Các hình thức chơi Game phổ biến hiện nay trên thế giới

Ngành công nghiệp trò chơi (Gaming) được coi là một trong những ngành công nghệ thú vị nhất vì tầm quan trọng của nó đối với văn hóa, giải trí và sự tiến bộ công nghệ. Các công ty sản xuất trò chơi trên nền tảng PC, console, handle (máy chơi game cần tay) và di động đang áp dụng những công nghệ mới nhất để tạo ra những dòng game chất lượng cao đến hơn hai tỷ người chơi trên toàn cầu.

Các hình thức chơi Game phổ biến hiện nay trên thế giới:

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GAME TOÀN CẦU

Ngành công nghiệp trò chơi được cho là một trong những lĩnh vực quan trọng và sáng tạo nhất trong lĩnh vực công nghệ, văn hóa, mạng xã hội và giải trí hiện nay trên toàn thế giới. Thuật ngữ “ngành công nghiệp giải trí” không còn dành riêng cho Hollywood và ngành công nghiệp điện ảnh nữa vì trò chơi điện tử hiện cũng đang trở thành một trong những hình thức giải trí hấp dẫn, đầy cảm hứng cho hơn hai tỷ người trên toàn cầu.

Theo Newzoo ước tính, có khoảng 2,7 tỷ người chơi game trên thế giới vào năm 2023 (Nguồn: Newzoo)

Không ai có thể tưởng tượng được ngành công nghiệp game sẽ nở rộ ra sao trong thập niên 70, 80 khi người người, nhà nhà còn đang say mê giành điểm ở trò chơi Pacman.

PACMAN được mệnh danh là trò chơi tuổi thơ của các thế hệ 8x, 9x đời đầu (Ảnh: inquirer.com)

Tuy nhiên, chính những trò chơi đơn giản như vậy đã trở thành nền tảng cho ngành công nghiệp Game phát triển mạnh mẽ và tạo ra các hiện tượng văn hóa tức thì. Ngành công nghiệp Game hiện nay được ước tính có trị giá khoảng 200 tỷ đô la và đang không ngừng lập nên những kỷ lục mới trong ngành công nghệ, giải trí. Bắt đầu từ những năm 2000, người chơi trên thế giới không còn chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí thông qua các trò chơi độc lập hay đối kháng, nhiều giải đấu quy mô lớn, hội tụ các Game thủ trên khắp châu lục tham gia tranh tài thông qua các nền tảng trực tuyến như Twitch và Mixer cũng ngày càng được mở rộng, tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích cho những tài năng trẻ muốn khẳng định bản thân trong lĩnh vực Game.

Theo số liệu khảo sát năm 2020 từ kênh Statista, hãng nghiên cứu thị trường nổi tiếng toàn cầu cho thấy Việt Nam, Nigeria, Philippines, Trung Quốc, Mỹ, Tây Ban Nha, Anh và Nhật Bản là các quốc gia có tỷ lệ người chơi game rất cao. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người trưởng thành chơi game trên thiết bị điện tử cao nhất thế giới với 94% người được khảo sát cho biết họ thỉnh thoảng có chơi game và 85% trong số đó sử dụng thiết bị di động để chơi game. Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ người chơi game thường xuyên cao nhất thế giới với 21% người trưởng thành tham gia chơi game.

Ngành công nghiệp game đang chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong lĩnh vực giải trí trên toàn thế giới

Trong vòng 5 năm trở lại đây, các “cuộc chiến” thương mại của ngành công nghiệp Game giữa các ông lớn trong ngành giải trí đang nóng dần lên. Các thương hiệu lớn như Microsoft (Xbox), Sony (Playstation), Nintendo và cả Google đang trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của nhau trong việc phát triển công nghệ mới nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của người chơi về chất lượng đồ họa, tốc độ tải Game và nền tảng hỗ trợ người chơi. Trong đó, nền tảng trò chơi điện toán đám mây (một nền tảng chơi Game trực tuyến có trả phí, giống như Netflix nhưng lại dành cho Game) đang là một trong những nền tảng giàu tiềm năng mà bất kỳ ông lớn nào cũng muốn thâm nhập.

Hình thức Streaming (phát trực tiếp) cũng được xem là một thành công lớn đối với ngành công nghiệp game nói chung và các Game thủ nói riêng. Các nền tảng như Twitch và Youtube Gaming mang đến cho các Game thủ cơ hội phát trực tiếp quá trình chơi trong trò chơi của họ cho những người đăng ký trên toàn thế giới. Hình thức này đã cho phép hàng triệu Streamer tiếp cận người hâm mộ, tương tác với nhau và kiếm tiền từ kỹ năng chơi Game của họ. Streaming đã trở nên phổ biến đến mức bốn nền tảng hàng đầu (Twitch, Youtube Gaming, Mixer và Facebook Gaming) đã thu được tổng cộng 13 tỷ giờ xem vào năm 2019.

