Bài thi Nam Long Design Award 2021: Trần Hữu Khoa – “The Five Senses” Playground

Vượt ra khỏi khuôn khổ của thiết kế sân chơi thông thường, “The Five Senses” muốn hướng tới việc tạo lập một sân chơi đa năng. Sự đa dạng về hoạt động của sân chơi sẽ kích thích tối đa cả năm giác quan nơi trẻ nhỏ, giúp trẻ học hỏi và tri giác thế giới xung quanh một cách hiệu quả hơn.

Bài thi Nam Long Design Award 2021: The Shape of Community Space – Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng
Thí sinh: Trần Hữu Khoa
Bảng thi: Chuyên nghiệp
Tên công trình: “The Five Senses” Playground
Bình chọn cho bài thi này tại Fanpage arcvibes

Ý tưởng thiết kế chủ đạo

Sân chơi được thiết kế để đánh thức cả năm giác quan của trẻ.

Vượt ra khỏi khuôn khổ của thiết kế sân chơi thông thường, thiết kế muốn hướng tới việc tạo lập một sân chơi đa năng. Sự đa dạng về hoạt động của sân chơi sẽ kích thích tối đa cả năm giác quan nơi trẻ nhỏ, giúp trẻ học hỏi và tri giác thế giới xung quanh một cách hiệu quả hơn.

Sân chơi sẽ là một không gian công cộng ngoài trời an toàn, một nơi chốn đáng đến, đáng nhớ và phù hợp với tất cả các gia đình trẻ.

Các nguyên tắc và tiêu chí thiết kế

1. Các thiết kế và hoạt động phải kích thích tối đa năm giác quan: 

  • Mang đến trải nghiệm đáng nhớ.
  • Đánh thức, phát triển các giác quan và tăng cường khả năng học hỏi.

2. Sân chơi được thiết kế theo dạng sân chơi phiêu lưu:

  • Các trò chơi đều có liên hệ với nhau và có tính dẫn dắt.
  • Khi chơi các trẻ được khuyến khích chơi cùng nhau, thi đua với nhau để giải đố.

3. Chủ đề và hình thức sân chơi được lấy cảm hứng từ những trò chơi dân gian, cảnh quan và hoạt động thường ngày thân thuộc của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Quy hoạch tổng mặt bằng

Khu đất 2000 m2 sẽ được chia ra 3 phần:

  • Sân chơi: 500 m2 (25%)
  • Không gian chiếu phim ngoài trời: 615 m2 (31%)
  • Không gian Picnic và BBQ: 370 m2 (19%)
  • Vườn hoa và đường dạo: 515 m2 (25%)

Phương án thiết kế sân chơi

Sân chơi được chia ra 4 khu vực với các chủ đề lần lượt là:

Dám mạo hiểm – Ngại gì dơ bẩn – Chơi với nước – Khai mở sáng tạo
(Take risks – Get Dirty – Get Wet – Unleash Creativity)

Khu chơi số 1: Mạo hiểm (Take Risks)

Cảm hứng:

  • Lấy cảm hứng từ cây cầu khỉ quen thuộc trong đời sống và văn hóa sông nước miền Tây.

Mục tiêu và hiệu quả:

  • Phát triển khả năng tư duy không gian, luyện tập sự thăng bằng, khéo léo, kích thích khả năng suy luận giải đố.

Khu chơi số 2: Ngại gì dơ bẩn (Get Dirty)

Cảm hứng:

  • Lấy cảm hứng từ những sinh hoạt làm việc ngày thường của người dân đồng bằng Sông Cửu Long như làm và phơi bánh tráng, các con khô.
  • Lấy cảm hứng từ những túp lều đơn sơ từ thuở khẩn hoang vùng đất phương Nam.
  • Lấy cảm hứng từ những di chỉ khảo cổ tại đồng bằng Sông Cửu Long.

Mục tiêu và hiệu quả:

  • Giúp trẻ nhận thức tốt hơn về đời sống xung quanh. 
  • Phát triển tư duy không gian, khả năng giải đố. Luyện tập khả năng kết bạn, làm việc nhóm và không ngại dơ bẩn, mạnh dạn trong các thao tác.

Khu chơi số 3: Chơi với nước (Get Wet)

Cảm hứng:

  • Lấy cảm hứng từ cảnh quan sông nước của vùng đất Nam Bộ. 
  • Lấy cảm hứng từ những đầm sen đẹp nhẹ nhàng.

Mục tiêu và hiệu quả:

  • Khơi gợi tình yêu thiên nhiên. 
  • Giúp tri giác và phán đoán tốt hơn về những chuyển động và tương tác.
  • Làm mát và rửa sạch bụi bẩn sau một ngày vui chơi.

Khu chơi số 4: Khai mở sáng tạo (Unleash Creativity)

Cảm hứng:

  • Lấy cảm hứng từ những loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống tại đồng bằng sông Cửu Long.

Mục tiêu và hiệu quả:

  • Luyện khéo tay, tư duy sáng tạo, kết hợp nhiều vật liệu để tạo nên thành phẩm đan lát, nặn đất sét.

Các khu vực khác ngoài sân chơi

Khu chiếu phim ngoài trời: Tổ chức chiếu phim cuối tuần hoặc tổ chức các buổi tiệc gặp mặt ngoài trời.

Khu Picnic – BBQ: Khu vực bao xung quanh khu chiếu phim dùng cho các gia trình trẻ có thể tự tổ chức picnic và tiệc nướng.

Vườn hoa: vườn dạo nơi trồng các loài cây loài hoa bản địa đầy màu sắc, nơi bố trí những hộp giải đố giấu kín mà trẻ phải đi tìm.

Thiết kế bền vững và thân thiện

  • 95% vật liệu lát nền cho phép nước thấm qua.
  • 100% loài hoa và loài cây bản địa.
  • Vật liệu dùng cho sân chơi chủ yếu là gỗ.
  • Sân chơi được thiết kế đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao, tiết kiệm về kinh phí đầu tư, dễ dàng thay thế sửa chữa và hoàn toàn có khả năng tái chế.
  • Màu sắc chép từ màu thiên nhiên như màu lá sen đài sen, lá dừa, bùn đất, phù sa, …

Video

Nam Long Design Award 2021: The Shape of Community Space – Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng là cuộc thi do Nam Long Group phối hợp cùng Trường Đại học Kiến Trúc, RGB, Decox và arcvibes tổ chức.

Với tổng giải thưởng hơn 200 triệu đồng cùng sự tham gia của Ban Giám Khảo chuyên môn cao, cuộc thi chính là sân chơi chất lượng dành cho cộng đồng kiến trúc sư, sinh viên thiết kế. Ngoài việc tạo ra cơ hội để các bạn thử sức, khẳng định bản thân mình, cuộc thi còn tìm kiếm những thiết kế “vì cộng đồng”, có ích cho cuộc sống. Những tác phẩm xuất sắc sẽ được chọn để hiện thực hóa ý tưởng thành công trình sân chơi tại dự án đô thị tích hợp Waterpoint do Nam Long Group phát triển.

Theo dõi cuộc thi tại: rgb.vn/namlongdesignaward

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!