Phân tích địa điểm
Khu đất nằm ở đô thị mới Waterpoint, toạ lạc tại mặt tiền tỉnh lô 830, là điểm giao thoa đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích khu đất 2000 m2, hiện tại là không gian để chiếu phim ngoài trời công trình sân chơi được phép xây dựng chiếm 500m2 thuộc khu đất.
Kết nối luôn là vấn đề được chú trọng, làm sao để thiết kế được một không gian có thể đưa mọi người lại gần nhau với nhau khi tuổi tác, sở thích khác nhau. Ở thời đại 4.0 này việc kết nối càng trở nên khó khăn hơn.
- Làm thế nào để kết nối những con người ở đây lại với nhau?
- Làm thế nào để con người gần gũi với thiên nhiên?
- Đặc biệt là các đối tượng trẻ em có thể giao lưu, vui chơi thoải mái, học hỏi, phát huy thế mạnh của bản thân.
=> Chính vậy người dân ở Waterpoint mong muốn được gặp gỡ, được giao lưu, được sinh hoạt cộng đồng.
Quan niệm thiết kế
Đến với đề tài “sáng tạo không gian kết nối cộng đồng”, vấn đề mà nhóm nhận thấy cho khu địa điểm là một không gian đáp ứng được nhiều mục tiêu, để gắn kết mọi người lại với nhau trong khi khu vực đô thị Waterpoint đáp ứng cho nhiều đối tượng với sở thích khác nhau. Từ đó nhóm đưa ra một hướng giải pháp là tạo ra công trình mà cho phép mọi người từ bất kì lứa tuổi hay sở thích nào cũng có thể tương tác với nhau thay vì ngồi dưới bóng râm chăm chú vào màn hình điện thoại và mất kết nối với mọi người xung quanh.
Với định hướng đó, nhóm đưa ra phương án “community shape” (hình thái của cộng đồng). Nhằm trả lời cho câu hỏi :
“Làm sao để có thể cộng đồng dân cư tự tạo nên những không gian mà họ mong muốn, không gian mà gia đình cùng nhau tương tác tạo nên kết nối, nơi biến từ người lạ thành người quen, nơi trí tưởng tượng của ko chỉ là trẻ em mà cả người lớn được nuôi dưỡng và thể hiện”
Để làm được điều đó nhóm đã phát triển phương án trên 3 yếu tố
Flexiblity (tính linh hoạt): Để đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng cho từng mục đích hay đối tượng khác nhau, tính linh hoạt là yếu tố cần thiết, việc linh hoạt không gian cũng tạo nên nhiều hơn không chỉ 1 “công trình” với 1 không gian cố định.
Curiosity (sự tò mò): việc tạo nên tò mò kính thích việc tương tác với công trình khiến cho đối tượng tại sân chơi, tham gia vào hoạt động cùng mọi người dùng.
Participation (sự tham gia): là cốt lõi của công trình, bằng cách để mọi người tham gia vào các hoạt động chung tại sân chơi, cùng chia sẻ công việc và sự hứng thú sẽ đưa mọi con người lại với nhau, và tạo nên sự gắn kết cho cộng đồng dân cư ở Waterpoint.
– Từ đó nhóm đưa ra phương án lấy tính linh hoạt làm cốt lõi cho phương án.
Là 1 phương án đó phải đáp ứng đủ những nhu cầu của mọi cư dân, sống động, làm sao công trình có thể tương tác với con người, linh hoạt trong mọi tình huống. Có yếu tố tích cực tới sự phát triển của xã hội, cũng như sự phát triển của trẻ em, và cuối cùng là gắn kết lại mối liên kết giữa người với người và con người với thiên nhiênĐó là lý do mà Comunity shape được ra đời để đáp những ứng nhu cầu đó.
Sáng tạo – Kết nối – Kiến tạo
Với cốt lõi là tính linh hoạt, sân chơi cung cấp cho cộng đồng các hình dạng khối cơ bản với hình dạng khác nhau cho phép cộngđồng tuỳ biến nó trở thành bất kì hình dạng hay chức năng, nơi “giới hạn duy nhất là trí tưởng tượng”.
Là nơi mà việc kiến tạo sẽ cần những sự trợ giúp từ những người xung quanh để có thể tao nên không gian mà mình mong muốn, qua sự giao tiếp và tương tác mối liên hệ giữa người với người được hình thành và nên 1 cộng đồng liên kết chặt chẽ với nhau.
Kích thước của các khối được tính toán phù hợp với cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, từ những hình dạng cơ bản cho tới những công trình đồ sộ đều là quyết định của trí tưởng tưởng của cộng đồng.
GREEN BOX: tạo ra để nhằm tăng cường mảng xanh cho không gian mà vẫn giữ được tính linh hoạt và không thay đổi tới hiện trạng của khu đất, cũng là để con người kết nối thiên nhiên nhiều hơn.
– Cũng nhằm gửi tới thông điệp tích cực giữa nhựa đối với môi trường không chỉ là sự tiêu cực tới cho dân cư Waterpoint.
Để lại đánh giá