Game Streaming là hình thức chơi game đang tạo ra nguồn thu nhập khổng lồ cho các game thủ (Ảnh: The New York Times)

Sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp Game vẫn đang trên lộ trình thăng tiến và vươn xa. Ra đời từ những bước đi đầu tiên với những tựa Game cơ bản như Super Mario Bros, Pong, Spacewar hay Final Fantasy VII, lĩnh vực Game ngày nay đã sẵn sàng vượt qua nhiều lĩnh vực nghệ thuật, trở thành một trong những ngành công nghiệp sáng tạo được ưu thích nhất trên toàn thế giới.

Các hình thức chơi game phổ biến hiện nay

Console Gaming

Chơi game trên bảng điều khiển (console) là hình thức chơi game kỹ thuật số đầu tiên và có lẽ là nổi tiếng nhất trên thế giới, đặc biệt là tại thị trường Bắc Mỹ. Trong những ngày đầu tiên, thiết bị console Atari 2600 của hãng Atari Inc. ra đời và đã thúc đẩy ngành công nghiệp giải trí điện tử từ những năm 1970 đến giữa những năm 1980 phát triển cực kỳ mạnh mẽ.

Thiết bị Atari 2600 được xem là “ông tổ” của các dòng console hiện đại (Nguồn: turbosquid.com)

Sau Atari, hàng loạt các thương hiệu sản xuất console tiếp nối nhau ra đời. Trong đó, hãng Nintendo và Sega (hai công ty sản xuất, phân phối thiết bị trò chơi điện tử đa quốc gia nổi tiếng tại Nhật Bản) là hãng “kế thừa” sự thành công của Atari tốt nhất vào cuối thập niên 80, 90 với sự phổ biến tại nhiều thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu.

SG 1000 – máy console đầu tiên của hãng SEGA (Ảnh: computinghistory)

Ngày nay, Xbox và Playstation đã trở thành hai hệ máy console phổ biến nhất, mang đến cho hàng triệu người chơi khả năng trải nghiệm công nghệ chơi Game mới nhất. Ban đầu, máy chơi game console là những chiếc cần điều khiển đơn giản chỉ đủ công nghệ để chạy những trò chơi đơn giản như Pong (Pong là một trong những trò chơi trên hệ máy arcade sớm nhất được phát hành vào năm 1972). Giờ đây, các thiết bị chơi game cầm tay như Xbox Series X mới được tích hợp thêm các vi mạch xử lý đặc biệt về mặt hình ảnh, cho phép người chơi trải nghiệm chất lượng hình ảnh trên cả màn hình TV có độ phân giải 8K. Máy chơi game console đang thực sự tạo ra được cú hích, phá vỡ mọi giới hạn của công nghệ giải trí tiêu dùng thường thấy.

Các dòng máy console của Playstation, Xbox và Switch đang rất được người chơi game ưa chuộng lựa chọn (Ảnh: Tech Advisor)

Handheld Gaming

Handheld Gaming (Chơi game trên thiết bị cầm tay) là một hình thức chơi game rất phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1976, hãng Mattel Electronics đã giới thiệu trò chơi điện tử cầm tay đầu tiên tên Auto Race.

Máy chơi game cầm tay đầu tiên do hãng Mattel Electronics phát hành vào năm 1976 (Nguồn: ebay.com)

Máy chơi game cầm tay là một thiết bị chơi các trò chơi điện tử được tích hợp sẵn, được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, tích hợp màn hình, bộ điều khiển cơ và loa âm thanh. Handheld Gaming là hình thức chơi game rất được ưa chuộng kể từ thời điểm vừa mới ra mắt bởi tính năng nhỏ gọn, cách thức vận hành đơn giản, cho phép người chơi mang đi bất kỳ đâu để phục vụ nhu giải trí mỗi khi rảnh rỗi. Nhờ tạo được sức ảnh hưởng tốt từ thiết bị chơi game cầm tay của hãng Mattel Electronics, nhiều công ty bắt đầu nghiên cứu, phát triển và cho ra đời nhiều dòng máy chơi game khác nhau. Thiết bị chơi game cầm tay thành công nhất về mặt thương mại ở thập niên 80 là Merlin với hơn 5 triệu chiếc được bán ra vào năm 1978.

