn ngữ hình học cơ bản là hình TRÒN và hình VUÔNG, mang tính giáo dục – kích thích tư duy hình học ở trẻ.
  • Các tuyến kết nối trong không gian, không có sự phân chia trong khu vực vui chơi. Có thể tiếp cận sân chơi từ các hướng khác nhau.

Tổ chức không gian

  • Ý đồ tổ chức không gian theo hai trục ngangđứng, nhằm tăng khả năng vận động và quan sát của trẻ.
  • Khai thác cảnh quan hiện trạng, dễ dàng quan sát các khu vực xung quanh cũng như tầm quan sát trẻ em của các gia đình khi đưa con trẻ đến sân chơi.
  • Phát huy tối đa sự gắn kết cộng đồng WATERPOINT, kết nối gia đình, cộng đồng với thiên nhiên.

Định hướng vật liệu

  • Phương án thiết kế đề cao tính giáo dục và sự an toàn, sân chơi ngoài hoạt động thể chất còn kích thích khả năng tư duy về hình học, màu sắc, quan sát, phân tích,..ở trẻ.
  • Sử dụng lưới an toàn, đảm bảo an toàn cho khu vui chơi trung tâm.
  • Thảm cao su với màu sắc được chỉ định sẵn – kết hợp với sân cỏ tự nhiên hiện có, xóa mờ ranh giới giữa sân chơi với tổng thể khu đất.

Giải pháp kết cấu

Mặt bằng

Mặt đứng/Mặt cắt

Phối cảnh

Kết luận

Mỗi địa điểm, mỗi hình ảnh đều có một câu chuyện để kể. Sau những hình ảnh vốn đã tạo nên cái tên WATERPOINT, giờ đây sau khi hoàn thành TRÒN – VUÔNG cùng với WATERPOINT sẽ là trái tim khơi dậy năng lượng và kết nối cộng đồng cư dân. Là chìa khóa tạo ra sự kết nối giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.

Chúng tôi quan niệm rằng không gian công cộng giống như một bữa tiệc, ở đó có không gian, có âm nhạc, có sự kết nối giữa con người với con người, con người với tự nhiên và kiến trúc. Chính con người sẽ thu hút thêm con người và rồi họ ở lại vì một không gian tuyệt vời.

Cuối cùng nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức đã phát động cuộc thi, tạo cơ hội cho những người hành nghề thiết kế, những ai đang theo đuổi lĩnh vực này được thỏa sức sáng tạo, đóng góp và mang lại giá trị cho cộng đồng. XIN CẢM ƠN!

Nam Long Design Award 2021: The Shape of Community Space – Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng là cuộc thi do Nam Long Group phối hợp cùng Trường Đại học Kiến Trúc, RGB, Decox và arcvibes tổ chức.

Với tổng giải thưởng hơn 200 triệu đồng cùng sự tham gia của Ban Giám Khảo chuyên môn cao, cuộc thi chính là sân chơi chất lượng dành cho cộng đồng kiến trúc sư, sinh viên thiết kế. Ngoài việc tạo ra cơ hội để các bạn thử sức, khẳng định bản thân mình, cuộc thi còn tìm kiếm những thiết kế “vì cộng đồng”, có ích cho cuộc sống. Những tác phẩm xuất sắc sẽ được chọn để hiện thực hóa ý tưởng thành công trình sân chơi tại dự án đô thị tích hợp Waterpoint do Nam Long Group phát triển.

Theo dõi cuộc thi tại: rgb.vn/namlongdesignaward