Bỏ túi 10 bí kíp giúp 3D Animator cải thiện khả năng biểu đạt cảm xúc cho nhân vật

Một bộ phim hoạt hình hấp dẫn luôn phải cần những nhân vật có khả năng diễn xuất và thể hiện biểu cảm một cách rõ ràng và mạch lạc. Đó cũng chính là nhiệm vụ mà những 3D Animator cần thực hiện bên cạnh việc tối ưu hóa thiết kế của một nhân vật.

Để tăng sự đồng cảm từ phía người xem, nhân vật 3D trong một bộ phim hoạt hình cần phải gây được ấn tượng trong lòng khán giả. Và để làm được điều đó, 3D Animator cần phải xây dựng nhân vật một cách rõ ràng, từng cử chỉ hành động cho đến biểu cảm lời nói đều phải được làm rõ cũng như đồng bộ và bám sát với tính cách chủ đạo của nhân vật đó. Vậy, làm cách nào để thể hiện được điều đó? Đâu là những yếu tố cần phải khai thác trong việc cải thiện khả năng diễn xuất và biểu đạt cảm xúc của nhân vật 3D? Hãy cùng MAAC Việt Nam tìm hiểu ngay sau đây!

1. Đơn giản hóa mọi cử động

Một trong những yếu tố khiến cho các cảnh quay hoạt hình trở nên trôi chảy chính là sử dụng các cảnh quay tĩnh xen lẫn với cảnh quay động một cách hài hòa và cân đối. Việc đưa nhiều cử động phức vào một nhân vật 3D đôi khi sẽ làm mất đi tính chân thực và mượt mà trong quá trình biểu cảm của nhân vật ấy.

VÌ vậy, thay vì cố nhồi nhét nhiều kĩ thuật cử động vào một nhân vật 3D, hãy đơn giản hóa khung hình của bạn bằng cách tận dụng những khoảnh khắc tĩnh nhằm tập trung vào độ chân thực cho những chuyển động và biểu cảm của nhân vật.

2. Tiết chế tư thế

Thông thường, việc thay đổi tư thế diễn ra khi nhân vật có sự chuyển biến trong cảm xúc. Đừng cho nhân vật thay đổi tư thế chỉ để tạo ra điểm nhấn trong lời thoại. Hãy tiết chế tư thế của nhân vật bằng 1 hoặc 2 tư thế chính, sau đó xen kẽ và điều chỉnh một vài cử chỉ phụ để gia tăng cường độ cảm xúc của nhân vật.

Nguồn ảnh: Animation Mentor

Chẳng hạn, trong cảnh phim Ratatouille dưới đây, nhân vật Linguini chỉ được xây dựng với hai tư thế chính, một là chồm người về phía trước đồng thời nhìn chằm chằm vào chiếc lọ để tỏ thái độ tức giận và không hài lòng, hai là đứng thẳng và thả lỏng người để truyền đạt những suy nghĩ và mong muốn thầm kín của anh.

Ngoài hai tư thế kể trên, chỉ có những động tác phụ được tạo ra xen kẽ nhằm minh họa lời nói hoặc tăng mức độ nghiêm trọng trong lời nói của Linguini, bao gồm tiến về trước, chỉ tay, lùi về sau,… nhưng không hề thay đổi hoàn toàn hai tư tư thế ban đầu.

3. Phân lớp cảm xúc

Diễn xuất cũng giống như một bản nhạc. Một màn trình diễn hay được hình thành từ nhiều lớp đồng thời cần phải có sự kết hợp giữa nhiều nốt nhạc với sự phân bổ bố cục, tiết tấu và cao độ hợp lý. Và trong 3D Animation, điều này còn được thể hiện rõ hơn bao giờ hết.

Vì nhân vật chính được tạo ra hoàn toàn từ máy tính, bạn có thể chủ động đồng bộ nhân vật và các cử chỉ của nhân vật ấy với những yếu tố đi kèm như môi trường, màu sắc,…Tuy nhiên, để có thể thực sự phân lớp cảm xúc theo từng mục đích và yêu cầu khác nhau, bạn cần kết hợp những cử chỉ của nhân vật sao cho phù hợp với cao độ/nhịp độ của lời thoại để góp phần làm tăng sức nặng cho cảm xúc nhân vật.

4. Tận dụng những khoảng lặng

Xét về mặt vật lý, một quả bóng trước khi bị tác động bởi một lực nào đó thì sẽ đứng yên, và trong kĩ thuật diễn xuất cũng vậy. Khi có một yếu tố tác động, nhân vật thường sẽ có xu hướng chững lại trong vài giây để xử lý tình huống và đưa ra quyết định một cách tự nhiên và thuyết phục nhất.

Vì vậy, để có thể chân thực hóa diễn xuất của nhân vật 3D trong những trường hợp tương tự, một 3D Animator cần phải biết cách tận dụng những khoảng lặng ấy bằng cách sử dụng kĩ thuật dừng khung hình nhanh chóng (Micropauses). Điều này không chỉ tạo hiệu quả cho chuỗi chuyển động sau đó của nhân vật mà còn lôi kéo sự chú ý của khán giả trong khoảnh khắc ấy.

