Chuyển hướng nghề nghiệp từ Graphic Designer sang lĩnh vực Motion Graphics là trào lưu nhất thời? Hay đây thực sự là cơ hội triển vọng cho những ai theo đuổi lĩnh vực Multimedia Design trong tương lai?
Nhịp sống hối hả, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đã có sự tác động rất lớn đến hành vi tiếp cận và tiêu dùng trên toàn cầu. Những nội dung thông tin dạng hình ảnh chuyển động (Motion Graphics) hoặc video ngắn (short video) đang chiếm sóng trên hầu hết các phương tiện truyền thông, giải trí phổ biến hiện nay như Youtube, Facebook, Tiktok, Instagram,… Những thông tin mang tính kích thích thị giác dần trở nên thịnh hành, thay thế cho các hình ảnh tĩnh (Graphics Design) truyền thống. Đứng trước sự thay đổi xu hướng của thời cuộc, nhiều Graphic Designer đã dần chuyển hướng sang ngành Motion Graphics. Nhưng đâu là lý do thực sự khiến những người làm trong lĩnh vực Graphic Design quyết định chuyển hướng sang Motion Graphics?
4 lý do chính dưới đây sẽ giúp bạn lý giải nguyên nhân vì sao làn sóng dịch chuyển sang Motion Graphics lại đang diễn ra mạnh mẽ đến như vậy. Tuy nhiên trước đó, bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa Graphic Design và Motion Graphics, xem chi tiết tại đây.
1. Đi theo dòng chảy của xu hướng
Theo thống kê vào năm 2020 của Ipsos, 80% thế hệ gen Z ưa chuộng sử dụng mạng xã hội Youtube cho nhu cầu giải trí, học tập. Theo đó, những thanh thiếu niên thuộc gen Z được khảo sát cho biết xem Youtube thường xuyên giúp họ nâng cao hiểu biết. 68% người dùng khác cho biết Youtube giúp họ cải thiện hoặc đạt được những kỹ năng cần thiết hoặc trang bị kiến thức hữu dụng phục vụ cho tương lai.
Ngoài Youtube, các nền tảng khác như Facebook, Instagram, Tiktok,… cũng phát triển rất mạnh nội dung thể hiện dưới dạng video ngắn hoặc hình ảnh chuyển động để thu hút người dùng. Không chỉ dừng lại ở mục tiêu giải trí đơn thuần, hành vi mua sắm của các thế hệ trẻ hiện nay cũng có xu hướng chịu tác động từ các quảng cáo, chiến dịch marketing thông qua hình thức quảng bá bằng hình ảnh chuyển động hoặc video ngắn hơn là dạng các hình ảnh tĩnh. Theo một thống kê gần đây của Promo, 71% người dùng nhận định các video quảng cáo trên nền tảng Facebook khá phù hợp hoặc rất phù hợp. Ngoài ra, một khảo sát từ kênh eMarketer cho thấy có đến khoảng 67% Marketer tại Mỹ đã hoặc đang sử dụng quảng cáo trên Facebook, 51% trên Youtube, 25% trên Twitter và Instagram.
Matt Voyce, một Motion Graphics Artist đang làm việc cho Leeds studio Analogue chia sẻ về lý do anh chuyển hướng sang Motion Graphics sau khoảng thời gian dài trung thành với Graphic Design: “Tôi từng học Motion Graphics chỉ để trau dồi thêm kỹ năng mà các Agency ở thời điểm đó đang cần. Nhưng nghiêm túc mà nói thì sau khi bắt đầu với những thứ cơ bản của Motion Graphics, tôi say mê luyện tập, trở nên tiến bộ hơn và thu nhặt thêm nhiều chất liệu tốt để phục vụ cho công việc của mình. Về sau, tôi cảm thấy không còn quen với việc chia sẻ những kiểu chữ hay hình ảnh tĩnh nữa. Bây giờ, khi thiết kế bất cứ thứ gì, tôi cũng đều hình dung trong đầu thành những hình ảnh chuyển động dù sản phẩm tôi đang làm là ảnh tĩnh đi chăng nữa.”
