Những phần mềm chuyên dụng để tạo VFX cho games

Ngành công nghiệp game là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trong thị trường truyền thông và giải trí toàn cầu. Song hành cùng với những bước tiến của công nghệ, các game thủ ngày nay cũng có những yêu cầu cao hơn về chất lượng và trải nghiệm hình ảnh tốt hơn cho các tựa game. Chính vì vậy, nhu cầu tạo ra các trò chơi với hiệu ứng hình ảnh (VFX) mãn nhãn là một trong những yếu tố sống còn để giúp một tựa game thu hút được người chơi.

VFX là gì?

VFX là một phần vô cùng quan trọng đối với các trò chơi điện tử, vì nó mang lại diện mạo chuyên nghiệp và trải nghiệm chơi game hấp dẫn giúp người chơi đắm chìm và kết nối với thế giới mà trò chơi đó đang truyền tải.

Vậy VFX được sử dụng như thế nào trong các trò chơi điện tử?

Có 2 loại VFX chính được áp dụng trong các trò chơi điện tử đó là gameplay effects (các hiệu ứng được sử dụng trong lối chơi game) và environmental effects (các hiệu ứng trong môi trường game). 

Đối với gameplay effects thì chúng thường được sử dụng trong các thể loại game cận chiến (hack-and-slash) mà ở đó nhân vật sẽ ảnh hưởng đến lối chơi. Để thực hiện công việc này, các nghệ sĩ VFX phải hiểu tính cơ học của trò chơi và trao đổi liên tục với đội ngũ thiết kế. Chẳng hạn như đối với một cơn lốc hoặc đám cháy trong game, các gameplay designer sẽ chỉ ra khu vực và tầm gây thiệt hại của chúng, sau đó các nghệ sĩ thiết kế game sẽ tạo ra các hiệu ứng cho phù hợp với điều này.

Còn đối với các thể loại game như bắn súng thực tế thì environmental effects sẽ đóng vai trò quan trọng vì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lối chơi. Một ví dụ dễ hiểu đó là các hiệu ứng môi trường như mưa hoặc sương mù sẽ ảnh hưởng đến cách mà game thủ chơi game.

Có một điều cần nhớ đó chính là VFX trong game được chạy trong thời gian thực, có nghĩa là chúng phải được tạo ra một cách hiệu quả hơn so với các hiệu ứng được kết xuất trước như trong phim ảnh. Chính vì vậy, việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng để tạo ra các VFX tối ưu là điều mà bất cứ một nghệ sĩ thiết kế game nào cũng quan tâm và cần biết. 

Dưới đây tổng hợp một số phần mềm hàng đầu dùng để tạo VFX cho trò chơi điện tử được các studio thiết kế game chuyên nghiệp sử dụng.

1. 3Ds Max

3Ds Max là một trong những phần mềm được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới để tạo VFX, mô hình nhân vật 3D, tài sản trò chơi (game assets) và các hoạt ảnh cho game. Đây là phần mềm được nhiều nghệ sĩ lựa chọn để sáng tạo bởi bộ công cụ mạnh mẽ, đơn giản và tốc độ cao. 3Ds Max được sở hữu bởi Autodesk, công ty đã phát triển những phần mềm nổi tiếng và phổ biến khác như AutoCAD và Maya.

Bên cạnh việc tạo các hiệu ứng hình ảnh cho game, 3Ds Max cũng được yêu thích bởi các game artists vì họ có thể sử dụng nó trong hầu hết mọi giai đoạn thiết kế diễn hoạt: từ việc tạo mô hình (modeling) đến tạo khớp (rigging); chiếu sáng (lighting) và kết xuất (rendering); với 3Ds Max họ có thể dễ dàng tạo ra những hình ảnh vô cùng chất lượng và chuyên nghiệp.

2. Unity và Unreal Engine

UnityUnreal Engine là một trong số những cỗ máy thiết kế trò chơi quan trọng nhất trong ngành, nơi mà các game artist dành phần lớn thời gian của họ sử dụng các plugin như Shuriken, Cascade, Niagara, Shader Graph, v.v…để tạo ra các hiệu ứng VFX cho game hấp dẫn nhất. 

Unity nổi tiếng hơn đối với các nhà phát triển game độc lập và nhỏ lẻ vì ​​cách làm việc đơn giản và có thể truy cập dễ dàng. 

Unreal Engine thì thường được các công ty lớn với ngân sách cao hơn ưa chuộng, những người muốn tạo ra kết quả hình ảnh chất lượng cao nhất.

>>> Tổng quan về Unreal Engine – Gà đẻ trứng vàng của nhà Epic Games

3. Photoshop

Photoshop là một công cụ thiết yếu mà hầu như mọi nghệ sĩ VFX đều sử dụng trong công việc hàng ngày của mình. Với Photoshop, họ có thể dùng điều chỉnh một số hình ảnh đã render, matte paintings, hoặc tạo một số textures cho game.

