Thiết kế Game (Game Designer) và Phát triển Game (Game Developer) đều là hai vị trí công việc quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất một trò chơi mới. Họ làm việc độc lập với vai trò gì và phối hợp với nhau ra sao? Hãy cùng MAAC tìm hiểu ngay bây giờ!
Sự khác nhau giữa Game Designer và Game Developer:
Thiết kế Game là gì?
Ban đầu, thiết kế Game (Game Design) liên quan đến việc quyết định thể loại, đối tượng mục tiêu, lập ra các khái niệm và quy tắc cho trò chơi điện tử. Ngày nay, khi thuật ngữ “Game” được mở rộng hơn, không chỉ bó hẹp trên thiết bị điện tử, thiết kế Game đóng vai trò chính trong việc xây dựng nội dung cốt truyện, nhân vật, quy tắc chơi, các cấp độ thử thách (level), phương pháp thắng hoặc thua của một trò chơi, bao gồm cả việc sáng tạo giao diện người dùng. Game Design là một lĩnh vực rất rộng, được phân chia thành nhiều vị trí, vai trò khác nhau. Hai phân mảng lớn nhất của Game Design là phần Art (nghệ thuật) và phần Design (thiết kế).
Đối với phần Design, người nghệ sĩ sẽ tham gia vào quá trình sáng tạo nội dung, tạo ra cách chơi, các level của trò chơi, các nhân vật trong game, concept bối cảnh trong game. Nhiệm vụ của họ chính là trình bày các ý tưởng sáng tạo của mình theo một cách dễ hiểu nhất thông qua các bảng mô tả hình ảnh, storyboard,…
Đối với phần Game Art, người nghệ sĩ sẽ tham gia vào quá trình phác thảo thô về nhân vật, bối cảnh, đồ vật và các chi tiết sẽ xuất hiện trong game trước khi chuyển sang giai đoạn hiện thực hóa thông qua bản vẽ đồ họa chi tiết ở dạng 2D hoặc 3D. Công việc của người làm phần Game Art chỉ được thực hiện sau khi các nhà thiết kế game hoàn thành nội dung ý tưởng trò chơi của mình.
Các nhà thiết kế Game có nhiệm vụ sáng tạo, đề xuất ý tưởng, tạo ra bản mô tả cơ bản của trò chơi một cách dễ hiểu nhất ở cả góc độ nghệ thuật và kỹ thuật. Bản mô tả ý tưởng của nhà thiết kế Game là được xem là “kim chỉ nam” cho toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện một trò chơi điện tử. Bởi vì tầm quan trọng của vị trí Game Designer, những người làm vị trí này trên thực tế bắt buộc phải có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Game.
Phát triển Game là gì?
Phát triển Game (Game Development) hiểu một cách đơn giản là quá trình biến những ý tưởng trò chơi thành một trò chơi có thể chơi được. Quá trình này bao gồm các công việc mã hóa (coding), lập trình phần mềm (software-programming), tạo hiệu ứng âm thanh (sound effects), thiết lập kỹ thuật (engineering), kết xuất (rendering), kiểm tra (test) và một số quy trình khác đáp ứng yêu cầu về khả năng vận hành của một trò game.
Một nhà phát triển Game (Game Developer) có nhiệm vụ chuyển đổi các ý tưởng, khái niệm của nhà thiết kế Game thành trò chơi thực tế, có khả năng tung ra thị trường trong tương lai. Yêu cầu chính của một nhà phát triển Game là kỹ năng coding và lập trình phải cực kỳ giỏi. Kỹ năng này giúp họ kết hợp tất cả các khái niệm, bản phác thảo, bản vẽ, bố cục và cốt truyện của nhà thiết kế Game thành hàng nghìn dòng mã hóa để tạo ra một trò chơi có thể chơi được.
Sự giống và khác nhau cơ bản giữa thiết kế Game và phát triển Game
Cả thiết kế Game và phát triển Game đều hướng đến một mục đích là sáng tạo ra các trò chơi mới có thể mang vào trong cuộc sống và tạo ra doanh thu hoặc phục vụ cho một mục đích cụ thể nào đó.