2. Trở thành Multi-artist, dễ dàng thăng tiến trong công việc
Multi-task, làm việc đa nhiệm đang là xu hướng chung của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực sáng tạo cũng vậy, việc trở thành multi-artist rất có lợi cho mục tiêu thăng tiến công việc và tăng mức thu nhập. Giữa hai ngành Graphic Design và Motion Graphics lại có những nét khá tương đồng về công cụ, phần mềm hỗ trợ và lối tư duy sáng tạo nghệ thuật. Nhiều Graphic Designer có xu hướng vừa làm vừa học nâng cao để có thể phát triển thêm công việc trong mảng Motion Graphics vốn đang rất tiềm năng và được hầu hết các doanh nghiệp cần đến.
“Có thời điểm tôi nhận ra mình không cảm thấy hào hứng với công việc làm web nữa. Thực tế thì ngoài làm web, tôi cũng có sở thích sản xuất video và thiết kế Motion Graphics nên đã quyết định chuyển hẳn sang Motion Graphics. Khi cả thế giới thực hiện giãn cách xã hội do Covid, tôi quyết định quay làm song song cả IT web lẫn Motion Graphics. Khi công việc code web không quá bận, tôi lại dành thời gian cho các dự án về Motion Graphics. Tôi cảm thấy hài lòng với việc làm cùng lúc cả hai thứ.” – Tom David, Motion Graphics Artist tự do cho biết.
Việc sở hữu nhiều kỹ năng, nắm vững các công cụ cũng như hiểu rõ cách chúng vận hành như thế nào là một trong các yếu tố giúp bạn thăng tiến dễ dàng hơn trong công việc. Trong ngành sáng tạo, vị trí mơ ước của người trẻ hiện nay chính là Creative Director (Giám đốc sáng tạo), ngoài khả năng tư duy thẩm mỹ tốt, có sự quan sát tỉ mỉ và góc nhìn độc đáo về nghệ thuật, vị trí này còn đòi hỏi sự thông thạo về việc thực hành, ứng dụng các phần mềm để biến những ý tưởng trở thành sự thật.
Theo thống kê của Pay Scale, mức lương trung bình đối với vị trí Graphic Designer là 45.958 USD/năm (tương đương khoảng 1 tỷ đồng), còn đối với vị trí Motion Graphics Artist là 59.575 USD/năm (tương đương khoảng 1.3 tỷ đồng). Sự chênh lệch về mức lương cùng với xu hướng thay đổi hành vi tiếp cận truyền thông đa phương tiện của người dùng trên toàn thế giới là hai lý do chính khiến cho nhiều người đang làm trong lĩnh vực Graphic Design chuyển sang Motion Graphics.
Với mức lương cực kỳ hấp dẫn như vậy, nhiều người đã lựa chọn “lấn sân” sang mảng Motion Graphics thay vì chỉ chuyên sâu về Graphic Design hoặc một lĩnh vực tương tự với mức lương hạn chế để tăng thêm thu nhập và mở rộng cơ hội thăng tiến cho mình.
3. Nâng cao khả năng sáng tạo
Sáng tạo là lĩnh vực không có giới hạn, không bị bó buộc bởi bất kỳ khuôn khổ nào. Sự kết hợp giữa nhiều hình thức sáng tạo cũng là điều được khuyến khích trong mọi lĩnh vực. Graphic Design thật ra vẫn có “chỗ đứng” cho mình chứ không phải đang trên đà bị đào thải hoàn toàn. Tuy nhiên, để xuôi theo dòng chảy của xu hướng, các hình ảnh tĩnh cần có sự kết hợp, biến đổi để trở nên mới lạ và lôi cuốn hơn. Vậy thì tại sao không kết hợp giữa Graphic Design và Motion Graphics để tạo nên sự đột phá cho sản phẩm sáng tạo, truyền thông thay vì chỉ tập trung cho một mảng nhất định?
