Bài thi Nam Long Design Award 2021: TN2021 – “Cây Đa Đầu Làng” Playground

Trong ký ức tuổi thơ mỗi người, cây đa hiện ra như một người bạn thân thương gắn liền với bao câu chuyện cổ tích đẹp. Cho dù cuộc sống mỗi thời điểm một khác nhưng những giác trị truyền thống này nhất định phải được gìn giữ bền lâu như linh hồn của dân tộc.

Bài thi Nam Long Design Award 2021: The Shape of Community Space – Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng
Thí sinh: Lê Anh Tài (trưởng nhóm) & Võ Đông Như
Bảng thi: Bán chuyên nghiệp
Tên công trình: “Cây Đa Đầu Làng” Playground
Bình chọn cho bài thi này tại Fanpage arcvibes

BỐI CẢNH

“Quê hương ơi! Bóng đa ôm đàn em bé
Nắng trưa im lìm trong lá
Những con trâu lành trên đồi
Nằm mộng gì? Chờ nghe tôi thổi khúc sáo chơi vơi”

Tình hoài hương – Phạm Duy

Không gian kết nối cộng đồng truyền thống

Người Việt Nam nổi tiếng về sự đoàn kết, về tính cộng đồng gắn chặt mà không nơi nào có được. Từ xa xưa, những “không gian kết nối cộng đồng” đã được hình thành một cách rất bình dị và gần gũi, hình ảnh khóm tre, cây đa đầu làng là nơi che bóng mát cho những em bé nô đùa, người nông dân làm đồng mệt nhọc tựa lưng.

Trong ký ức tuổi thơ mỗi người, cây đa hiện ra như một người bạn thân thương gắn liền với bao câu chuyện cổ tích đẹp. Cho dù cuộc sống mỗi thời điểm một khác nhưng những giác trị truyền thống này nhất định phải được gìn giữ bền lâu như linh hồn của dân tộc.

Thực trạng hiện nay

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ và các nền tảng xã hội, con người dần phụ thuộc vào các thiết bị hiện đại, nhất là đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Các hoạt động mà chỉ trải nghiệm trực tiếp mới có được thì hiện nay đang dần được công nghệ hóa.

Liên hệ đến khu đô thị Waterpoint

PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT

Phân tích – đánh giá tổng thể khu đất 2000m2

Các khu đất 500m2 đề xuất & chọn khu đất thích hợp

Phân tích khu đất 500m2 chọn

NỘI DUNG THIẾT KẾ

Xây dựng mục tiêu và ý tưởng

Xây dựng mục tiêu 

Mục tiêu 1: Sống mở

Là không gian cởi mở, đón chào mọi người đến trải nghiệm, tương tác và kết nối với nhau. Đồng thời công trình sẽ là một dấu ấn đặc biệt, làm biểu trưng cho khu đô thị Waterpoint.

Mục tiêu 2: Sống chan hòa

Là không gian giúp cư dân sống chan hoà và phục hồi năng lượng sau khoảng thời gian lao động và học tập mệt mỏi. Đặc biệt hơn, đây làkhông gian giáo dục trẻ nhỏ sống hoà thuận với tự nhiên, qua đó ý thứcđược việc bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Mục tiêu 3: Sống gắn kết

Là không gian gắn kết giữa thiên nhiên và cộng đồng thông qua các hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá, giáo dục lành mạnh.

Ý tưởng
Ý tưởng tổng thể
Ý tưởng theo mục tiêu

Mục tiêu 1: Sống mở

Công trình có 4 hướng tiếp cận từ 4 mặt của vị trí khu đất, qua đó giúp mọi người dễ dàng tiếp cận công trình. Hình ảnh “cây đa” che bóng mát với bộ mái vươn rộng là một dấu ấn bình dị nhưng rất đặc biệt của khu đô thị Waterpoint, nó mang ý nghĩa cởi mở, đón chào mọi người đến với công trình.

