Virtual Production – tương lai của công nghệ làm phim và các VFX Studio

Virtual production (tạm dịch: phim trường ảo) là một trong những công nghệ tiên tiến và quan trọng bậc nhất kể từ khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời. Là xu hướng của các studio visual effects, công nghệ này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong mọi loại hình sáng tạo nội dung và đang từng bước thay đổi hoàn toàn  quá trình sản xuất trong tương lai.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Virtual Production là gì, nó đang được áp dụng trong những năm gần đây như thế nào, cũng như việc sản xuất theo thời gian thực (real time production) đang có tác động lớn đến quá trình làm phim ra sao.

MPC Film ứng dụng phim trường ảo cho phim The One and Only Ivan (Walt Disney Pictures)

Virtual production là gì?

Một trong những phương pháp được biết đến nhiều nhất của phim trường ảo là việc tạo ra một cảnh kết xuất ảo real time, bằng việc sử dụng một màn hình LED khổng lồ và ứng dụng công nghệ game engine để bao phủ toàn bộ đạo cụ và diễn viên. Và khi máy quay camera di chuyển, phim trường ảo trên màn hình LED cũng thay đổi theo bằng việc sử dụng các công nghệ đồ họa kỹ xảo để điều hướng cảnh quan ảo.

Sự chuyển động đồng nhất giữa máy quay và hình ảnh được gọi là hiệu ứng parallax, nhằm tạo dựng một khung cảnh địa điểm như thật trong môi trường ảo. Tính năng live camera tracking giúp chuyển đổi các chuyển động chính xác của camera vào trong kết xuất (rendering) nơi mà giám đốc hình ảnh có thể thấy rõ được toàn bộ khung hình xảy ra theo thời gian thực.

Virtual Production đang dần trở nên phổ biến

Deepak Chetty, hiện là nhà sản xuất nền tảng khóa học trực tuyến Unreal của Epic Games và là nhà cố vấn về Virtual production tại CG Spectrum, người đã phát triển nhiều loại hình nội dung sáng tạo trong suốt sự nghiệp của mình với nhiều cương vị khác nhau như giám đốc, đạo diễn hình ảnh và chuyên gia VFX.

Trong vài năm trở lại đây, Chetty đi đầu trong việc giúp các nhà làm phim và những nhà sáng tạo nội dung truyền thống chuyển đổi những kỹ năng của họ sang việc xây dựng toàn bộ nội dung trên Unreal Engine (một bộ công cụ lập trình trò chơi điện tử được phát triển bởi Epic Games).

Chetty cũng đang giúp phát triển khóa học sáng tạo mới về virtual production và realtime technical art tại CG Spectrum (Đối tác chuyên môn về Unreal), nhằm giúp trang bị cho những nhà sáng tạo nội dung truyền thống các kiến ​​thức về engine và quy trình sản xuất bao gồm rigging cơ bản, animation, cách xây dựng môi trường dựng phim đạt chất lượng, yếu tố ánh sáng và atmospherics, cũng như cách làm thế nào có thể kết hợp những kỹ năng này vào vai trò thực tế của họ trên trường quay.

Virtual production không còn quá xa lạ và đang dần hiện thực hóa ở nhiều nơi trên thế giới

Deepak Chetty

Chetty chia sẻ rằng có rất nhiều cơ hội cho các cá nhân để tạo ra những nội dung tuyệt đỉnh khi làm việc tại nhà. Giờ đây, các nhà sáng tạo đã có đủ năng lực và công cụ để tạo ra những hình ảnh mà trước đây có thể phải huy động một đội ngũ nhân lực lớn với ngân sách khủng.

The Volume: phim trường ảo kiểu mới

Sự phát triển của virtual production đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của The Volume, một phim trường ảo kiểu mới với nhiều công nghệ và ứng dụng hiện đại. The Volume là một phim trường đóng kín được bao quanh hoàn toàn bởi các bức tường và trần nhà là những màn hình LED. Cùng với sự ra đời của công nghệ màn hình cong, các trần nhà của The Volume trông thật hơn bao giờ hết vì đã giải quyết được tình trạng hình ảnh bị méo mó ở điểm kết nối của các màn hình phẳng trước kia.