Chuẩn bị hành trang gia nhập thế giới Game bùng nổ cùng MAAC VIETNAM
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam
Ngoài điện ảnh và âm nhạc ra, Game là hình thức giải trí khá náo nhiệt trên các nền tảng trực tuyến trong những năm gần đây. Game mang lại những trải nghiệm thú vị và độc đáo. Đặc biệt, mức độ giao tiếp và tương tác trực tuyến trong game gần giống với việc gặp mặt trực tiếp.
Trong bối cảnh phong tỏa và hạn chế tập trung đông người bởi đại dịch Covid, hành vi người dùng đã làm dịch chuyển nhiều lĩnh vực. Số người chơi game, xem phim livestream tăng mạnh. Thị trường game càng gia tăng thì nguồn nhân lực càng hiếm hoi, ngành thiết kế game trở thành cơ hội cho những bạn trẻ yêu thích game và mong muốn có thể sống bằng đam mê của mình.
Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng phù hợp để có thể đi con đường dài cùng ngành. Việc học hỏi ở một môi trường chuyên nghiệp với khóa học chuyên biệt dành cho các Game Artist tương lai là điều cần thiết mà bạn nên xem xét nếu muốn phát triển bản thân một cách nghiêm túc ở lĩnh vực Thiết kế Game.
Tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC, bạn không chỉ được học tập những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao mà còn được tiếp cận sớm với thị trường màu mỡ này thông qua các buổi workshop, sự kiện do MAAC phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành tổ chức. Bên cạnh đó, Học viện còn có sự kết nối với các Studio hàng đầu Việt Nam, đem đến nguồn cơ hội việc làm dồi dào cho các học viên.
Khóa đào tạo Thiết kế Game tại Học viện MAAC mang đến cho bạn:
- Lộ trình học tập bài bản, từng bước từ cơ bản đến chuyên sâu.
- Bằng cấp quốc tế sau khi ra trường.
- Xây dựng Portfolio chuyên nghiệp với những dự án chất lượng giúp nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các studio game hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế.
Theo dõi fanpage MAAC Vietnam và website maac.edu.vn để trở thành người đầu tiên được nhận thông tin về các khóa học từ MAAC Vietnam bạn nhé!
Về sự khác biệt, các nhà thiết kế Game là những người có tầm nhìn xa, còn các nhà phát triển Game lại có khả năng biến những ý tưởng thành hiện thực. Để tạo ra được một trò chơi hoàn chỉnh, có tính khả thi cao thì sự phối hợp giữa các nhà thiết kế Game và phát triển Game là điều cần thiết. Để biết rõ hơn về sự khác biệt giữa chức năng, vai trò, nhiệm vụ của hai vị trí này, chúng ta hãy đi đến những phần so sánh tiếp theo.
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN:
Game Designer
Để trở thành nhà thiết kế Game, bạn có thể theo học bằng Cao đẳng hoặc bằng Cử nhân về thiết kế Game hoặc các chương trình đào tạo nghề chuyên sâu về Game Design.
Game Developer
Các nhà phát triển Game thường được yêu cầu phải có bằng cử nhân về phát triển trò chơi và lập trình mô phỏng (Game development and simulation programming) hoặc bằng cấp tương đương trong các lĩnh vực liên quan như Khoa học máy tính hoặc Kỹ thuật phần mềm.
