Motion Capture – công nghệ của những bom tấn điện ảnh

Trong hai thập kỷ gần đây, phương pháp bắt chuyển động Motion Capture xuất hiện ngày càng nhiều trong các loạt phim điện ảnh bom tấn. Đây là phương pháp giúp tiết kiệm thời gian cho đội ngũ sản xuất khi có thể thay thế nhiều phân đoạn Kỹ xảo điện ảnh (VFX) và tạo ra những cảnh quay mà diễn viên khó có thể thực hiện. Để có được cái nhìn tổng quan về Motion Capture, hãy cùng Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ảnh: Studiobinder

Đâu là điểm xuất phát của Motion Capture?

Motion Capture (Mocap) là một phương pháp nắm bắt chuyển động với mục đích ghi lại cử động và nét mặt trong đời thật của vật thể hoặc con người. Sau đó, toàn bộ những chuyển động này được đưa vào chương trình máy tính xử lý.

Motion Capture được sử dụng với nhiều mục đích, có thể áp dụng cho các nhân vật hoạt hình 3D nhằm mang lại cảm giác chân thật và sinh động như trong đời sống hoặc được ứng dụng trong việc tạo ra những hình tượng Digital Humans (Người nhân tạo).

Ảnh: FXguide

Motion Capture có lịch sử từ những năm 1910, bắt nguồn từ nghệ sĩ Animation là Max Fleischer khi ông sáng tạo ra Rotoscoping – kỹ thuật tách người hoặc vật khỏi nền của một video.

Mô phỏng quá trình thực hiện Rotoscoping của Max Fleischer

Max Fleischer là người tiên phong ứng dụng Rotoscoping vào loạt phim hoạt hình nổi tiếng do chính ông sản xuất có tên là “Out of the Inkwell”. Ông đã sử dụng David – người anh của ông và cũng là nghệ sĩ hài tại Coney Island đóng vai “Koko the Clown”.

Sau đó Max chiếu hình ảnh người diễn viên lên một tấm kính, sử dụng chúng làm tham chiếu để vẽ lại các hình ảnh chuyển động từ diễn viên và chuyển thể thành chuyển động của các nhân vật hoạt hình.

Cách thức hoạt động của công nghệ Motion Capture

Ngày nay, công nghệ Motion Capture hoạt động cùng một nguyên tắc nhưng khác nhau ở kỹ thuật thực hiện. Phương pháp Motion Capture phổ biến nhất là sử dụng các trang phục bắt chuyển động được gắn trên người các diễn viên, chủ yếu tại các khớp trên cơ thể.

Công nghệ Motion Capture trong bom tấn Avatar (2009)

Trong khoảng thời gian ngắn các máy quay sẽ thu được hàng ngàn bức ảnh. Tùy thuộc vào phần mềm bắt chuyển động, các bức ảnh sẽ được quan sát kỹ lưỡng nhằm mục đích theo dõi từng điểm sáng và tiến hành xuất dữ liệu định khung (keyframe data) phục vụ cho quá trình làm phim.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này sẽ xuất hiện một số vấn đề, điển hình là việc hai điểm sáng cắt lên đường chuyển động của nhau. Lúc này, máy tính phải dựa vào những thông tin thu thập được để phân chia đúng vị trí của từng điểm sáng, bởi lẽ chỉ cần một thay đổi nhỏ sẽ kéo theo sự sai lệch của toàn bộ phần dữ liệu còn lại.

Ảnh: Researchgate

Sau khi dữ liệu định khung được thu thập thì có thể bắt đầu thực hiện các giai đoạn sản xuất tiếp theo, thông thường các hình ảnh ở giai đoạn này chỉ là một loạt điểm sáng đang di chuyển và chúng sẽ có các chu kỳ riêng biệt. Dựa trên những cơ sở đó mà tiến hành gắn khung xương cho các chuyển động của nhân vật.

Ảnh: Researchgate

Ứng dụng của Motion Capture trong phim ảnh

Trong các bộ phim, việc sử dụng Motion Capture để ghi lại các chuyển động ngày càng phát triển, đặc biệt là các sản phẩm đến từ kinh đô điện ảnh Hollywood như: Hành tinh khỉ (Planet of the Apes), Chúa tể của những chiếc nhẫn (Lord of The Rings), các bom tấn của vũ trụ siêu anh hùng Marvel, loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars).