Tính tự động hóa cực kỳ cao của The Volume đã góp phần tiết kiệm rất nhiều thời gian sản xuất và chuẩn bị. Một công cụ được gọi là Stage Manager cho phép presets sẵn về vị trí, góc quay và thiết lập ánh sáng mà thông thường sẽ mất hàng giờ để thiết lập tại phim trường. Tất cả điều này có thể được thực hiện thông qua một bảng điều khiển, cho phép thiết lập ngay lập tức các thay đổi, theo dõi các cảnh hiển thị và số phiên bản, tất cả đều hoạt động đa nhiệm với nhiều không gian làm việc ảo riêng biệt.

The Volume còn cho phép tùy biến mở rộng các góc nhìn camera, nhân bản đám đông hoặc các nhân vật phụ, tạo màn hình xanh cộng với vô số tính năng khác.

Các nhà sáng tạo trong lĩnh vực virtual production của Stargate Studios thì sử dụng công nghệ True View và cung cấp một studio được thiết kế có thể tùy biến với việc tùy chỉnh màn hình với nhiều độ phân giải khác nhau, ánh sáng tương tác gắn liền với màn hình và vô số các loại tracking khác nhau tùy thuộc vào nội thất hoặc ngoại thất.

Hiện nay có khoảng 100 phim trường LED tương tự trên khắp thế giới, với ít nhất 150 cái nữa đang được triển khai.

The Volume thì có gì khác biệt so với “Green Screen” (Phông nền xanh)?

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu hai công nghệ Green Screen và Volume là gì. Theo VFX Supervisor Goran Backman (Pixomondo) thì Green Screen là phông nền màu xanh lá cây được đặt trong không gian để bộ phận hậu kỳ có thể hiệu chỉnh từ phông nền xanh lá cây sang bất cứ background nào phù hợp với yêu cầu của kịch bản.

Còn The Volume thì theo thuật ngữ của ngành phim dùng chỉ không gian để motion capture và compositing. Bạn sẽ thường được thấy Volume trong các video Behind the scene của những bom tấn nhà Marvel hay Star War. Đặc điểm nhận dạng của “Volume” là không gian tĩnh, khổng lồ, bao phủ màu xanh lá cây.

Theo cách truyền thống, nếu quay trên Green Screen, diễn viên sẽ phải tưởng tượng mọi thứ diễn ra như thế nào và nhập tâm vào nhân vật để có những shot quay ấn tượng bởi bao quanh họ chỉ là những bức tường xanh. Đạo diễn và DPs cũng sẽ phải nhìn qua ống kính máy quay và nhìn thấy cảnh quay cuối cùng trong suốt quá trình ghi hình.

“Volume” được đánh giá là công nghệ hiện đại đang phát triển rất tốt và hầu như không có vấn đề gì trong quá trình thực hiện. Chúng cho phép máy ảnh hiển thị sơ bộ về những cảnh quay trên phim trường trông như thế nào. Trên monitor ngay lập tức được thay thế hình nền và nhân vật CG, Đạo diễn có thể xác định được bố cục, các cú chuyển động của máy quay và từ không gian bao quanh diễn viên một màu xanh lá đã trở nên sinh động, đúng với cảnh thực tế trong kịch bản đề ra.

Một ví dụ thực tế rằng bạn không thể đưa một phi hành đoàn đến địa điểm viễn tưởng vào lúc mặt trời lặn theo như kịch bản bạn đã nghĩ ra. Bởi chúng rất tốt kém về chi phí và cả thời gian. Với Volume, không cần đợi lúc mặt trời lặn vẫn có thể quay bất cứ lúc nào và trong bao lâu. Vì vậy, dù trong quá trình quay ai đó bật ra ý tưởng mới chưa có trong kịch bản vẫn có thể giải quyết được.

Quy trình làm việc của phim trường ảo

Các công cụ như Unreal Engine và Unity đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều bước tiến đáng kinh ngạc về công nghệ sản xuất. Song song với đó là sự ra đời của quy trình thiết kế ảo cũng đã góp phần hình thành nên các bộ phận sáng tạo và quản lý mới, giúp nâng cao khả năng sản xuất và cộng tác của team.

Bộ phim The Lion King được remake năm 2019 là một ví dụ điển hình của việc áp dụng virtual production vào sản xuất phim.

Bộ phim The Lion King (2019). Ảnh: Disney

Với việc tất cả mọi thứ đều được hiển thị trong thời gian thực, quá trình làm hậu kỳ được giảm thiểu đáng kể và những feedback và thay đổi có thể được thực hiện ngay tại phim trường.

