Lấy cảm hứng từ 1 trò chơi dân gian ở Việt Nam tạo ra thêm 1 đường chạy trên cao có sự thay đổi cao độ liên tục, nhiều tuyến chạy giao cắt tăng tương tác giữa trẻ em với nhau.
Hồ sơ thiết
1. ĐƯỜNG CONG
Sử dụng đường cong thay vì đường thẳng để kích thích vận động và tạo hình bắt mắt thu hút hơn với trẻ em. Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần không gian để ngồi đợi, trông con, trò chuyện, …
2. RỒNG RẮN LÊN MÂY
Lấy cảm hứng từ 1 trò chơi dân gian ở Việt Nam tạo ra thêm 1 đường chạy trên cao có sự thay đổi cao độ liên tục, nhiều tuyến chạy giao cắt tăng tương tác giữa trẻ em với nhau.
3. CHẠY – DỪNG
Tạo ra những điểm dừng trên tuyến đường chạy: khu vui chơi, chỗ ngồi ăn uống cho gia đình,… tùy thiết kế.
4. CHIẾU PHIM NGOÀI TRỜI, TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Đường chạy trở thành phần sân khấu với thiết kế tối ưu về điểm nhìn có chỗ ngồi và mái che.
5. CON RỒNG CHÁU TIÊN
Thiết kế vòm che chắn mưa, gió, nắng lấy cảm hứng từ truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ và bọc trăm trứng. Đây là sự kết hợp giữa hiện đại vào truyền thống khi sử dụng vật liệu tre và thép, kính dể tạo nên các hệ giàn.
6. SUPER TREE
Cây năng lượng hấp thu ánh sáng mặt trời vào ban ngày để chiếu sáng vào buổi tối – Một biện pháp tích hợp công nghệ vì môi trường.
BỌC TRĂM TRỨNG
Sử dụng vật liệu hiện đại thép, kính cho kết cấu chòi nghỉ hình cầu tạo điểm nhấn giữa những đường cong.
ĐƯỜNG CHẠY RỒNG – ĐƯỜNG CHẠY ÂM THANH
Sử dụng vật liệu tre truyền thống tạo nên đường chạy với cao độ thay đổi. Tiếp xúc chạy của trẻ em tác động làm những thanh tre va chạm với nhau tạo thành âm thanh như chuông gió và các loại đàn tre truyền thống.
VẢY RỒNG
Sử dụng vật liệu truyền thống vòm kết cấu tre tạo an toàn cho trẻ em vận động ở đường chạy trên cao.
ĐƯỜNG DẠO ĐÁ, CÂY NĂNG LƯỢNG
Đường dạo sử dụng đá mài hone chống trơn có các bậc ngồi nghỉ. Cây năng lượng hấp thụ năng lượng mặt trời để chiếu sáng và tiết kiệm điện năng.
Để lại đánh giá