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ĐƯỢC TRANG BỊ
Tùy vào chương trình đào tạo của từng trường và quốc gia mà một số kiến thức, kỹ năng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, lựa chọn theo đào tạo của lĩnh vực Game Design và Game Development về căn bản sẽ có những nội dung sau:
Game Design
Nội dung chương trình đào tạo của Game Design thường bao gồm các kiến thức, kỹ năng về:
- Tạo mô hình 3D nâng cao (Advanced 3D Modeling)
- Diễn hoạt nâng cao (Advanced Animation)
- Làm vật liệu nâng cao (Advanced Texturing)
- Thiết kế Game nâng cao (Advanced Game Design)
- Game Engine
- Phân tích và thống kê trò chơi (Game Analytics and Statistics)
- Điêu khắc kỹ thuật số 3D (3D Digital Sculpting)
- Công nghệ thực tế ảo (VR Development)
- Sản xuất ảo & chuyển động (Virtual Production/Motion Capture)
Game Development
Nội dung chương trình đào tạo của Game Development thường bao gồm các kiến thức, kỹ năng về:
- Thuật toán nâng cao và API (Advanced Algorithms and API)
- Mô phỏng trò chơi (Simulation and Serious Games)
- Lập trình trò chơi 2D và 3D trên nền tảng console (2D and 3D Game Console Programming)
- Toán học trong phát triển trò chơi (Mathematics for Game Development)
- Game Engine 2D và phát triển công cụ trò chơi (2D Game Engine and Tool Development)
- Kiểm tra phần mềm và chất lượng trò chơi (Software Testing and Quality Assurance)
- API Web cho trò chơi (Web API for Games)
- Thiết kế trò chơi nâng cao (Advanced Game Design)
- Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI)
- Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality Development)
YÊU CẦU KỸ NĂNG MỀM
Bên cạnh các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên môn đặc thù của mỗi vị trí, việc trang bị kỹ năng mềm để tăng hiệu suất làm việc và tăng cơ hội phát triển nghề nghiệp cho cả nhà thiết kế Game và nhà phát triển Game đều rất quan trọng.
Sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo!
Là một người đảm nhiệm vai trò tạo ra nội dung, cách chơi và độ khó của trò chơi, nhà thiết kế và phát triển Game cần phải có kỹ năng sáng tạo tốt để đảm bảo các trò chơi luôn tạo ra được sự hấp dẫn, hứng thú, thách thức đối với người chơi. Ngoài ra, kỹ năng sáng tạo còn giúp cho các nhà thiết kế hay nhà phát triển Game luôn làm mới các ý tưởng tạo ra trò chơi, đáp ứng nhu cầu chơi game ngày càng khó tính của các game thủ.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Các ý tưởng sáng tạo dù hay đến đâu cũng sẽ không biến thành trò chơi có thể trải nghiệm và hái ra tiền. Ngoài khả năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề đối với các nhà thiết kế và phát triển Game cũng cực kỳ quan trọng. Từ ý tưởng đến bản mô tả, thiết kế và tạo ra một trò chơi hoàn chỉnh là cả một quá trình dài mà người làm Game cần phải có kỹ năng giải quyết từng bước một.
Làm việc nhóm
Các nhà thiết kế Game, nhà phát triển Game không thể tạo ra trò chơi hoàn chỉnh nếu không có sự giúp sức của đồng đội từ nhiều vị trí khác như phát triển, viết code, thử nghiệm,… Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng đặc biệt quan trọng mà bất cứ một người làm Game nào cũng cần phải có.
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
Đừng nghĩ rằng các nhà thiết kế hay phát triển Game chỉ cần có nhiều ý tưởng sáng tạo và giỏi kỹ năng chuyên môn là đủ. Làm thế nào để bạn có thể truyền tải nội dung câu chuyện, ý tưởng mà bạn muốn tạo ra cho một trò chơi để thuyết phục đồng đội, cấp trên hay các nhà đầu tư? Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp tốt sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG VIỆC
Game Designer
Một nhà thiết kế Game chuyên nghiệp thường đảm nhiệm các vai trò sau:
- Nghiên cứu các đối tượng tiềm năng, bao gồm ý tưởng về nội dung, concept, xu hướng đồ họa, thể loại game được ưa chuộng,… để phát triển dự án trò chơi mới.
- Thử nghiệm với nhiều thể loại và kết hợp nhiều thể loại trong một trò chơi.
- Xác định các yêu cầu đặt ra đối với một trò chơi mới (có thể là yêu cầu của chính nhà thiết kế Game hoặc yêu cầu của đơn vị đầu tư).