Bằng việc áp dụng quy trình sản xuất trong môi trường ảo, đoàn làm phim có thể giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách sáng tạo và linh hoạt ngay cả trong giai đoạn tiền sản xuất thay vì phải đợi đến phần hậu kỳ. Giờ đây công đoạn phác thảo và dựng hình (Pre-vis) đã có thể được kết hợp thực hiện trong thời gian thực. Rendering hay lighting cũng có thể được điều chỉnh ngay tại trường quay. Nhờ vậy mà quá trình làm phim được đẩy nhanh hơn và tiện lợi hơn nhiều.

Quá trình thích nghi với phim trường ảo

Trong khi một số họa sĩ VFX truyền thống rất hứng thú với những giá trị mà phim trường ảo đem lại thì có những họa sĩ khác lại đang chật vật với việc làm việc trực tiếp trên phim trường. Lý do bởi họ đã quen với môi trường làm việc tách biệt và không cảm thấy thoải mái với bầu không khí năng động của một bối cảnh phim trường ảo.

Đối với trường hợp của người phụ trách hiệu chỉnh màu cho phim (colorist), họ phải làm việc trực tiếp liên tục thông qua 40 màn hình trong đó có 4 camera thời gian thực. Các ghi chép góp ý cũng cần được xử lý ngay tại chỗ, đôi khi phải kết hợp với 10 người một lúc để triển khai hiệu chỉnh trong lúc quay phim. Các công cụ hiện đang được thiết kế và phát triển để có thể ghi nhận kịp thời các ghi chú từ tất cả các team để xử lý một cách hiệu quả hơn.

Các hãng phim đang còn phân vân về việc làm thế nào để tái sử dụng các nội dung/tài nguyên ảo cho các sản phẩm khác trong tương lai

Việc xây dựng bối cảnh (World-Building) cho phép vô số địa điểm có thể được thiết lập và tái định hình cho nhiều thể loại sản phẩm khác nhau. Khi các thư viện nội dung/ tài nguyên phát triển, các studio và nhà sáng tạo có thể kiếm tiền nhiều hơn từ nội dung/tài nguyên của họ bằng cách bán chúng trên Unreal Marketplace – “chợ” của Unreal.

Các phòng ban mỹ thuật (art departments) hiện cũng phải xem xét yếu tố nguồn sáng (lighting) trong tổng thể quy trình sản xuất của virtual production. Giám đốc Hình ảnh (DPs) sẽ được cử đến để làm việc với các đội triển khai về pre-lights, chọn khung hình và các phân đoạn quay. Sau đó, một buổi trao đổi chi tiết được thực hiện dựa trên các nội dung để họ biết rõ DPs muốn gì và hình dung được các nhiệm vụ, công việc sẽ như thế nào vào buổi ghi hình.

Một phim trường ảo của Pixomondo

Case study: The Mandalorian

Năm 1999, George Lucas là đạo diễn đầu tiên sử dụng máy ảnh kỹ thuật số độ nét cao cho bộ phim Star Wars: Episode 1 The Phantom Menace. Kể từ đó, nó đã trở thành tiêu chuẩn trong lĩnh vực điện ảnh. Thương hiệu Star Wars lại tiếp tục di sản của mình ở các series phim sau với việc áp dụng kỹ xảo điện ảnh (VFX) cải tiến và công nghệ phim trường ảo The Volume của Industrial Light and Magic để tạo ra những hiệu ứng đỉnh cao đã dần trở thành một phần của văn hóa đại chúng trong suốt hơn 4 thập kỷ vừa qua.

Trong quá trình thực hiện series The Mandalorian, các phim trường với màn hình LED khổng lồ để diễn viên có thể nhập vai đã được sử dụng để tạo ra môi trường 3D ảo cho phép đạo diễn Jon Favreau tạo ra các hiệu ứng cộng hưởng từ trong camera luôn thay vì phải đợi đến khâu xử lý hậu kỳ. Các họa sĩ VFX cũng được điều đến để cùng hợp tác với Favreau, Giám đốc hình ảnh, các phòng ban mỹ thuật, v.v. ngay trong buổi ghi hình.

Phông nền ảo, diễn viên, trang phục, bối cảnh tạo nên sự kết hợp hoàn hảo và những thước phim đầy sống động trong khoảng thời gian thực

Có ba hệ thống vận hành làm việc ở các trạm khác nhau ngay tại phim trường. Một trạm xử lý Unreal Engine chính được thiết lập, nó sẽ ghi lại các lần thực hiện, đồng thời lưu dữ liệu. Một trạm khác dành riêng cho việc biên tập, và một trạm khác dành cho việc tổng hợp. Những máy móc này được kết nối với nguồn cấp dữ liệu video được gọi là video village, nơi có thể lại xem các cảnh quay cũng như các chỉnh sửa tạm thời và tổng hợp.