Mục tiêu 2: Sống chan hoà

Các không gian cây xanh xen kẽ với không gian con người sử dụng mang lại bầu không khí tươi mát giúp mọi người nhanh chóng phục hồi năng lượng, tâm lý thoải mái hơn. Ngoài ra, việc thiết kế cây xanh xen kẽ vào khu vui chơi, thể thao còn mang ý nghĩa giáo dục trẻ em coi tự nhiên như người bạn cùng chơi đùa, giúp chúng càng yêu thương tự nhiên hơn.

Mục tiêu 3: Sống gắn kết

Công trình tích hợp nhiều không gian đa năng như không gian đi bộ, tập thể dục, đọc sách thư giãn, vui chơi giải trí giúp mọi người trong công trình dù lớn hay bé, dù nam hay nữ cũng có thể gắn kết với nhau.

Sơ lược một số công trình tham khảo

Tổ chức không gian kiến trúc
Tham khảo màu sắc

Màu sắc sử dụng trong các sân chơi, công trình công cộng thường sẽ là các màu cơ bản, tươi sáng và có tính tương phản, hoặc là các màu dịu nhẹ bắt nguồn từ thiên nhiên.

Tham khảo vật liệu

Một số loại vật liệu từ thiên nhiên hoặc nhân tạo, có tính chất đàn hồi hoặc mềm, để làm bề mặt sân chơi có thể giúp bảo vệ trẻ em trong suốt thời gian hoạt động.

Cơ sở tỷ lệ hình thành cấu trúc không gian

Hình thành hệ module

Để công trình vừa đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ, công năng sử dụng tốt, dễ bảo trì bảo quản và cuối cùng là chi phí thấp, giải pháp module có thể đáp ứng tốt những yêu cầu này. Dưới đây là một số dạng module được đánh giá lựa chọn.

Mỗi người khi ngồi trò chuyện có thể cảm thấy thoải mái trong vòng tròn d = 600, trong một cuộc trò chuyện cần tối thiểu 2 người tạo thành một vòng tròn d = 1200. Từ vòng tròn đó ứng dụng module hình lục giác đã phân tích theo tỷ lệ này ta có một hình lục giác nội tiếp hình tròn d = 1200. Từ hệ module hình lục giác này có thể phát triển thành nhiều hệ module với nhiều chức năng khác nhau.

Hệ module tác động đến mặt bằng
Hệ module tác động đến mặt đứng

Chiều cao mặt đứng cũng được phát triển từ hệ module 1200. Trên mặt đứng, công trình được chia thành ba phần bao gồm phần đế, phần thân và phần mái theo tỷ lệ 1 – 2 – 1 (1200 – 2400 – 1200)

Phân khu tổng thể – công năng sử dụng

Sơ đồ tổ chức giao thông

Công trình được bố trí 4 lối giao thông tiếp cận chính giúp người dân từ mọi hướng có thể tiếp cận công trình một cách dễ dàng.

Các không gian cho từng độ tuổi khác nhau được nối kết bằng khối không gian chung tạo thành một sơ đồ giao thông hình bông hoa với các cánh hướng về nhuỵ.

Với sơ đồ này, mỗi người  khi đi bộ khám phá công trình đều đượctrải nghiệm tối đa nhờ sự thay đổi không gian liên tục giữa chung vàriêng, giữa động và tĩnh.

Sơ đồ phân khu chức năng động – tĩnh

Con người luôn sống trong một vòng tuần hoàn với những trạng thái, cung bậc cảm xúc khác nhau, đôi lúc vui, đôi lúc buồn, đôi khi cần yên tĩnh và đôi khi lại muốn ồn ào náo nhiệt. Chính vì điều này, công trình được chia thành ba vùng không gian chính bao gồm vùng động, vùng trung gian và vùng tĩnh để phù hợp với xúc cảm của mỗi người trong công trình.

Sơ đồ phân khu chức năng theo độ tuổi

Mỗi một độ tuổi đều mang tính cách, sở thích khác nhau. Trẻ con thích vận động vui đùa, chạy nhảy, người lớn thích thể thao, người cao tuổi thích đi bộ, vận động nhẹ nhàng, đọc sách báo, thư giãn. Vì lẽ đó, việc phân định công năng rõ ràng làm cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng công trình một cách thoải mái.