Ví dụ, ở phút 2:09 của đoạn clip trên, việc cho tay đầu bếp Skinner dừng lại vài giây sau khi thưởng thức món ăn giúp khán giả nhận ra cảm xúc của ông đã chuyển từ hoài nghi sang tức tối.

5. Tạo ra những tư thế tự nhiên nhất

Một ví dụ cho tư thế không tự nhiên

Trước khi bắt đầu thiết kế chuyển động nhân vật, bạn cần phải tránh những tư thế thiếu tự nhiên và không thoải mái. Bởi lẽ, việc xác định một tư thế tự nhiên cho nhân vật có thể tạo sự nhận biết về tính cách rõ ràng hơn, ngay cả khi nhân vật ấy đứng hoặc ngồi, hoặc không làm gì cả.

Ví dụ, chỉ cần hai tư thế phù hợp và tự nhiên như bức ảnh phía trên, bạn đã có thể tạo ra hai sắc thái nhân vật khác nhau. Vì vậy, hãy ưu tiên tạo ra những tư thế tự nhiên nhất, rồi từ đó dựa vào chúng để cấu thành nên tính cách hoặc những nét riêng biệt cho nhân vật ấy.

Chuẩn bị hành trang gia nhập thế giới Hoạt hình 3D sống động cùng MAAC VIETNAM
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Đứng trước những phát triển tiềm tàng của ngành 3D Animation, điều bạn cần làm chính là nắm bắt cơ hội ngay lúc này để gia nhập cộng đồng mới và trẻ của nền điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng phù hợp để có thể đi con đường dài cùng ngành. Việc học hỏi ở một môi trường chuyên nghiệp với khóa học chuyên biệt dành cho các 3D Animator tương lai là điều cần thiết mà bạn nên xem xét nếu muốn phát triển bản thân một cách nghiêm túc ở lĩnh vực Kỹ xảo Điện ảnh.

Tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC, bạn không chỉ được học tập những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao mà còn được tiếp cận sớm với thị trường màu mỡ này thông qua các buổi workshop, sự kiện do MAAC phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành tổ chức. Bên cạnh đó, Học viện còn có sự kết nối với các Studio hàng đầu Việt Nam, đem đến nguồn cơ hội việc làm dồi dào cho các học viên.

Khóa đào tạo Kỹ xảo điện ảnh tại Học viện MAAC mang đến cho bạn:

  • Lộ trình học tập bài bản, từng bước từ cơ bản đến chuyên sâu.
  • Bằng cấp quốc tế sau khi ra trường.
  • Xây dựng Portfolio chuyên nghiệp với những dự án chất lượng giúp nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các studio game hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế.

Theo dõi fanpage MAAC Vietnam và website maac.edu.vn để trở thành người đầu tiên được nhận thông tin về các khóa học từ MAAC Vietnam bạn nhé!

6. Phong cách di chuyển đặc trưng

Phong cách đi đứng cũng là một yếu tố có thể bộc lộ được tính nét đặc trưng trong tính cách của nhân vật. Với mỗi cách đi đứng khác nhau, người xem sẽ ngầm hiểu được lý do chuyển biến tâm lý dẫn đến từng hành động của nhân vật.

Điển hình như ví dụ ở trên, để mô tả việc nhân vật Buzz Lightyear đang bị kẹt trong tư thế “Tây Ban Nha”, người ta đã sáng tạo nên cho cậu ấy một dáng đi đậm chất Flamenco – một điệu nhảy phổ biến ở đất nước này. Có như vậy, hành động, lời nói khi kết hợp với dáng đi của nhân vật lúc bấy giờ sẽ đồng bộ với nhau, tăng tính thuyết phục cho người xem.

Có thể nói, phong cách di chuyển cũng như dáng đi của nhân vật 3D là một yếu tố rất bao quát, ảnh hưởng đến cách sáng tạo tư thế lẫn xây dựng cử động cho nhân vật ấy.

7. Nét mặt sống động

Thông thường, trước khi tạo chuyển động cho một tư thế, người ta cần xác định đường thẳng giữa vai và hông, hay còn gọi là đường di chuyển. Tương tự như vậy, để tạo nên nét mặt sống động cần phải xác định những điểm chuyển động trên khuôn mặt. Và có một cách giúp các Animator làm được điều này một cách hiệu quả.

Đầu tiên, bạn đánh dấu trên khuôn mặt nhân vật những điểm ở lông mày, mũi, môi, cằm,… sao cho chúng chia khuôn mặt ấy ra thành hai phần đối xứng. Khi đó, khoảng cách từ giữa lông mày cho tới mắt sẽ là “điểm vai” và khoảng cách từ môi cho tới cằm sẽ là “điểm hông”. Từ đó, việc tạo chuyển động nét mặt cho nhân vật sẽ trở nên dễ dàng hơn chỉ bằng cách điều chỉnh khoảng cách và góc độ của những đường kẻ.