Andrew Jones, nhà thiết kế sản xuất, đã phải tạo ra bối cảnh kỹ thuật số cùng lúc với bối cảnh thực tế trên phim trường. Điều này giúp anh ấy có thể linh hoạt trong việc quyết định yếu tố nào sẽ hoạt động hiệu quả trên phim trường ảo hoặc yếu tố nào phải được sản xuất thật. Nó cũng cho phép Jones có thể nhìn bao quát tổng thể đến khâu cuối cùng thay vì phải đợi đến xử lý hậu kỳ.

Các màn hình LED được sử dụng để trình chiếu nhiều phân cảnh trong phim trường ảo The Volume. Với sự hỗ trợ từ bộ điều khiển được cài đặt trên iPad, các màn hình trình chiếu trực tiếp xuất và xử lý cũng như hiệu chỉnh màu, kiểm soát độ phơi sáng, chiếu ánh sáng phù hợp với khung giờ hoặc bối cảnh và có thể tùy chỉnh ánh sáng theo bất kỳ hình dạng hoặc kích thước nào. Các vấn đề thường hay gặp về phông xanh, hình ảnh bị méo mó được hệ thống chiếu sáng thông minh loại bỏ giúp tạo ra các hiệu ứng phản chiếu cuối cùng và phản hồi lại trên bộ đồ kim loại của nhân vật chính, từ đó giảm khối lượng xử lý hiệu ứng ở khâu hậu kỳ.

Phim trường ảo đang được áp dụng trong những năm gần đây như thế nào?

Phim trường ảo sử dụng Unreal Engine

Unreal Engine là phần mềm thiết lập môi trường 3D theo thời gian thực tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Không chỉ là một công cụ trực tuyến, phần mềm này còn giúp ghi nhận những hình ảnh cuối cùng từ máy quay và cả trên phim trường. Quá trình này phụ thuộc vào công nghệ real time – thời gian thực.

Phim trường ảo Unreal Engine hiện đang được sử dụng để tạo nội dung cho vô số ngành công nghiệp khác nhau như kiến trúc, kỹ thuật, xây dựng, trò chơi, phim, truyền hình, ô tô, phát sóng, sự kiện trực tiếp, cũng như đào tạo, mô phỏng, sản xuất và quảng cáo.

Còn về gameplay (Unreal được xây dựng thuở ban đầu cho mục đích này), những công nghệ mới trong quá trình làm phim này đang dần ảnh hưởng đến cách thức sản xuất ra các game. Các nhà phát triển trò chơi đang dần nắm bắt các kỹ thuật quay được sử dụng bởi các Giám đốc hình ảnh trong quá trình sản xuất phim trong phim trường ảo để nâng cao chất lượng đồ họa trực quan hơn cho game.

Khi mà công nghệ hình ảnh đang dần được cải tiến thì cả ngành công nghiệp sản xuất phim và game đều có thể sử dụng cùng một tài nguyên trong tất cả các giai đoạn sản xuất

Do vậy, công tác đào tạo hướng dẫn giữa nhà sản xuất game và các nhà làm phim thường tập trung vào việc xây dựng bối cảnh thế giới; đó là những gì mà các phần mềm thiết kế game như Unreal và Unity thể hiện tốt nhất. Điều này cho phép các nhà làm phim quay phim ở các địa điểm ảo khác nhau giống như trong thế giới thực. Bản chất của gameplay được thiết kế để tối ưu hóa hình ảnh khi bạn đang trong thế giới game. Những nguyên tắc này cũng có thể được áp dụng cho việc làm phim. Toàn bộ thế giới ảo không được đánh bóng, chau chuốt cho đến giai đoạn cuối cùng và hiện có nhiều công cụ giúp tăng độ phân giải cho các vị trí góp phần tạo nên bản hoàn thiện cuối cùng.

Nhiều công ty game như Epic hiện đang rất quan tâm đến ngành công nghiệp điện ảnh. Họ đang sử dụng nhiều phần mềm thiết kế game để tăng cường và nâng cao các kỹ thuật và thực hiện sản xuất phim ngày càng nhiều hơn.