Quan niệm kiến trúc là những vùng không gian phù hợp với từng đối tượng cụ thể được giao thoa với nhau một cách mềm mại.

Bố trí màu sắc trong không gian chức năng

Công trình được phân chia theo hai dạng màu:

  • Màu thô mộc được bố trí ở vùng tĩnh giúp mọi người dễ dàng lắng lại, tĩnh tâm để đọc sách, ngồi thiền,…
  • Đối lập với phần tĩnh, phần động được bố trí với nhiều màu sắc sặc sỡ trong đó lấy màu cam làm tông chủ đạo chính giúp kích thích sự vận động của mỗi người.

Ngoài ra, sắc độ màu sắc cũng được điều chỉnh kỹ càng để phù hợp với từng đối tượng, từng độ tuổi.

Sơ đồ bố trí cây xanh trong mặt bằng

Mảng xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp mọi người có thể phục hồi năng lượng nhanh chóng, điều này càng có ý nghĩa hơn đối với một khu đô thị hiện đại như Waterpoint.

Các không gian được bố trí xen kẽ mảng xanh để thanh lọc không khí, thanh lọc tiếng ồn mọi lúc mọi nơi. Qua đó đưa con người gần hơn với thiên nhiên, sống chan hoà với muôn hoa cỏ lá.

Các thành phần bản vẽ kiến trúc

Mặt bằng trệt và mặt bằng mái
Mặt đứng Đông – Bắc và Tây – Nam
Mặt đứng Tây – Bắc và Đông – Nam
Mặt cắt

Kết cấu và vật liệu

Các thành phần tạo thành khối chính
Các thành phần của từng khối module lục giác

Từ một hệ module ban đầu có thể phát triển để sử dụng với nhiều chức năng khác nhau.

Đặc điểm chi tiết các vật liệu

Thiết kế cảnh quan

Cây trồng trong công trình

Bố trí cây xanh trong công trình ứng dụng khái niệm “trước cau sau chuối” của nhà truyền thống Việt Nam để mang lại sự gần gũi, bình dị vốn có.

Công trình được chia làm 4 lớp cây xanh:

  • Lớp 1 và lớp 2 trồng các loại cây cảnh và hoa có giá trị làm đẹp cảnh quan, phù hợp với các hoạt động nhẹ tại 2 khu vực này.
  • Lớp 3 vừa là hệ cây cho bóng mát vừa che chắn phù hợp với 4 hướng của khu đất.
  • Lớp 4 là hệ cây hoa bụi có làm mềm cảnh quan và thẩm mỹ cho mặt đứng.
Cảnh quan tác động đến bên trong và bên ngoài công trình

Phối cảnh và tiểu cảnh

TỔNG KẾT

Đánh giá chung

Qua những phần phân tích, hình ảnh ở trên, phương án thiết kế công trình sân chơi kết nối cộng đồng “Cây đa đầu làng” hoàn toàn có thể đáp ứng tốt những mục tiêu mà đề bài đã đặt ra ban đầu: Sốngmở – Sốngchanhòa – Sống gắn kết.

Video tổng kết

Nam Long Design Award 2021: The Shape of Community Space – Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng là cuộc thi do Nam Long Group phối hợp cùng Trường Đại học Kiến Trúc, RGB, Decox và arcvibes tổ chức.

Với tổng giải thưởng hơn 200 triệu đồng cùng sự tham gia của Ban Giám Khảo chuyên môn cao, cuộc thi chính là sân chơi chất lượng dành cho cộng đồng kiến trúc sư, sinh viên thiết kế. Ngoài việc tạo ra cơ hội để các bạn thử sức, khẳng định bản thân mình, cuộc thi còn tìm kiếm những thiết kế “vì cộng đồng”, có ích cho cuộc sống. Những tác phẩm xuất sắc sẽ được chọn để hiện thực hóa ý tưởng thành công trình sân chơi tại dự án đô thị tích hợp Waterpoint do Nam Long Group phát triển.

Theo dõi cuộc thi tại: rgb.vn/namlongdesignaward