Ảnh: IGN

Motion Capture làm sống động các nhân vật giả tưởng, Andy Serkis là cái tên minh chứng cho chất lượng của một tác phẩm sử dụng khi công nghệ Mocap để bắt chuyển động thật của diễn viên và đưa chúng lên màn ảnh. Vô số nhân vật đình đám trong các loạt phim nổi tiếng đã được thổi hồn nhờ những biểu cảm cùng khả năng diễn xuất của Andy và cái tên Andy Serkis đã trở thành huyền thoại trong lĩnh vực Mocap.

Ứng dụng Motion Capture trong loạt phim Planet of the Apes

Nhân vật Caesar của loạt phim đình đám Planet of the Apes, Gollum trong Lord of The Rings, Supreme Leader Snoke trong Star Wars, Captain Haddock trong The Adventures of Tintin. Thậm chí, Andy còn đảm nhận hai vai diễn trong dự án King Kong của vị đạo diễn tài năng Peter Jackson năm 2005, đó là vai chính King Kong ứng dụng công nghệ Mocap và vai phụ Lumpy.

Tất cả nhân vật trong các bom tấn điện ảnh nêu trên đều được xây dựng nhờ vào công nghệ bắt chuyển động – Motion Capture, được thực hiện thông qua các bộ đồ chuyển động và hệ thống camera chuyên dụng dành cho việc bắt nét mặt, biểu cảm và cử động.

Chia sẻ của Andy Serkis về vai diễn Mocap trong loạt phim Planet of the Apes

Sự thành công của Andy Serkis đã minh chứng công nghệ Mocap không chỉ là những kỹ thuật điện ảnh vô hồn mà Mocap hoàn toàn có khả năng tạo ra những nhân vật sống động, chân thật ghi dấu ấn trong lòng công chúng và trở thành biểu tượng thời đại trên bầu trời điện ảnh rộng lớn.

Bên cạnh đó, có một phương thức khác với tính năng chụp chuyển động được thiết kế đặc biệt trong những bộ phim nhằm ghi lại các biểu cảm gương mặt, được biết đến với cái tên: Performance Capture.

Một loạt bom tấn điện ảnh ứng dụng Performance Capture (Ảnh: beforesandafters)

Khi biểu diễn, khuôn mặt của diễn viên bị bao phủ bởi các thiết bị theo dõi kết hợp cùng một máy ảnh được gắn trên đầu hướng về phía gương mặt của họ. Thông qua phương pháp này, mọi chuyển động của cơ mặt đều được theo dõi và ghi lại một cách chính xác.

Một trong những cái tên đại diện cho phương pháp Performance Capture chính là vai diễn Smaug trong loạt phim Hobbit được thực hiện bởi Benedict Cumberbatch.

Ứng dụng Performance Capture để tái hiện nhân vật Smaug trong loạt phim Hobbit

Đây là một ví dụ cho thấy khả năng ghi hình chuyển động đã đạt đến mức độ mà các chuyển động và biểu cảm được ứng dụng không chỉ cho con người mà có thể trên bất kỳ vật thể nào, một con rồng chẳng hạn.

Người nhân tạo (Digital Human)

Một trường hợp khác cho thấy sự phát triển của Motion Capture và Performance Capture trong các dự án điện ảnh suốt thập kỷ qua, đó là việc tạo ra các nhân vật Digital Human (Người nhân tạo).

Loạt bom tấn đình đám Star Wars là một trong những điển hình cho việc tiên phong sử dụng công nghệ Digital Human vào các bộ phim. Trong Rogue One: A Star Wars Story, đội ngũ VFX cùng Industry Light & Magic đã sử dụng công nghệ Digital Human để tái dựng Grand Moff Tarkin, một trong những nhân vật phản diện ghê gớm nhất lịch sử Star Wars, bởi lẽ đây là nhân vật được thủ vai bởi diễn viên quá cố Peter Cushing.