Phim trường ảo dành cho các nhà làm phim mới

Phim trường ảo cung cấp các giải pháp và cơ hội cho các nhà làm phim mới bắt đầu làm phim ngắn với kinh phí thấp hoặc không có kinh phí. Các hiệu ứng đỉnh cao có thể đạt được bằng cách sử dụng máy chiếu thay vì các màn hình LED hoành tráng trong một phim trường rộng lớn với nhiều thiết bị công nghệ đắt tiền.

Josh Tanner, người được giới thiệu trong sự kiện về sáng kiến phim ngắn Unreal Engine, đã sử dụng phương pháp chiếu sau (rear-projection) truyền thống cùng với việc ghi lại hiệu suất để làm ra bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng ngắn: Decommissioned. Pre-vis được tạo trong Unreal Engine, các cảnh quay được ghi nhận vào engine nơi nó được xử lý, chỉnh sửa, hoàn thiện và xuất ra, minh chứng rõ nhất cho quá trình sản xuất từ đầu đến cuối của phim trường ảo.

Quá trình làm ra bộ phim Decommissioned

Sinh viên ngành điện ảnh hiện cũng đang tăng cường học hỏi và mày mò với các công nghệ mới này trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, giúp họ có nhiều lợi thế hơn so với các đồng môn có kinh nghiệm trong tương lai.

Đây là cơ hội tuyệt vời cho các nhà làm phim mới đi đầu trong việc khám phá các giới hạn của phim trường ảo và làm quen quy trình của chúng khi họ bắt đầu thực hiện các bộ phim đầu tiên của mình

Tương tự như cách mà máy ảnh kỹ thuật số đã đơn giản hóa việc làm phim và làm cho nó trở nên hợp lý hơn trong suốt 20 năm qua, phim trường ảo sẽ tiếp tục tạo ra sân chơi cho tất cả những người thực hiện. Nhu cầu về địa điểm có thể được bỏ qua; các hiệu ứng có thể được thực hiện ngay trong camera; ánh sáng điều chỉnh theo ý muốn không phải phụ thuộc vào thiên nhiên, và có thể giảm bớt các khâu xử lý ở hậu kỳ.

Phim trường sự kiện ảo

Tương tự như việc sản xuất phim, phim trường ảo cũng đang được sử dụng cho việc thiết lập và trình chiếu cho các sự kiện, mục đích tiếp thị và thương mại. Sự đổi mới đang được khám phá trong các buổi trình diễn thời trang, ra mắt xe hơi, không gian nghệ thuật, triển lãm, buổi hòa nhạc, truyền hình, kiến trúc, v.v. Khả năng là vô tận và chúng được thúc đẩy bởi các sáng tạo cùng với nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng.

Nhiều địa điểm ảo trong game có thể được định vị lại, với các dàn nhân vật có sẵn được sử dụng kết hợp với tính năng chụp chuyển động để tạo ra nội dung gốc

Rapper Travis Scott đã trình diễn ở một buổi hòa nhạc ảo trực tiếp trong game Fortnite, trong một sự kiện lần đầu tiên sử dụng game làm không gian biểu diễn.

Astronomical – Màn trình diễn ảo của Travis Scott trong game Fortnite

Kênh truyền hình thời tiết The Weather Channel đã sử dụng công nghệ phim trường ảo để hiển thị những ảnh hưởng đáng sợ tiềm tàng của cơn bão Florence đang tiến đến bờ biển Carolina.

Chương trình phát sóng đã làm hoạt hình về thiệt hại do nước dâng lên cùng với hiệu ứng âm thanh, thể hiện nguy cơ đối với con người và môi trường. Các phân cảnh cung cấp nội dung cực kỳ ấn tượng mà chỉ phim trường ảo mới có thể làm được.

Công ty sản xuất The Mill đã sử dụng tính năng motion capture và Unreal Engine để biến nhân vật Mirage của Apex Legends trở nên sống động trong buổi lễ trao giải Game Awards. Một diễn viên trong bộ trang phục mo-cap (bộ trang phục diễn viên hay dùng để quay tại phim trường ảo) để biểu diễn như nhân vật trò chơi, tương tác với người dẫn chương trình trong thời gian thực bằng công nghệ phim trường ảo.

Hãng thời trang GCDS đã giới thiệu một buổi trình diễn thời trang trực tuyến cho Tuần lễ thời trang Milan 2020 khi mà các quy định hạn chế về dịch COVID-19 đã dẫn đến việc đóng cửa các sự kiện offline.