Năm 1989, máy chơi game cầm tay Gameboy do Nintendo phát triển và sản xuất đã trở thành một trong những thiết bị chơi game được ưa chuộng hàng đầu tại Nhật Bản với số lượng tiêu thụ khoảng 300.000 máy sau 2 tuần bán ra. Đến khoảng 1 năm sau đó, Gameboy bắt đầu “khuynh đảo” thị trường quốc tế, phổ biến nhất tại 2 khu vực là Bắc Mỹ và Châu Âu và trở thành thiết bị chơi game được ưa thích nhất vào thập niên 90. Cho đến nay, Nintendo cùng dòng sản phẩm “đinh” của hãng là Nintendo Switch vẫn được xem là máy chơi game phổ biến nhất trên thế giới.

Hãng Nintendo kỷ niệm 30 năm ra đời của dòng máy Gameboy (Nguồn: Nintendo)

Ngày nay, bên cạnh hình thức chơi game Console phổ biến tại các gia đình, máy chơi game cầm tay vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu của giới trẻ bởi ưu điểm về giá thành rẻ, kiểu dáng hiện đại, được tích hợp nhiều trò chơi hấp dẫn không thua kém gì so với console và đặc biệt là người chơi có thể chơi trực tiếp trên màn hình được tích hợp sẵn mà không cần phải kết nối với thiết bị trung gian.

Nintendo Switch là một trong những dòng máy chơi game cầm tay được ưa chuộng nhất hiện nay (Nguồn: Nintendo)

PC Gaming

Nền tảng PC (Personal Computer) đã có sự gia tăng vượt bậc về lối chơi với hơn 1,2 tỷ người sử dụng máy tính làm công cụ chơi Game mà họ lựa chọn.

Bạn đã thử trải nghiệm những tựa game PC có đồ họa đẹp mãn nhãn này chưa?

Chơi Game trên nền tảng PC được đánh giá là sự tích hợp của những tiện ích tối ưu nhất. Game PC có dung lượng RAM, GPU và hệ thống làm mát chuyên dụng riêng hỗ trợ chạy các trò chơi trong thời gian thực một cách hiệu quả. Những chiếc máy tính được nâng cấp có thể xử lý các trò chơi yêu cầu độ phân giải đồ họa cao, thậm chí có thể giúp các Game thủ trực tuyến thường yêu cầu một hệ thống máy có cấu hình đủ mạnh để vừa quản lý trò chơi ở cấp độ cao, đồng thời phát trực tiếp trò chơi của họ cùng một lúc dễ dàng hơn. Các trò chơi như Liên minh huyền thoại, Fortnite hay Minecraft đang trở thành những tựa game PC được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới trong những năm gần đây.

Cloud Gaming

Trò chơi trên đám mây là hình thức trò chơi điện tử mới đang trở thành tiêu đề hot nhất hiện nay. Để hình dung rõ hơn về hình thức chơi game này, bạn có thể liên tưởng đến nền tảng xem phim trực tuyến Netflix, nhưng là để chơi Game. Bằng cách truy cập vào nền tảng trò chơi trên đám mây, một thư viện với đủ các thể loại trò chơi sẽ xuất hiện để bạn chọn và bắt đầu chơi. Ưu điểm của hình thức này chính là người chơi không cần mua đĩa Game, không tốn thời gian tải về máy mà có thể chơi trực tiếp với điều kiện duy nhất là có kết nối mạng Internet.

Cùng tìm hiểu về cách game thủ chơi game thông qua Cloud

Các nền tảng trò chơi dựa trên đám mây, chẳng hạn như Google Stadia đang mang đến cho người chơi những trải nghiệm cực kỳ mượt mà và dễ dàng ở bất kỳ nơi đâu, vào bất kỳ thời điểm nào. Mặc dù trò chơi trên nền tảng đám mây ra đời chưa lâu nhưng được các chuyên gia công nghệ đánh giá là “mối đe dọa” đối với trò chơi trên thiết bị điện tử truyền thống. Phil Spencer, người đứng đầu mảng trò chơi của Microsoft nói rằng Xbox không còn lo ngại về sự cạnh tranh từ Nintendo hay Playstation. Thay vào đó, họ tập trung hơn vào việc cạnh tranh với các nền tảng đám mây cực nhanh do Google và Amazon xây dựng.

VR/AR Gaming

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) là hình thức chơi Game tập trung vào trải nghiệm thực. Thay vì chơi từ góc nhìn của người thứ ba như các hình thức chơi Game khác, VR đưa mọi người vào môi trường do máy tính tạo ra để khiến họ cảm thấy như họ thực sự là một phần của trò chơi. VR cung cấp cho Game thủ khả năng bước vào thế giới phép thuật và làm mọi thứ mà mình muốn trong môi trường Game đang trải nghiệm.