Hình ảnh tái dựng lại nhân vật Grand Moff Tarkin do diễn viên quá cố Peter Cushing thủ vai trong Rogue One: A Star Wars Story (Ảnh: FXguide)

Để dựng lại những nét mặt, cử chỉ, chuyển động của Grand Moff Tarkin, một diễn viên khác có tên là Guy Henry được giao nhiệm vụ đóng thay Peter Cushing. Công nghệ này yêu cầu nhiều bản quét khác nhau cần phải hoàn thành trước khi diễn viên thực hiện cảnh quay trên phim trường.

Quá trình phức tạp để tạo ra tác phẩm tuyệt hoàn chỉnh trong Rogue One: A Star War

Đầu tiên, diễn viên sẽ được quét tổng quan toàn bộ khuôn mặt nhằm mục đích thu được những đặc điểm biểu cảm và tất cả phản ứng của gương mặt dưới các điều kiện ánh sáng khác nhau. Khi những công đoạn trên đã hoàn thành thì phần ghi hình chuyển động (Performance Capture) của diễn viên sẽ bắt đầu. Lúc này, diễn viên sẽ được gắn camera lên đầu và tiến hành các cảnh quay. Sau đó, tất cả dữ liệu này kết hợp với phần ảnh quét và tái tạo kỹ thuật số khuôn mặt của Peter Cushing, nhân vật Grand Moff Tarkin của bộ phim Rogue One: A Star War sẽ được tạo ra.

Tạm kết

Khác với thời đại của Spirited Away hay Tom&Jerry, những bộ phim hoạt hình luôn đề cao tính nghệ thuật qua các hình ảnh được tạo nên bởi nét vẽ tay của người nghệ sĩ, Motion Capture đã mang đến trải nghiệm mới mẻ dành cho những người đam mê điện ảnh, làm tan biến mọi hoài nghi về tính nghệ thuật và sự chân thật trong từng thước phim khi mà hàng loạt nhân vật kinh điển của làng điện ảnh thế giới đã được ra đời dưới sự giúp sức của Motion Capture, đó là minh chứng cho tầm quan trọng và sự hiệu quả mà công nghệ này đem đến.

Chuẩn bị hành trang gia nhập thế giới Điện ảnh sống động cùng MAAC VIETNAM
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Đứng trước những phát triển tiềm tàng của ngành VFX, điều bạn cần làm chính là nắm bắt cơ hội ngay lúc này để gia nhập cộng đồng mới và trẻ của nền điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng phù hợp để có thể đi con đường dài cùng ngành. Việc học hỏi ở một môi trường chuyên nghiệp với khóa học chuyên biệt dành cho các nghệ sĩ VFX tương lai là điều cần thiết mà bạn nên xem xét nếu muốn phát triển bản thân một cách nghiêm túc ở lĩnh vực Kỹ xảo Điện ảnh.

Tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC, bạn không chỉ được học tập những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao mà còn được tiếp cận sớm với thị trường màu mỡ này thông qua các buổi workshop, sự kiện do MAAC phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành tổ chức. Bên cạnh đó, Học viện còn có sự kết nối với các Studio hàng đầu Việt Nam, đem đến nguồn cơ hội việc làm dồi dào cho các học viên.

Khóa đào tạo Kỹ xảo điện ảnh tại Học viện MAAC mang đến cho bạn:

  • Lộ trình học tập bài bản, từng bước từ cơ bản đến chuyên sâu.
  • Bằng cấp quốc tế sau khi ra trường.
  • Xây dựng Portfolio chuyên nghiệp với những dự án chất lượng giúp nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các studio game hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế.

Theo dõi fanpage MAAC Vietnam và website maac.edu.vn để trở thành người đầu tiên được nhận thông tin về các khóa học từ MAAC Vietnam bạn nhé!

Nguồn tham khảo: Postpace.io

Bài viết mang đến bởi Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí (Media & Entertainment) của tập đoàn Aptech. MAAC có mạng lưới 160 trung tâm trên toàn thế giới, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề bài bản, chuyên sâu, chất lượng cao trong các lĩnh vực:
· Hoạt hình 3D (3D Animation) – 24 tháng
· Kỹ xảo Điện ảnh (VFX – Visual Effects) – 24 tháng
· Thiết kế Truyền hình (Broadcast Design) – 18 tháng

Địa chỉ: 24-26 Phan Liêm, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline: 1900 2096
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Youtube | Instagram