Một phiên bản “avatar” của ca sĩ Dua Lipa đã trình diễn ảo tại show diễn, như một minh chứng về sự ủng hộ của cô ấy đối với nhãn hiệu yêu thích của mình. Phim trường ảo cũng được sử dụng để tạo nhiều bối cảnh, người mẫu, khán giả và các phiên bản ảo của các trang phục trình diễn trong show diễn.

Tìm hiểu về Phim trường ảo như thế nào

Nếu bạn đang tìm kiếm các thông tin về Virtual production thì một nơi tuyệt vời để bắt đầu là  Virtual Production Field Guide của Unreal. Đây là một nguồn tài liệu trực tuyến về cách thức làm phim bằng phim trường ảo; cách nó ảnh hưởng như thế nào đến các nhà sáng tạo và các bộ phận liên quan; các thông tin chi tiết về thiết bị và thông số kỹ thuật; và ngành sản xuất phim trong tương lai sẽ được định hình và dự đoán như thế nào.

Vùng đất mới cho các nghệ sĩ VFX

Với sự phát triển mạnh của công nghệ, các Visual Effects Artist phải thích ứng và liên tục cập nhật cho bản thân mình. Khi mà công nghệ phim trường ảo ngày càng trở nên phổ biến, công việc của các nghệ sĩ VFX cũng vì thế được nâng cấp, cải tiến để đáp ứng được nhu cầu sản xuất nội dung. Nếu như trước đây, kỹ xảo thường là công đoạn hậu kỳ, thì ngày nay nó có thể được sản xuất trực tiếp ngay tại phim trường. Điều đó đòi hỏi các nghệ sĩ VFX phải liên tục cập nhật kỹ thuật mới cũng như nâng cao khả năng thiết kế của mình. Có thể nói, sự phát triển của Virtual Production mở ra một vùng đất mới đầy hấp dẫn cho giới VFX.

Chuẩn bị hành trang gia nhập thế giới Hoạt hình 3D, Kỹ xảo điện ảnh và Thiết kế Game sống động cùng MAAC VIETNAMHọc viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Đứng trước những phát triển tiềm tàng của ngành Truyền thông & Giải trí, điều bạn cần làm chính là nắm bắt cơ hội ngay lúc này để gia nhập cộng đồng mới và trẻ của nền điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng phù hợp để có thể đi con đường dài cùng ngành. Việc học hỏi ở một môi trường chuyên nghiệp với khóa học chuyên biệt dành cho các 3D Animator, VFX Artist, Game Artist tương lai là điều cần thiết mà bạn nên xem xét nếu muốn phát triển bản thân một cách nghiêm túc.

Tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC, bạn không chỉ được học tập những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao mà còn được tiếp cận sớm với thị trường màu mỡ này thông qua các buổi workshop, sự kiện do MAAC phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành tổ chức. Bên cạnh đó, Học viện còn có sự kết nối với các Studio hàng đầu Việt Nam, đem đến nguồn cơ hội việc làm dồi dào cho các học viên.

Khóa đào tạo Hoạt hình 3D, Kỹ xảo điện ảnh, Thiết kế Game tại Học viện MAAC mang đến cho bạn:

  • Lộ trình học tập bài bản, từng bước từ cơ bản đến chuyên sâu.
  • Bằng cấp quốc tế sau khi ra trường.
  • Xây dựng Portfolio chuyên nghiệp với những dự án chất lượng giúp nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các studio game hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế.

Theo dõi fanpage MAAC Vietnam và website maac.edu.vn để trở thành người đầu tiên được nhận thông tin về các khóa học từ MAAC Vietnam bạn nhé!

Theo cgspectrum

HỎI ĐÁP & TƯ VẤN NGÀNH HỌC KỸ XẢO ĐIỆN ẢNH, VFX, GAME CÙNG HỌC VIỆN MAAC

Bài viết mang đến bởi Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí (Media & Entertainment) của tập đoàn Aptech. MAAC có mạng lưới 160 trung tâm trên toàn thế giới, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề bài bản, chuyên sâu, chất lượng cao trong các lĩnh vực:
· Hoạt hình 3D (3D Animation) – 24 tháng
· Kỹ xảo Điện ảnh (VFX – Visual Effects) – 24 tháng
· Thiết kế Truyền hình (Broadcast Design) – 18 tháng

Địa chỉ: 24-26 Phan Liêm, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline: 1900 2096
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Youtube | Instagram