Bài thi Nam Long Design Award 2021: Lê Hoàng Nghĩa – “Connection” Playground

Connection là một sân chơi được thiết kế được với mục đích tạo ra một sân chơi có thể phục vụ mọi người ở mọi lứa tuổi lại với nhau và đó cũng là ý tưởng chủ đạo xuyên suốt quá trình hình thành thiết kế.

Bài thi Nam Long Design Award 2021: The Shape of Community Space – Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng
Thí sinh: Lê Hoàng Nghĩa
Bảng thi: Bán chuyên nghiệp
Tên công trình: “Connection” Playground
Bình chọn cho bài thi này tại Fanpage arcvibes

Ý tưởng hình thành

Connection là một sân chơi được thiết kế được với mục đích tạo ra một sân chơi có thể phục vụ mọi người ở mọi lứa tuổi lại với nhau và đó cũng là ý tưởng chủ đạo xuyên suốt quá trình hình thành thiết kế. Lý do để nói Connection là một sân chơi có thể gắn kết mọi người lại là do sân chơi là một điểm đến có thể phục vụ đa dạng mọi lứa tuổi với nhiều mục đích, đối tượng sử dụng có thể là trẻ em, gia đình, đến để vui chơi, hoặc thanh thiếu niên, những cụ già đến để tập thể dục nâng cao sức khỏe, hoặc những người muốn tìm một nơi để tận hưởng không khí yên bình, một không gian đủ yên tĩnh để tận hưởng một quyển sách.

Phân tích thiết kế

Vị trí khu đất: lý do mà khu đất được chọn có vị trí như trên bản vẽ có đề cập là nơi đó gần khu nhà mẫu nhất trong tổng thể khu đất mà ban tổ chức đưa ra, tạo điều kiện cho người dân nơi đó dễ tiếp cận với sân chơi.

Sân chơi có ba khu vực: một khu vực đảm nhiệm vai trò làm sân chơi, một làm sân tập thể dục, và khu vực còn lại đảm nhiệm chức năng làm một nơi để thư giãn, để nghỉ ngơi. Sân chơi là khu vực lớn nhất, đây là những bãi cỏ mà trẻ em, những gia đình có thể vui chơi trên đấy, ở phần sân chơi lớn nhất, có bố trí một xích đu đôi và một cầu trượt lớn, màu đỏ tự thiết kế (có thể bố trí thêm những vật dụng cần thiết), ở những bãi cỏ nhỏ hơn có bố trí ghế gỗ dài (bench), dạng những thanh gỗ được đóng lại với nhau.

Phần sân tập thể dục được bố trí một số dụng cụ tập thể dục cần thiết để hỗ trợ người tập thiết bị bao gồm:

  • 3 máy đi bộ lắc tay
  • 1 xà đơn hai bậc
  • 1 xà đôi
  • 1 máy tập xoay eo

(Thiết bị có thể được bố trí, bổ sung thêm)

Khu vực thư giãn thì được bố trí kế bên khu vực tập thể dục, vì thế sẽ tiện cho những người tập thể dục, vì họ có nơi để tạm nghỉ sau khi tập. Ngoài ra thì xung quanh những nơi này được bố trí những hàng rào cây xanh nhằm giảm tiếng ồn, cũng như tạo ra khu vực có không gian gần gũi với thiên nhiên, khiến cho người ta có cảm giác thư giãn và tạm quên đi những điều khiến họ bận tâm.

Về tiêu chí và yêu cầu thiết kế

Connection là một sân chơi đáp ứng được các yêu cầu được đề ra:

  • Công trình có tính đơn giản, không đòi hỏi kĩ thuật xây dựng hay lắp đặt cao. Vì những hạng mục cần thi công ít và đơn giản như là việc trồng những bãi cỏ, xây những vách bê tông thấp với mục đích làm những bồn cây. Chính vì thế mà việc thi công, lắp đặt không làm mất nhiều thời gian, kể cả việc bảo quản và quản lý cũng thuận tiện và dễ dàng. Sau khi được áp dụng vào thực tế.
  • Chính vì đây là một công trình có tính thực tế cao nên việc triển khai đáp ứng được tiêu chí mà ban tổ chức đã đạt ra, đó là đơn giản. Vì phần lớn công trình là được tạo ra từ những mảng xanh cho nên việc sử dụng móng cọc trong công trình là hoàn toàn không có, nhưng có sử dụng bê tông để tạo hình bồn cây và nền của sân chơi nhưng việc sử dụng này ở mức có thể chấp nhận được. Do yêu cầu thi công không đòi hỏi kĩ thuật phức tạp, và quá trình thi công đơn giản, không mất nhiều thời gian cho nên thiết kế sẽ không đòi hòi giấy phép xây dựng phức tạp.
  • Trong thiết kế có sử dụng đèn chiếu sáng, để người dân có thể sử dụng sân chơi như một nơi tập thể dục thể thao trong những điều kiện thiếu sáng như sáng sớm và chiều tối, nên việc sử dụng điện năng là không thể thiếu, nhưng nhìn chung việc này nhằm tăng khả năng phục vụ cho sân chơi, tăng lợi ích cho người dân, người sử dụng, nên mức độ sử dụng năng lượng ở đây ở đây không đáng kể, đảm bảo được yêu cầu tiết kiệm năng lượng. Vì phần lớn công trình là những mảng xanh cho nên công trình không những không gây ô nhiễm mà trái lại còn giúp không khí được lọc sạch hơn, nhờ những hàng rào cây xanh, từ đó giảm được phần nào việc ô nhiễm ở bầu không khí trong đô thị, do khí thải từ xe cộ, v.v… (về hàng rào cây xanh có thể bố trí thêm nhiều loại cây khác để tăng sự phong phú cho những mảng xanh).
  • Sân chơi được thiết kế theo hướng trẻ trung phù hợp với khu đô thị kiểu mẫu Waterpoint năng động, trẻ trung và phát triển.
  • Về phần tổng chi phí xây dựng ước tính không quá 1tỉ 500 triệu, dựa trên thiết kế đơn giản vật liệu không khó tìm kiếm, kĩ thuật thi công không đòi hỏi phải phức tạp, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu cần thiết nhưng chi phí không quá đáng kể. Về những loại cây xanh, chúng là những giống cây có chi phí thấp, đại trà và dễ dàng, không tốn nhiều chi phí cho việc chăm sóc.
  • Connection không chỉ là một công trình công cộng, mà đây còn là một điểm đến, một nơi sẽ được xem như là cây cầu kết nối mọi người lại với nhau, nơi mà mọi người có thể gặp gỡ, giao lưu, nói chuyện và kết thân với nhau, nơi những đứa trẻ có thể gặp nhau mỗi chiều, mỗi cuối tuần, để vui chơi, vận động thể chất và phát triển những kĩ năng, thể chất và tài năng cá nhân. Sân chơi hướng tới việc kết hợp đa chức năng để tạo sự phong phú, kết nối con người và phục vụ nhiều đối tượng. Một điểm đến năng động trẻ trung phù hợp với đô thị Waterpoint phát triển, năng động, nhưng lại không thiếu những không gian để con người có thể tìm lại những giây phút yên tĩnh.

Lời kết

Em xin chân thành cảm ơn ban tổ chức đã tạo ra một sân chơi để em cùng mọi người có một cơ hội để được thể hiện bản năng lực bản thân. Em xin chân thành cảm ơn ban giám khảo đã xem xét thiết kế và đọc bản thuyết trình này, em hiện chỉ làm một sinh viên năm nhất (lớp KT20CT) của ngành kiến trúc, trường đại học kiến trúc cơ sở tại Cần Thơ, chính vì chỉ mới là một sinh viên năm nhất nên kiến thức cũng như kinh nghiệm thiết kế vẫn còn hạn hẹp, sẽ không thể thiếu những thiếu sót trong thiết kế, nhưng không phải vì thế mà đây là một thiết kế sơ sài, vì trong quá trình thiết kế em phải nghiên cứu tham khảo thêm từ những thiết kế khác, cũng như các nguồn như sách và internet, cũng như đặt toàn bộ tâm huyết cũng như sự nghiêm túc vào đứa con tinh thần này của mình.

Chính vì thế em hy vọng sẽ nhận được những lời góp ý quý báu từ quý ban giám khảo, để em có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm vào vốn kinh nghiệm nhỏ nhoi của bản thân. Và em cũng xin lỗi nếu như phối cảnh của em vẽ không được đẹp như ban giám khảo mong đợi. Em cảm ơn vì mọi người đã bỏ thời gian ra để nhận xét và đánh giá thiết kế của em. Cầu mong những điều tốt lành sẽ đến với mọi người.

Nam Long Design Award 2021: The Shape of Community Space – Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng là cuộc thi do Nam Long Group phối hợp cùng Trường Đại học Kiến Trúc, RGB, Decox và arcvibes tổ chức.

Với tổng giải thưởng hơn 200 triệu đồng cùng sự tham gia của Ban Giám Khảo chuyên môn cao, cuộc thi chính là sân chơi chất lượng dành cho cộng đồng kiến trúc sư, sinh viên thiết kế. Ngoài việc tạo ra cơ hội để các bạn thử sức, khẳng định bản thân mình, cuộc thi còn tìm kiếm những thiết kế “vì cộng đồng”, có ích cho cuộc sống. Những tác phẩm xuất sắc sẽ được chọn để hiện thực hóa ý tưởng thành công trình sân chơi tại dự án đô thị tích hợp Waterpoint do Nam Long Group phát triển.

Theo dõi cuộc thi tại: rgb.vn/namlongdesignaward