VR/AR game đang làm thay đổi cách trải nghiệm của người chơi game

Mặt khác, thực tế tăng cường lại là hình thức thêm những yếu tố kỹ thuật số vào cuộc sống thực. Giống như nhiều năm trước chúng ta từng trải nghiệm trò chơi Pokemon Go nổi danh khắp toàn cầu vậy, bằng cách sử dụng điện thoại thông minh, những người tìm kiếm Pokemon có thể tìm và bắt Pokemon ảo trong suốt cuộc sống hàng ngày của họ ngay trong thế giới thực. Người chơi có thể bắt gặp Pikachu trong công viên, trên đường đi làm hoặc bất kỳ nơi đâu trong nhà.

Thông qua hình thức trò chơi AR hay VR, chúng ta phải công nhận rằng công nghệ đang mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới để mọi người có thể tham gia và thưởng thức các trò chơi điện tử một cách mới mẻ, hấp dẫn hơn.

Mobile Gaming

Top những tựa game Mobile đang được ưa chuộng nhất năm 2021

Trò chơi trên thiết bị di động chiếm khoảng 45% tổng thị phần của ngành công nghiệp trò chơi với gần một phần ba dân số toàn cầu sử dụng ứng dụng trò chơi vào năm 2019 (số liệu thống kê từ Newzoo). Tại sao trò chơi trên thiết bị di động lại phổ biến như vậy? Đó là bởi vì điện thoại di động là một trong những “vật bất ly thân” trong đời sống hiện đại của hầu hết mọi người. Thay vì phải đeo tai nghe hoặc đặt đĩa vào bảng điều khiển, chơi Game trên thiết bị di động cho phép chúng ta chơi mọi lúc mọi nơi và bất cứ khi nào chúng ta muốn. Ngành công nghiệp trò chơi trên nền tảng di động đang trên đà tăng trưởng liên tục khi các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trò chơi di động đã tăng vọt trong một vài năm trở lại đây, mở ra cơ hội cho các tài năng trẻ khai phóng sức sáng tạo của bản thân.

HỌC VIỆN KỸ XẢO ĐIỆN ẢNH & HOẠT HÌNH MAAC TUYỂN SINH KHÓA THIẾT KẾ GAME

Trong thời điểm cả thế giới đang phải đối mặt với cơn đại dịch Covid, ngành công nghiệp Game vẫn trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Ngay lúc này là thời điểm thuận lợi để các tài năng trẻ Việt yêu thích lĩnh vực Game gia nhập vào ngành công nghiệp đầy triển vọng này.

Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC triển khai  khóa đào tạo chuyên sâu Thiết kế Game (Game Design) tại Việt Nam từ tháng 7/2021. Khóa học có tổng thời lượng 24 tháng, tương đương 4 học kỳ. Khóa học được phát triển dựa trên khung chương trình chuẩn quốc tế, lộ trình đào tạo bài bản, từng bước từ cơ bản đến chuyên sâu, phù hợp với cả những người mới bắt đầu.

Khóa học Thiết kế Game tại MAAC trang bị cho học viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành những Game Designer chuyên nghiệp, có khả năng:

  • Tạo ra các nhân vật game 3D hoàn thiện theo ý tưởng riêng.
  • Tạo lập môi trường game hoàn chỉnh mà người chơi có thể khám phá, trải nghiệm.
  • Tạo Portfolio ấn tượng với các đồ án độc lập được tạo ra thông qua các kỳ học.

Trong quá trình học, học viên sẽ được tiếp cận với những công nghệ, phần mềm sản xuất game tiên tiến nhất, được các studio game hàng đầu trên thế giới ưa chuộng như: ZBrush, Maya, Substance Painter, Unreal Engine, Unity Engine.

Nếu bạn có đam mê trong lĩnh vực Game và đang có định hướng phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Thiết kế Game, đừng chần chờ nữa bởi giấc mơ của bạn đã đến rất gần rồi.

Đăng ký tham gia khóa học Game Design tại Học viện MAAC ngay hôm nay để hiện thực hóa giấc mơ nghề nghiệp, rút ngắn lộ trình đến với sự nghiệp tương lai.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA HỌC GAME DESIGN TẠI MAAC NGAY

Bài viết mang đến bởi Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí (Media & Entertainment) của tập đoàn Aptech. MAAC có mạng lưới 160 trung tâm trên toàn thế giới, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề bài bản, chuyên sâu, chất lượng cao trong các lĩnh vực:
· Hoạt hình 3D (3D Animation) – 24 tháng
· Kỹ xảo Điện ảnh (VFX – Visual Effects) – 24 tháng
· Thiết kế Truyền hình (Broadcast Design) – 18 tháng

Địa chỉ: 24-26 Phan Liêm, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline: 1900 2096
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Youtube | Instagram