Bằng cách đầu tư thêm kiến thức, kỹ năng về Motion Graphics, các Graphic Designer ngoài có thêm cơ hội gia tăng thu nhập còn trang bị cho bản thân thêm chất liệu sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm để truyền tải thông điệp tới khách hàng và thích ứng nhanh chóng trong việc bắt kịp xu hướng mới của thị trường truyền thông, giải trí vốn liên tục thay đổi mỗi ngày.
Từng là một Graphic Designer chuyển hướng sang Motion Graphics và hiện đang là Giám đốc sáng tạo cho thương hiệu GRIN, Dan Silverstone chia sẻ: “Trước đây, tôi đã học thêm về Motion Graphics vào khoảng thời gian rảnh rỗi mỗi buổi tối và cuối tuần. Tôi rất thích tạo ra những vật thể chuyển động, mang chúng vào trong đời sống. Tôi cũng thử áp dụng vào các sản phẩm truyền thông cho GRIN vài năm nay và nhận thấy Motion Graphics thực sự là kỹ năng cần thiết đối với một Giám đốc sáng tạo như tôi. Nói như vậy không có nghĩa là các hình ảnh tĩnh dùng trong in ấn không còn được sử dụng nhưng phải thừa nhận rằng kỹ thuật số đang thực sự trở nên ngày càng quan trọng.”
4. Tiến sâu hơn vào ngành công nghiệp sáng tạo của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
Ngành công nghiệp sáng tạo là tương lai nghề nghiệp của thế giới, một lĩnh vực có thể đứng vững trong mọi biến cố của thời cuộc. Ngay cả trong tình huống cả thế giới phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa từ đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp sáng tạo vẫn vững vàng tăng trưởng. Theo số liệu cung cấp từ Business Wire, tổng giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp VFX, Animation và Video Games nói riêng trong lĩnh vực sáng tạo đã chạm đến con số 261 tỷ USD vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng vẫn ổn định với mức 2-3%/năm. Theo Zion Market Research, chỉ riêng thị trường VFX trên toàn cầu trong năm 2018 đã đạt được thị phần có giá trị khổng lồ lên đến 11.333 triệu USD, dự kiến sẽ tăng 23.854 triệu USD vào năm 2025.
Chịu ảnh hưởng từ xu hướng chọn lựa sản phẩm nghe – nhìn chung của thị trường thế giới, tại thị trường Việt Nam, Motion Graphics cũng đang là một trong những nhóm ngành được các Agency quảng cáo, truyền thông, xây dựng website, các doanh nghiệp bán lẻ, đơn vị giáo dục và hầu hết các doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của Marketing ưu tiên tuyển dụng. Trên các kênh tuyển dụng uy tín tại Việt Nam như Vietnamworks, Careerbuilder, Myworks, Topcv.vn hay Indeed, nhu cầu tuyển dụng Designer trải rộng trên hầu hết tất cả các lĩnh vực, trong đó vị trí Motion Graphics và 3D Designer đang rất được ưu tiên với mức lương không dưới 12.000.00 đồng/tháng, cao nhất có thể lên đến 25.000.000 đồng/tháng đối với các ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê mới đây của kênh Salary Expert, mức lương trung bình năm cho vị trí Motion Graphics Designers tại Việt Nam rơi vào khoảng hơn 300.000.000 đồng/năm. Đối với vị trí chuyên viên (Senior), mức lương có thể lên tới hơn 450.000.000 đồng/năm.
Những con số doanh thu và thị phần khổng lồ kể trên là minh chứng rõ ràng, cụ thể cho một tương lai đầy tiềm năng của mảnh đất sáng tạo tại Việt Nam và toàn cầu.
Một trong những lý do quan trọng để ngành công nghiệp sáng tạo có thể trường tồn qua mọi thời kỳ chính là khả năng thích nghi. Vì có sự thích nghi cao nên sự đào thải cũng diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Nếu không liên tục nâng cao giá trị bản thân, cập nhật những xu hướng công nghệ mới, người làm trong lĩnh vực này dễ bị “loại khỏi cuộc chơi” sau vài năm chinh chiến. Vì vậy, việc đầu tư sang mảng Motion Graphics của những người làm trong lĩnh vực Graphics Design là cực kỳ đúng đắn, phù hợp. Đây là bước đệm để từng bước tiến sâu hơn vào ngành công nghiệp sáng tạo màu mỡ nhờ sức mạnh của kỹ năng, kiến thức và khả năng thích nghi trước sự biến đổi không ngừng của thị trường.