- Phác thảo ý tưởng nội dung, tạo ra các quy tắc cho trò chơi.
- Phát triển phần cốt truyện, nhân vật, môi trường, lối chơi và độ khó cho trò chơi.
- Làm việc với các bộ phận phát triển Game, lập trình Game và thử nghiệm Game để hoàn thiện một trò chơi hoàn chỉnh.
- Đưa ra các ý tưởng mới, điều chỉnh hoặc cải tiến trò chơi hiện có.
Game Developer
Khác với công việc của nhà thiết kế Game, các nhà phát triển Game đảm nhiệm vai trò:
- Tích hợp đồ họa, hiệu ứng âm thanh và nhân vật trong thiết kế.
- Sử dụng kiến thức về kỹ năng máy tính, ngôn ngữ lập trình, toán học cũng như các kỹ năng phân tích và logic để tạo ra một trò chơi có thể chơi được.
- Đảm bảo trò chơi hoạt động bình thường và khắc phục sự cố để sửa các lỗi (nếu có).
- Làm việc với các nhà thiết kế Game để xem xét các kế hoạch, bố cục thiết kế trò chơi theo đúng lộ trình.
- Thêm các dòng mã code mới để cải thiện hoặc thêm tính năng mới cho những trò chơi hiện thời.
CƠ HỘI VIỆC LÀM
Game Designer
Lĩnh vực thiết kế Game có rất nhiều vị trí để bạn lựa chọn, bao gồm:
- Nghệ sĩ thiết kế nhân vật (Character Designer)
- Nghệ sĩ thiết kế môi trường (Environmental Designer)
- Nhà thiết kế Game (Video Game Designer/Game Designer)
- Họa sĩ diễn hoạt (Animator)
Game Developer
Lĩnh vực phát triển Game mở ra các cơ hội việc làm trong các vị trí:
- Lập trình viên Game (Game Programmer)
- Nhà phát triển hệ thống (System Developer)
- Nhà phát triển ứng dụng (Application Developer)
- Nhà phát triển web (Web Developer)
- Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
- Kỹ sư đảm bảo chất lượng (Quality Assurance Engineer)
- Lập trình viên cấp cao (Junior Programmer)
MỨC LƯƠNG
Game Designer
Theo số liệu thống kê của Payscale, mức lương trung bình chi trả cho vị trí thiết kế Game là 66,000 USD/năm (tương đương khoảng 1,5 tỷ đồng). Trong đó, mức lương khởi điểm khoảng 40,000 USD/năm (tương đương khoảng 917 triệu đồng) và cao nhất có thể lên đến 104,000 USD/năm (tương đương khoảng 2,4 tỷ đồng). Tại Việt Nam nói riêng, mức lương trung bình năm trả cho các nhà thiết kế Game khoảng 432 triệu đồng.
Game Developer
Cũng theo số liệu thống kê của Payscale, mức lương trung bình chi trả cho vị trí phát triển Game khoảng 84,000 USD/năm (tương đương khoảng 1,9 tỷ đồng). Trong đó, mức lương khởi điểm khoảng 55,000 USD/năm (tương đương khoảng 1,2 tỷ đồng) và cao nhất có thể lên đến 128,000 USD/năm (tương đương khoảng 2,9 tỷ đồng). Tại Việt Nam, mức lương trung bình năm cho vị trí Game Developer vào khoảng 207 triệu đồng/năm, thấp hơn so với vị trí thiết kế Game.
Trong thời điểm cả thế giới đang phải đối mặt với cơn đại dịch Covid, ngành công nghiệp Game vẫn trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực Game và mong muốn trở thành một Game Designer hay Game Developer chuyên nghiệp, ngay lúc này là thời điểm thuận lợi để bạn gia nhập vào ngành công nghiệp đầy triển vọng này.
HỎI ĐÁP & TƯ VẤN NGÀNH HỌC KỸ XẢO ĐIỆN ẢNH, VFX, GAME CÙNG HỌC VIỆN MAAC
Để lại đánh giá