4. After Effects

After Effects được sử dụng thường xuyên bởi các VFX artist để tạo kết cấu và sprite sheets* trong game. Đây là một chương trình hoàn hảo cho giai đoạn hậu sản xuất nơi mà các nghệ sĩ VFX thêm hiệu ứng đặc biệt cho phần đồ họa chuyển động.

* Sprite: là một đối tượng đồ họa 2D được vẽ lên màn hình, có thể dịch chuyển nó thông qua cách đặt tọa độ trong hàm vẽ lên màn hình.

* Sprite Sheets: là tập hợp nhiều Sprite đơn lẻ thành 1 tập tin duy nhất, giúp tăng tốc độ xử lý cho việc hiển thị hình ảnh lên màn hình. 

After Effects là một phần mềm dễ sử dụng, với tính ứng dụng gần như vô hạn. VFX artists có thể tạo ra các hiệu ứng hạt như các vụ nổ, khói, các ngôi sao, hiệu ứng biến mất hoặc tan ra, hiệu ứng mô phỏng như nước hoặc tuyết rơi, v.v…

5. Houdini

Houdini là một trong những phần mềm được biết đến, yêu thích, và sử dụng bởi các nghệ sĩ VFX trong quá trình phát triển trò chơi (game development). Nó chủ yếu được sử dụng cho các thể loại môi trường động và hiệu ứng hạt, vốn là chìa khóa trong việc tạo nên những hiệu ứng VFX trông như thật. 

Điều đặc biệt về Houdini là nó giúp các nghệ sĩ VFX dễ dàng tinh chỉnh công việc của họ nhờ vào quy trình làm việc theo node-based. Tính năng này giúp tạo các chỉnh sửa nhanh chóng và ít bước hơn cho dự án. Houdini cũng có một phiên bản ít tốn kém hơn để những nghệ sĩ độc lập hoặc studio nhỏ có thể truy cập và sử dụng.

Chuẩn bị hành trang gia nhập thế giới Game bùng nổ cùng MAAC Việt Nam
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Ngoài điện ảnh và âm nhạc ra, Game là hình thức giải trí khá náo nhiệt trên các nền tảng trực tuyến trong những năm gần đây. Game mang lại những trải nghiệm thú vị và độc đáo. Đặc biệt, mức độ giao tiếp và tương tác trực tuyến trong game gần giống với việc gặp mặt trực tiếp.

Trong bối cảnh phong tỏa và hạn chế tập trung đông người bởi đại dịch Covid, hành vi người dùng đã làm dịch chuyển nhiều lĩnh vực. Số người chơi game, xem phim livestream tăng mạnh. Thị trường game càng gia tăng thì nguồn nhân lực càng hiếm hoi, ngành thiết kế game trở thành cơ hội cho những bạn trẻ yêu thích game và mong muốn có thể sống bằng đam mê của mình.

Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng phù hợp để có thể đi con đường dài cùng ngành. Việc học hỏi ở một môi trường chuyên nghiệp với khóa học chuyên biệt dành cho các Game Artist tương lai là điều cần thiết mà bạn nên xem xét nếu muốn phát triển bản thân một cách nghiêm túc ở lĩnh vực Thiết kế Game.

Tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC, bạn không chỉ được học tập những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao mà còn được tiếp cận sớm với thị trường màu mỡ này thông qua các buổi workshop, sự kiện do MAAC phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành tổ chức. Bên cạnh đó, Học viện còn có sự kết nối với các Studio hàng đầu Việt Nam, đem đến nguồn cơ hội việc làm dồi dào cho các học viên.

  • Khóa đào tạo Thiết kế Game tại Học viện MAAC mang đến cho bạn:
  • Lộ trình học tập bài bản, từng bước từ cơ bản đến chuyên sâu.
  • Bằng cấp quốc tế sau khi ra trường.
  • Xây dựng Portfolio chuyên nghiệp với những dự án chất lượng giúp nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các studio game hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế.

Theo dõi fanpage MAAC Vietnam và website maac.edu.vn để trở thành người đầu tiên được nhận thông tin về các khóa học từ MAAC Vietnam bạn nhé!

HỎI ĐÁP & TƯ VẤN NGÀNH HỌC KỸ XẢO ĐIỆN ẢNH, VFX, GAME CÙNG HỌC VIỆN MAAC

Bài viết mang đến bởi Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí (Media & Entertainment) của tập đoàn Aptech. MAAC có mạng lưới 160 trung tâm trên toàn thế giới, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề bài bản, chuyên sâu, chất lượng cao trong các lĩnh vực:
· Hoạt hình 3D (3D Animation) – 24 tháng
· Kỹ xảo Điện ảnh (VFX – Visual Effects) – 24 tháng
· Thiết kế Game (Game Art & Design) – 24 tháng

Địa chỉ: 24-26 Phan Liêm, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline: 1900 2096
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Youtube | Instagram