Scott Marlow, một Motion Graphics Designer tự do đã có hơn 28 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thiết kế, branding và marketing vừa chuyển sang lĩnh vực Motion Graphics cách đây 2 năm chia sẻ rằng: “Sau nhiều năm làm việc trong lĩnh vực thiết kế mà chủ yếu chỉ phục vụ cho in ấn và mới đây mới bắt đầu ứng dụng kỹ thuật số, trong khi nhu cầu về hình ảnh động 2D và 3D xuất hiện ngày càng nhiều, tôi bắt đầu lao vào Motion Graphics và “ngấu nghiến” nó. Tôi phát hiện kinh nghiệm làm Design nhiều năm của mình khi kết hợp với những gì được học hỏi thêm từ Motion Graphics đã mang đến nhiều lợi ích hơn trong việc phát triển nghề nghiệp. Cuối cùng, tôi đã có thể trở thành một Motion Graphics Designer tự do thực thụ sau rất nhiều năm, một công việc mà trước đây tôi chỉ dám mơ về.”
Làm thế nào để chuyển hướng từ Graphic Design sang Motion Graphics?
Đứng trước những sự thay đổi không ngừng về xu hướng tiếp thị, truyền thông và giải trí hiện nay, bạn phải làm gì để thích ứng với sự biến đổi này khi bản thân đang là một Graphic Designer? Hãy nâng cao kỹ năng và kiến thức của bản thân ngay từ bây giờ!
Nếu bạn đang tìm kiếm môi trường đào tạo chuyên sâu về Motion Graphics, khóa học Broadcast Design (Thiết kế truyền hình) tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC chính là khóa học phù hợp dành cho bạn. Không chỉ dừng lại ở việc trang bị những kiến thức, kỹ năng tạo ra các sản phẩm đồ họa chuyển động, ngành học Broadcast Design tại MAAC còn mang đến cho bạn những kiến thức chuyên sâu về quá trình sản xuất một sản phẩm thiết kế truyền hình hoàn chỉnh.
Bên cạnh những môn học về thiết kế và tạo mô hình 3D với vật liệu, ánh sáng, diễn hoạt, chuyển động, bạn còn được khám phá cách sản xuất hình hiệu, chuyển cảnh, sáng tạo tiêu đề điện ảnh, sản xuất TVC quảng cáo, công nghệ Voxel nâng cao, diễn hoạt 3D nâng cao bằng những phần mềm chuyên dụng như After Effect, 3ds Max, Cinema 4D, Final Cut Pro,…
Khóa học Thiết kế Truyền hình – Broadcast Design tại Học viện MAAC có tổng thời gian đào tạo kéo dài 18 tháng. Đây là một trong những khóa học được tìm kiếm nhiều nhất trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi tốc độ phát triển của ngành truyền thông, giải trí đang vô cùng “vũ bão”.
Tìm hiểu chi tiết về khóa học Broadcast Design tại đây.
Sau khi hoàn thành khoá học, học viên sẽ được cấp bằng quốc tế Advanced Diploma In Broadcast Design, có thể ứng tuyển ngay vào các vị trí như Chuyên gia đồ họa chuyển động 2D, 3D (2D/3D Motion Graphics Artist), UI Designer, Video Editor, Graphic Design, Broadcast Designer và nhiều hơn thế nữa.
Tư vấn chọn nghề Broadcast Design chuyên sâu:
Chuyển ngành là một xu hướng tất yếu của thời đại, đừng sợ phải thay đổi nếu bạn muốn tìm kiếm những cơ hội phát triển tốt hơn cho bản thân trong tương lai!
Để lại đánh giá