Bài thi Nam Long Design Award 2021: Nhật Tân & Ni Ni & Phước Long – “Spot” Playground

Bài thi Nam Long Design Award 2021: The Shape of Community Space – Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng
Thí sinh: Văn Nhật Tân (trưởng nhóm), Nguyễn Nhật Ni Ni, Trần Phước Long
Bảng thi: Bán chuyên nghiệp
Tên công trình: “Spot” Playground
Bình chọn cho bài thi này tại Fanpage arcvibes

Vị trí

Lựa chọn vị trí đặt nằm giữa khu đất với mục đích dễ tiếp cận với khu vực chiếu phim ngoài trời đồng thời phù hợp định hướng khu đất sẽ trở thành công viên sau này, khi đó playground sẽ trở thành trung tâm của các hoạt động sôi nổi nhất, là sân chơi nơi kết nối mọi người từ các hướng tập trung vào vui chơi và Diện tích playground chiếm 500m2 trong khu 2000m2.

Ý tưởng

Từ spot nhóm đặt cho tên dự án là “điểm”, muốn nói lên sự tập trung tập hợp những hành vi hoạt động để tạo ra một không gian kết nối cộng động và mang theo một ý nghĩa những đứa trẻ miền quê khi chơi đùa với nhau chúng thường tự mình tổ chức những trò chơi mà chúng nghĩ ra, ở đó có sự tiếp xúc trần trụi với thiên nhiên, trên những bãi bồi nơi mà tránh xa các thiết bị điện tử bọn trẻ thường chạy nhảy vui đùa, trèo leo, vượt suối, hoặc tự tạo ra các món đồ chơi yêu thích, tự tổ chức các trò chơi trong 1 nhóm người,.. điều này giúp trẻ em vừa phát triển một cách lành mạnh cả trí tuệ, giác quan và lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, với nhịp sống tất bật và hiện đại người lớn dần vùi đầu vào công việc quá nhiều, dẫn đến hạn chế giao tiếp xã hội và tiếp xúc với không gian bên ngoài, với thiên nhiên là điều khó tránh khỏi. Khu vui chơi sẽ là nơi họ có thể ngồi xuống, thư giãn và thậm chí nói chuyện với những người mà họ chưa từng quen biết.

Đối tượng sử dụng

Những đứa trẻ ở độ tuổi phát triển về mặt thể chất và trí tuệ bên cạnh đó còn có các bậc phụ huynh hoặc người lớn trong tầng lớp lao động giải lao sau nhiều giờ làm việc, hoặc thậm chí là những người muốn quay về với độ tuổi còn là đứa trẻ của mình.

Khai thác hành vi

Việc rượt đuổi leo trèo của trẻ đòi hỏi một không gian trống rộng rãi, vì thế nhóm khai thác sự thông thoáng của playground bằng cách hạn chế các chướng ngại vật đồng thời tạo ra địa hình dốc núi kích thích sự tò mò của trẻ. Nơi tiếp cận bao quanh playground sẽ được tạo thảm cỏ dốc xuống dưới tạo cảm giác như một lòng chảo thu nhỏ của Waterpoint, và mục đích là phục vụ cho các đối tượng sử dụng khác họ có thể tới đây ngồi hoặc nằm theo tư thế hơi nghiêng theo độ dốc của lòng chảo tạo cảm giác thoải mái như đang nằm trên những quả đồi.

Phân tích chức năng

Các vòng tròn được lấy hình tượng từ những giọt nước để tạo ra những đường tròn, tương tác với nhau qua những lần giao để hiện được sự kết nối giữa các không gian.

Các không gian dần dần được hình thành từ các lần giao thoa với nhau, giao thoa càng nhiều tương ứng với việc hoạt động càng nhiều tạo thành vùng chức năng.

3 khu vực chơi chính dành cho các hoạt động chủ yếu là của trẻ em đánh vào hành vi và hoạt động kết nối của những đứa trẻ bằng những vòng tròn không gian liên kết.

2 khu vực giao bên ngoài là không gian kết nối mọi người bằng cây xanh với dãy ghế ngồi xung quanh.

Playground được chia làm 3 khu vực chính:

Khu trung tâm tượng trưng cho đồng bằng sẽ được đặt nhiều dụng cụ vui chơi như xích đu, những bậc thang, lưới leo trèo. Khu vực này thiết kế như một chiếc lồng nhỏ chứa đựng cả thiên nhiên vào nó bằng cách dùng vật liệu gỗ và một hệ thống dây leo xung quanh tạo cảm giác gần gũi thô mộc với thiên nhiên khi ở trong đó. Và đặc biệt là các bậc thang bong bóng dẫn đến ngọn tháp hải đăng mini ở khu vực chính giữa. Ngọn hải đăng mini kích thích bọn trẻ khám phá xung quanh khi đứng trên đó, nhờ những mái che hình bong bóng nước được thiết kế 1 cách ngẫu nhiên sẽ mang đến nhiều góc nhìn thú vị kích thích sự mò tò của trẻ.

Khu vực hai bên là đồi núi để các em thỏa sức chạy nhảy và cũng là không gian mà các em có thể tự tổ chức trò chơi với nhau chẳng hạn như bộ môn Patin vượt qua những địa hình sẵn có. Mái che được hình tượng bằng những đám mây tạo ra được khung cảnh thung lũng đồi núi sinh động hơn phù hợp cho khu vui chơi.

Phối cảnh

Hồ sơ thiết kế

Nam Long Design Award 2021: The Shape of Community Space – Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng là cuộc thi do Nam Long Group phối hợp cùng Trường Đại học Kiến Trúc, RGB, Decox và arcvibes tổ chức.

Với tổng giải thưởng hơn 200 triệu đồng cùng sự tham gia của Ban Giám Khảo chuyên môn cao, cuộc thi chính là sân chơi chất lượng dành cho cộng đồng kiến trúc sư, sinh viên thiết kế. Ngoài việc tạo ra cơ hội để các bạn thử sức, khẳng định bản thân mình, cuộc thi còn tìm kiếm những thiết kế “vì cộng đồng”, có ích cho cuộc sống. Những tác phẩm xuất sắc sẽ được chọn để hiện thực hóa ý tưởng thành công trình sân chơi tại dự án đô thị tích hợp Waterpoint do Nam Long Group phát triển.

Theo dõi cuộc thi tại: rgb.vn/namlongdesignaward