Ví dụ, để thể hiện nhân vật cau mày, nheo mắt hoặc nhăn nhó,… bạn chỉ cần xác định hướng chuyển động rồi thay đổi các điểm ảnh theo hướng từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái.

8. Tận dụng tối đa ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là một công cụ diễn xuất tuyệt vời đối với sân khấu, và trong lĩnh vực hoạt hình, đó cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Để tối đa hóa khả năng thể hiện cảm xúc, các yếu tố như cử động, dáng đi, nét mặt,… phải được đồng bộ với cả một cơ thể.

Việc thiếu hụt hoặc không được xuất hiện trên khung hình của một vài chi tiết trên cơ thể sẽ làm giảm độ chân thực cho cử chỉ của nhân vật ấy. Ví dụ trên cho thấy, ta có thể cảm nhận được từng bước chân của tay đầu bếp Skinner đang di chuyển cùng với cơ thể thấp bé của mình. Điều đó khiến cho những hành động của Skinner trong cảnh quay ấy trở nên có sức nặng hơn, ngay cả khi ông ta không thực sự xuất hiện hoàn toàn trong khung hình.

9. Phóng đại sự việc

Mặc dù phóng đại là một trong 12 nguyên tắc cơ bản trong phim hoạt hình, thế nhưng nhiều người thường bỏ qua điều này. Việc phóng đại trạng thái chính là cách khiến những bộ phim hoạt hình trở nên khác biệt hơn so với các thể loại phim khác.

Vì mọi thứ trong một bộ phim hoạt hình đều có thể được tạo ra bởi máy tính, bạn hoàn toàn có thể phóng đại sự việc, trạng thái, định luật vật lý,… bằng cách tua nhanh hoặc chậm cử chỉ của nhân vật, bẻ cong chuyển động đồng thời tạo cho khán giả cảm giác “suspension of disbelief” (bị thuyết phục bởi những điều vô lý).

Trường hợp trên là một ví dụ điển hình cho nguyên tắc này. Phản ứng rất nhanh của nhân vật Lucy trong bộ phim Despicable Me không những gây cười mà còn thể hiện rằng cô ta là một nhân vật tháo vát, đáng tin cậy.

10. Thể hiện suy nghĩ của nhân vật thay vì lời thoại

Cũng giống như điện ảnh, việc kể chuyện trực tiếp bằng câu thoại, lời nói thường mang tính chất một chiều và sẽ không mang đến độ chân thực cao. Lạm dụng quá nhiều đoạn hội thoại không chỉ khiến cho người xem trở nên “bội thực” với lượng thông tin phải tiếp nhận mà còn làm giảm tính bất ngờ trong các hành động phát sinh của nhân vật.  Đó là lý do tại sao một bộ phim hay thường sẽ có những cách kể chuyện bằng hình ảnh hết sức độc đáo, và trong phim hoạt hình cũng vậy.

Một cách để thay đổi lời nói thành hành động khi thiết kế nhân vật hoạt hình đó là, bạn hãy chuẩn bị một đoạn lời thoại được thể hiện bằng đoạn suy nghĩ của nhân vật ấy khi biểu đạt một vấn đề. Sau đó, hãy dùng suy nghĩ ấy để tạo ra những phân cảnh tương ứng với lời thoại sao cho tạo ra được sự hợp lý nhất định.

Việc mô tả một vấn đề bằng những suy nghĩ bên trong có thể bộc lộ rõ nét những chuyển biến cảm xúc của nhân vật hơn là lời nói. Chẳng hạn, trong phân cảnh mở đầu của bộ phim hoạt hình Up, mặc dù không sử dụng một lời thoại nào nhưng mọi diễn biến cảm xúc của nhân vật chính Carl vẫn được truyền tải một cách đầy đủ chỉ bằng những suy nghĩ được cất lời của ông.

TÓM LẠI

Ngoài việc thiết kế nhân vật phù hợp, các 3D Animator cũng cần phải xem xét sao cho thiết kế ấy có thể bộc lộ được tính cách cũng như suy nghĩ của nhân vật. Vì mọi yếu tố trong phim hoạt hình đều được tạo ra trực tiếp từ máy tính, thế nên, để câu chuyện của một nhân vật hoạt hình nào đó trở nên ấn tượng, trước tiên bạn phải tạo được sự đồng cảm của người xem đối với nhân vật đó thông qua cảm xúc và hình ảnh.

Nguồn tham khảo: Animationmentor.com

Bài viết mang đến bởi Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí (Media & Entertainment) của tập đoàn Aptech. MAAC có mạng lưới 160 trung tâm trên toàn thế giới, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề bài bản, chuyên sâu, chất lượng cao trong các lĩnh vực:
· Hoạt hình 3D (3D Animation) – 24 tháng
· Kỹ xảo Điện ảnh (VFX – Visual Effects) – 24 tháng
· Thiết kế Truyền hình (Broadcast Design) – 18 tháng

Địa chỉ: 24-26 Phan Liêm, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline: 1900 2096
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Youtube | Instagram

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!